Xem mẫu

  1. SO SÁNH CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ, TỶ SỐ VÒNG EO TRÊN VÒNG MÔNG Ở NỮ GIỚI TRƯỞNG THÀNH THƯỜNG XUYÊN HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ NỮ GIỚI TRƯỞNG THÀNH ÍT VẬN ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG ThS. Nguyễn Hữu Lực1, ThS. Nguyễn Văn Hiển2 1 Đại học Đà Nẵng 2 Đại học Phạm Văn Đồng TÓM TẮT Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Dựa vào các phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng tôi tiến hành so sánh chỉ số khối cơ thể, tỷ số vòng eo trên vòng mông ở 40 nữ giới trưởng thành thường xuyên hoạt động thể lực và 40 nữ giới trưởng thành ít vận động, độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi nhằm đánh giá hiệu quả của việc thường xuyên hoạt động thể lực đối với các chỉ số trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể có ý nghĩa thống kê về các chỉ số khối cơ thể, tỷ số vòng eo trên vòng mông giữa hai nhóm, chứng tỏ thường xuyên hoạt động thể lực làm giảm chỉ số khối cơ thể, tỷ số vòng eo trên vòng mông. Vì vậy cần khuyến khích hoạt động thể lực thường xuyên kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp cải thiện sức khỏe, giảm tình trạng béo phì cho nữ giới trưởng thành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ khóa: Chỉ số khối cơ thể, tỷ số vòng eo trên vòng mông, béo phì, nữ giới trưởng thành, thành phố Đà Nẵng. ABSTRACT Obesity is an abnormal and unhealthy accumulation of fat that impact on the health of a part of the body or the whole body. We evaluated the body mass index, waist-hip ratio in 40 physically active adult women, from 22 to 35 year of age, based on scientific testing methods, to determine the efficacy of routine physical activity on the above indicators. The findings of the study showed that there was a statistically significant difference between the two groups in the body mass index, waist-hip ratio, showing that daily physical activities reduced the index of body mass and waist-hip ratio. Based on the findings, in the combination with a healthy lifestyle that will bring many benefits, improve health, and reduce obesity for adult women in Danang city, it is important to promote daily physical activities. Keywords: Body mass index, waist-hip ratio, obesity, female adult, Danang city. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong cơ thể con người luôn có một lượng mỡ nhất định và lượng mỡ này cần thiết để lưu trữ năng lượng, giữ nhiệt, hấp thụ những chấn động và thể hiện các chức năng khác. Thừa cân, béo phì nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân, thể hiện trọng lượng cơ thể cao hơn trọng lượng chuẩn ở một người khỏe mạnh, gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe và làm mọi người cảm thấy tự ti về bản thân mình. Béo phì làm gia 930
  2. tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, xương khớp và ung thư, là tình trạng suy giảm sức khỏe có nguyên nhân từ sự giảm sút các hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng. Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân và béo phì khoảng 5,6%, 6,5% ở các thành phố lớn; 10,7% ở lứa tuổi 15 đến 49. Tổ chức Y tế thế giới đã sử dụng chỉ số khối cơ thể để chẩn đoán béo phì, béo phì được định nghĩa bằng chỉ số khối cơ thể và hơn nữa là được đánh giá qua sự phân bố mỡ thông qua tỷ số vòng eo/mông. Chỉ số khối cơ thể có quan hệ với tỷ lệ mỡ trong cơ thể và tổng lượng mỡ trong cơ thể, được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét) để đo tổng lượng mỡ cơ thể ở người trưởng thành. Tỷ số vòng eo/mông là yếu tố chính quyết định các nguy cơ tiềm ẩn đối với hệ tim mạch. Trước thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “So sánh chỉ số khối cơ thể, tỷ số vòng eo trên vòng mông ở nữ giới trưởng thành thường xuyên hoạt động thể lực và nữ giới trưởng thành ít vận động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, với mục đích đánh giá tác dụng của việc thường xuyên hoạt động thể lực bao gồm sử dụng các bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể, bài tập đạp xe trong nhà, bài tập với lượng đối kháng đối với các chỉ số khối cơ thể, tỷ số vòng eo/mông giữa nữ giới trưởng thành tập luyện thường xuyên tại các CLB Fitness trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với thời gian 60 phút một ngày trong 16 tuần với nữ giới trưởng thành ít vận động là nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh, nội trợ ít vận động thể lực. