Xem mẫu

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

SO SÁNH KẾT QUẢ SỚM GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP MỔ MỞ VÀ NỘI SOI
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ NANG ỐNG MẬT CHỦ Ở TRẺ EM
Nguyễn Thanh Liêm*, Phạm Duy Hiền*, Vũ Mạnh Hoàn*

TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh mức độ an toàn của mổ nội soi và mổ mở trong điều trị bệnh nang ống mật chủ ở trẻ em.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Kết quả sớm của mổ mở từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2006 được
so sánh với kết quả sớm của mổ nội soi từ tháng 1/2007 đến tháng 7/2010. Chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm biến
chứng trong và sau mổ, thời gian mổ, tỷ lệ mổ lại và thời gian nằm viện.
Kết quả: Tổng số bao gồm 307 bệnh nhân trong nhóm mổ mở và 309 bệnh nhân trong nhóm mổ nội soi. Sự
khác biệt về kích thước nang giữa hai nhóm là không có ý nghĩa thống kê. Thời gian mổ nội soi dài hơn mổ mở.
Số bệnh nhân cần truyền máu ở nhóm mổ nội soi ít hơn so với mổ mở. Biến chứng trong mổ ở cả hai nhóm đều
rất thấp và khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ biến chứng sau mổ thấp hơn ở nhóm mổ nội soi tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ phải mổ lại thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm mổ nội soi. Thời
gian nằm viện của nhóm mổ nội soi ngắn hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm mổ mở.
Kết luận: Mổ nội soi cũng an toàn như mổ mở. Thời gian nằm viện của nhóm mổ nội soi ngắn hơn so với
nhóm mổ mở.
Từ khoá: Nang ống mật chủ, nội soi, bệnh viện Nhi Trung Ương.

ABSTRACT
IS THE LAPAROSCOPIC OPERATION AS SAFE AS OPEN OPERATION FOR CHOLEDOCHAL CYST
IN CHILDREN
Nguyen Thanh Liem, Pham Duy Hien, Vu Manh Hoan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 106 - 110
Objective: To compare the safety of laparoscopic operation with open surgery for choledochal cyst in
children.
Methods: Early outcomes of open surgery from January 2001 to December 2006 were compared with early
outcomes of laparoscopic operations from January 2007 to July 2010. The main outcome variables included intraand early postoperative complications, operative time, rate of reintervention, and duration of postoperative stay.
Results: There were 307 patients in the open operation group and 309 patients in the laparoscopic operation
group. There was no significant difference in cyst diameter between the two groups. The operative time was
longer in the laparoscopic operation group. The number of patients requiring blood transfusion was lower in the
laparoscopic operation group. Intraoperative complications were low in both groups and not significantly
different. The rate of postoperative complications was lower in the laparoscopic operation group but not
significantly. The rate of reintervention was significantly lower in the laparoscopic operation group. The
postoperative stay was significantly shorter in the laparoscopic operation group.
Conclusions: Laparoscopic operation is as safe as open operation for choledochal cyst. The postoperative stay
was significantly shorter in the laparoscopic operation group.
* Bệnh viện Nhi Trung Ương
Tác giả liên lạc: ThS.BS Phạm Duy Hiền

106

ĐT: 0913304558

Email: duyhien1972@yahoo.com

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

Nghiên cứu Y học

Key words: Choledochal cyts, Laparoscopic, NHP.

ĐẶT VẤN ĐỀ

cáo trước đây của chúng tôi(17,18).

Cắt nang và nối mật ruột đã trở thành qui
trình kinh điển trong việc điều trị nang ống mật
chủ (OMC)(16). Phẫu thuật nội soi cắt nang và nối
ống gan chung (OGC) với hỗng tràng theo kiểu
Roux en Y được thực hiện lần đầu tiên năm
1995(4). Phương pháp này đã được thực hiện ở
nhiều trung tâm trên thế giới(1-23), tuy nhiên mức
độ an toàn của phẫu thuật nội soi vẫn còn là vấn
đề gây tranh cãi. Cho tới thời điểm hiện tại vẫn
chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề
này, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm so sánh mức độ an toàn của PTNS so với
phẫu thuật mở kinh điển, dựa vào tỉ lệ biến
chứng trong và sau mổ.

Ăn đường miệng bắt đầu từ ngày thứ ba
sau mổ, sau khi sông dạ dày ra dịch trong.
Dẫn lưu ổ bụng được rút vào ngày thứ 5 nếu
không có rò mật.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn lựa chọn
Nhóm mổ mở: Những bệnh nhân nang
OMC loại I và IV theo phân loại của Todani
được phẫu thuật từ tháng 1/2001 tới tháng
12/2006 tại bệnh viện Nhi Trung Ương, Hà nội,
Việt Nam.