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn tọa đàm; Phương pháp kiểm tra sư phạm sử dụng: đo lường nhân trắc học; Phương pháp toán học thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo hình thức so sánh song song trên 2 nhóm nữ giới trưởng thành, độ tuổi từ 22 đến 35; nhóm nữ giới trưởng thành thường xuyên hoạt động thể lực gồm 40 người (Nhóm nữ TXHĐTL) và nhóm nữ giới trưởng thành ít vận động gồm 40 người (Nhóm nữ ít VĐ), tổng số 80 người. Nhóm nữ TXHĐTL là hội viên tập luyện tại các CLB Fitness & Yoga trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sử dụng các bài tập đạp xe trong nhà, bài tập với lượng đối kháng, bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể, thời gian tập 60 phút/ngày, trong 16 tuần. Nhóm nữ ít VĐ là nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh, nội trợ, hoạt động hàng ngày chủ yếu là các công việc văn phòng, làm việc tự do và các hoạt động sống cơ bản. Địa điểm nghiên cứu tại CLB TD Fitness & Yoga, CLB Wonder Fitness & Yoga, CLB Galaxy Fitness & Yoga thành phố Đà Nẵng. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. 3.1 Đo lường nhân trắc học là một loạt các phép đo định lượng cơ, xương và mô mỡ được sử dụng để đánh giá thành phần của cơ thể. Các yếu tố cốt lõi của nhân trắc học là chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể, vòng eo, vòng mông. Các phép đo này rất quan trọng vì chúng đại diện cho các tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì, ngoài ra còn được sử dụng làm cơ sở đo lường sự phát triển của thể lực. 931
  3. 1. Đo chiều cao và cân nặng: - Chiều cao đứng được đo khi không có giày dép, bằng cách cho cơ thể đứng dựa tường với năm điểm chạm từ gót chân, bắp chân, mông, lưng và đầu; sử dụng thang đo để ghi nhận chiều cao đứng (cm). - Trọng lượng cơ thể được đo trong tư thế đứng (kg) với điều kiện nữ giới mặc quần áo nhẹ và không sử dụng giày dép. Chỉ số khối cơ thể: Chỉ số khối cơ thể là một cách nhận định cơ thể của một người bằng một chỉ số; được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho nam và nữ trưởng thành. Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m) Chỉ số khối cơ thể = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)]2 Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng một cách khoa học căn cứ trên số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể. Các nghiên cứu dịch tễ học quy mô lớn cho thấy tỷ lệ mắc bệnh do các bệnh chuyển hóa, ung thư và các bệnh tim mạch bắt đầu tăng khi chỉ số khối cơ thể > 25 Bảng 1: Chỉ số khối cơ thể được sử dụng để phân loại nguy cơ theo WHO (áp dụng cho người Châu Á - Thái Bình Dương) Phân loại Chỉ số khối cơ thể (kg/m2) Thiếu cân < 18,5 Cân nặng bình thường 18,50 - 22,99 Thừa cân 23,00 - 24,99 Béo phì ≥ 25 Béo phì độ I 25,00 - 29,99 Béo phì độ II 30,00 - 39,99 Béo phì độ III ≥ 40 Tỷ số vòng eo/mông Tỷ số vòng eo trên vòng mông là một phương pháp được sử dụng để xác định sự phân phối mỡ trên cơ thể, là giá trị của phép chia giữa số đo chu vi vòng eo và số đo chu vi vòng mông (tại vị trí lớn nhất có thể của vòng mông). Để đo chính xác các thông số, bụng phải để ở trạng thái tự nhiên, chu vi vòng eo được đo ở giữa xương sườn 12 và mào chậu với tư thế đứng thẳng, hai chân ngang bằng vai, không phình hoặc thóp bụng và đo trực tiếp trên da. Tỷ số vòng eo/mông = Vòng eo (cm) / Vòng mông (cm) Tỷ số vòng eo trên vòng mông có mối quan hệ đến sức khỏe của một người; ở nữ giới có chỉ số tỷ số này khoảng 0,7 báo hiệu sức khỏe tốt, khả năng sinh sản cao và khả năng mắc các bệnh nguy hiểm như đái đường, rối loạn tim mạch và ung thư buồng trứng ở mức thấp. 932