Chỉ tiêu nghiên cứu là các biến chứng
trong và sau mổ bao gồm: Tổn thương tĩnh
mạch cửa, động mạch gan, ống gan, rò miệng
nối, áp xe trong ổ bụng, tắc ruột sớm sau mổ,
không liền vết thương, mổ lại và tỉ lệ tử vong.
Chúng tôi cũng so sánh thời gian mổ và thời
gian nằm viện.

Cỡ mẫu
Sử dụng tỉ lệ biến chứng sớm sau mổ trong
phẫu thuật mổ mở (9,3%)(13), và giả định tỉ lệ
biến chứng sớm của PTNS gấp đôi phẫu thuật
mở (18,6%), với mức ý nghĩa thống kê 5%, lực
nghiên cứu 90%, cần ít nhất 290 bệnh nhân cho
mỗi nhóm nghiên cứu.

Phương pháp xử lý số liệu

Nhóm mổ nội soi: Bệnh nhân nang OMC
loại I và IV được phẫu thuật từ tháng 1/ 2007 tới
tháng 7/ 2010 tại cùng bệnh viện.

Số liệu được sử lý bằng phần mềm SPSS
15.0. Test X2 được sử dụng cho các biến số
bảng và Test T’Student được sử dụng cho các
biến liên tục.

Tiêu chuẩn loại trừ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Những bệnh nhân bị viêm phúc mạc do
nang vỡ trong nhóm mổ mở (15 bệnh nhân).
Phẫu thuật nội soi không được chỉ định cho
những trường hợp nang OMC vỡ.
Phẫu thuật mổ mở được tiến hành bởi một
trong 4 phẫu thuật viên chính của khoa ngoại.
Hai kỹ thuật được sử dụng trong nhóm mổ mở
đó là: Cắt nang và nối OGC với hỗng tràng theo
kiểu Roux en Y(16) và cắt nang và nối OGC với tá
tràng qua một quai ruột biệt lập(2). Phẫu thuật
nội soi cắt nang cũng được thực hiện bởi một
trong bốn Phẫu thuật viên chính. Nối OGC với
tá tràng hoặc OGC với hỗng tràng kiểu Roux en
Y được tiến hành bởi cùng một phẫu thuật viên.
Kĩ thuật mổ nội soi được trình bày kĩ ở hai báo

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Tổng số 616 bệnh nhân được đưa vào
nghiên cứu. 309 bệnh nhân được phẫu thuật nội
soi từ tháng 1/2007 tới ngày 13 tháng 7/ 2010,
bao gồm 192 bệnh nhân được cắt nang, nối OGC
với tá tràng, 115 bệnh nhân được cắt nang, nối
OGC với hỗng tràng theo kiểu Roux en Y và 2
bệnh nhân phải chuyển mổ mở. Nhóm phẫu
thuật mổ mở có 307 bệnh nhân từ ngày 1/1/2001
tới ngày 30/12/2006. 261 bệnh nhân được phẫu
thuật cắt nang, nối OGC với hỗng tràng theo
kiểu Roux en Y và 46 bệnh nhân được cắt nang,
nối OGC với tá tràng qua một quai ruột biệt lập.
Triệu chứng lâm sàng của 616 bệnh nhi được
trình bày ở bảng 1

107

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

Nghiên cứu Y học

mổ nội soi (Bảng 3).

Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng
T/c Lâm sàng
Đau bụng
Nôn
Sốt
Vàng da
Phân bạc màu
U bụng

N
543
263
203
177
80
56

%
88,1
42,7
32,9
28,7
13
9,1

Bảng 3: Diễn biến sau mổ

Tuổi trung bình của bệnh nhân nhỏ hơn ở
nhóm mổ nội soi so với mổ mở (48,7 ± 2,3 tháng
ss 63,5 ± 2,9 tháng, p = 0,001).
Sự khác biệt về kích thước đường kính trung
bình của nang giữa hai nhóm nghiên cứu là
không có ý nghĩa thống kê (47,8±1,5 cm ss
47,6±1,5 cm, p = 0,89).
Sự khác biệt về tỉ lệ giãn đường mật trong
gan phối hợp giữa hai nhóm không có ý nghĩa
thống kê (40,4% ss 41,7%, p = 0,7).
Thời gian mổ trung bình của phẫu thuật nội
soi cắt nang và nối Roux en Y dài hơn so với
phẫu thuật mở nối Roux en Y (211 phút ss 145
phút, p < 0,001). Thời gian mổ được trình bày ở
bảng 2
Bảng 2: Thời gian mổ theo phương pháp mổ
T/g mổ trung
bình (phút)
NS cắt nang/Nối OGC- tá tràng
166±3
NS cắt nang/Nối OGC- hỗng
211± 5
tràng
Mở cắt nang/Nối OGC- hỗng
145±3
tràng
Mở cắt nang/Dùng quai ruột
159±7
biệt lập
Phối hợp nội soi/mổ mở
375±75
Phương pháp mổ

P
nguon tai.lieu . vn