  4. Bảng 2: Tỷ số vòng eo trên vòng mông đối với nữ giới được sử dụng để phân loại nguy cơ theo WHO (áp dụng cho người Châu Á - Thái Bình Dương) Tỷ số vòng eo / mông Mức nguy hiểm đến sức khỏe 0,7 Không nguy hiểm (sức khỏe tốt) 0,7 – 0,8 Ít 0,81 – 0,85 Trung bình Trên 0,85 Cao (rất nguy hiểm) 3.2 Kết quả và bàn luận Kết quả đo lường nhân trắc học được chúng tôi trình bày ở bảng 3. Bảng 3: So sánh các thông số nhân trắc học giữa nữ giới trưởng thành thường xuyên hoạt động thể lực và nữ giới trưởng thành ít vận động Nhóm nữ TXHĐTL Nhóm nữ ít VĐ So sánh (n=40) (n=40) Đo lường Phân loại/ Phân loại/ nhân trắc học Mức nguy Mức nguy X  X  t p hiểm đến hiểm đến sức khỏe sức khỏe Chiều cao 156.35 4.87 155.52 5.16 2.42 < 0.05 đứng (cm) Trọng lượng 53.17 3.84 60.52 6.83 7.56 < 0.05 cơ thể (kg) Chỉ số khối cơ Bình Béo phì độ 21.75 1.53 25.02 2.01 9.43 < 0.05 thể (kg/m2) thường / 1 / Trung Tỷ số vòng eo Không nguy bình / mông 0.69 0.05 hiểm (sức 0.82 0.08 3.48 < 0.05 khỏe tốt) Nhóm nữ ít VĐ Nhóm nữ TXHĐTL Tỷ số vòng eo / mông 0.82 0.69 Chỉ số khối cơ thể (kg/m2) 25.02 21.75 Trọng lượng cơ thể (kg) 60.52 53.17 Chiều cao đứng (cm) 155.52 156.35 0 50 100 150 200 Biểu đồ 1: Biểu đồ so sánh các thông số nhân trắc học giữa nữ giới trưởng thành thường xuyên hoạt động thể lực và nữ giới trưởng thành ít vận động 933
  5. Qua bảng 3 cho kết quả: về giá trị trung bình của các thông số nhân trắc học cho thấy sự giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê (P
  6. của triglyceride trong mô mỡ để cung cấp nhiều axit béo hơn cho cơ bắp làm việc. Việc cung cấp axit béo tự do để tổng hợp triglyceride trong mô mỡ được cung cấp bởi enzyme lipoprotein lipase trong nội mô mao mạch của mô mỡ. Hoạt động của enzyme này làm tăng sự phân hủy chất béo trung tính từ máu, làm giảm mức độ chất béo trung tính trong máu của một người trưởng thành thường xuyên hoạt động thể lực. Thường xuyên hoạt động thể lực làm tăng khối lượng cơ bắp, tăng mật độ xương và tăng phân hủy các mô mỡ tạo năng lượng cho quá trình hoạt động. Các tác động tích cực của hoạt động thể lực là tăng cường khối cơ và do đó cải thiện mức độ chuyển hóa cơ bản, làm giảm khối lượng mô mỡ dưới da; tăng cường huy động mô mỡ; tăng cường phân hủy mỡ ở cơ; tăng cường phân hủy mỡ ở cơ; do đó duy trì thời gian luyện tập mỗi ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Luyện tập càng thường xuyên, tích cực và lâu dài thì tác động của hoạt động thể lực càng lớn, làm giảm trọng lượng cơ thể, mỡ, chỉ số khối cơ thể và tỷ số vòng eo/mông trong cơ thể. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy lợi ích của hoạt động thể lực thường xuyên làm cải thiện mức độ chuyển hóa axit béo tự do được tích trữ để cung cấp năng lượng cho việc tập luyện cơ bắp, khối lượng cơ lớn làm tăng mức độ tiêu hao năng lượng, vì vậy có sự giảm đáng kể về trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể và tỷ số vòng eo/mông giữa nhóm nữ TXHĐTL so với nhóm nữ ít VĐ. 4. KẾT LUẬN Thừa cân, béo phì gây ra nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe; hoạt động thể lực thường xuyên bằng cách kết hợp các bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể, bài tập đạp xe trong nhà, bài tập với lượng đối kháng với thời gian 60 phút/ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện vóc dáng, giúp duy trì và giảm trọng lượng cơ thể, vì vậy cần khuyến khích hoạt động thể lực thường xuyên kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp cải thiện sức khỏe, giảm tình trạng thừa cân, béo phì cho nữ giới trưởng thành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Đức Thu, Trương Anh Tuấn (2007), Giáo trình Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 2. VNExpress (2013), “Nguy hiểm 'ẩn' từ tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ”. 3. Sweeting HN (2007). “Measurement and Definitions of Obesity In Childhood and Adolescence: A field guide for the uninitiated”. 4. Gray DS, Fujioka K (1991). “Use of relative weight and Body Mass Index for the determination of adiposity”. 6. Singh, Devendra; Young, Robert K (2001). “Body Weight, Waist-to-Hip Ratio, Breasts, and Hips: Role in Judgments of Female Attractiveness and Desirability for Relationships” 7. Jeremy Singer (2009) “Beyond Body mass index: Why doctors won't stop using an outdated measure for obesity” 8. WHO - Western Pacific Region (2010) “The Asia-Pacific Perspective: Redefining Obesity and its Treatment” 935
nguon tai.lieu . vn