Xem mẫu

  1. Sáu "bửu bối" quan trọng của những nhà lãnh đạo chiến lược Paul J. H. Schoemaker Là nhà lãnh đạo, tại sao bạn phải mất quá nhiều thời gian vào những việc vặt hàng ngày? Bạn cần phải làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo chiến lược, có đủ tầm để dẫn dắt công ty của bạn đi đến thành công? Dưới đây là những hướng dẫn dành cho bạn. K hi mới khởi nghiệp, không chỉ có mỗi mình bạn làm việc với đối tác. Mà bạn còn phải tự m ình thực hiện nhiều phần việc khác của công ty, từ việc gặp gỡ các nhà đầu tư đến việc gọi điện đặt bửa ăn trưa cho mình, thậm chí cả việc đi... đổ rác. Bây giờ những việc đó đã có người khác làm và đã đến lúc bạn phải trở thành nhà lãnh đạo chiến lược.
  2. Bạn sẽ làm gì với hàng tá công việc như thế này, tự giải quyết hay ủy quyền cho người khác? Ý nghĩa của điều đó là gì? Rất nhiều nhà lãnh đạo bị cuốn hút vào những công việc hàng ngày, bởi vì đó là những việc thoạt nhìn có vẻ cần thiết và cấp bách. Thật nguy hiểm và không may cho công ty của bạn nếu bạn là một trong số những nhà lãnh đạo đó. Bởi vì khi bạn giành thời gian để giải quyết các công việc “vi mô”, có thể bạn đã bỏ lỡ những thời cơ chiến lược. N ên nhớ, đây là công việc hết sức khó khăn, do đó bạn không nên khinh suất. “Chúng ta cần các nhà lãnh đạo chiến lược” là một điệp khúc đ ược nhắc đi nhắc lại nhiều lần tại hầu hết các công ty. Đoán trước đ ược “số phận” của một công ty không phải là việc dễ dàng và làm được điều đó chỉ có thể nhà lãnh đạo chiến lược. Thật khó để trở thành nhà lãnh đạo chiến lược nếu chúng ta không thấu hiểu được những nghĩa vụ mà họ phải thực thi. Sau hai thập niên tư vấn cho các tổ chức lớn và nhỏ khác nhau, tôi và các đồng nghiệp đã hình thành một ý tưởng rõ ràng về những gì cần thiết của bạn đối với vai trò này. Đ ó là, muốn trở thành nhà lãnh đạo chiến lược, thích nghi và phát triển mạnh mẽ trong mọi thời cuộc, bạn hãy làm thật tốt 6 điều dưới đây:
  3. 1. Dự báo K hông ít công ty chỉ tập trung nguồn lực của mình để “đánh” những mục tiêu thực tiển, vì lãnh đ ạo của họ thiếu tấm nhìn “ngoại vi”. Điều này làm công ty của họ rất khó cạnh tranh với các đối thủ có tầm nhìn chiến lược, chủ động tiến về phía trước chỉ với những tín hiệu ban đầu sơ khai. Đ ể dự đoán tốt, bạn phải: • Tìm kiếm thông tin về mọi sự thay đổi, kể cả ở ngoài đ ịa bàn và lĩnh vực ho ạt động của công ty. • Xây dựng và phát triển rộng rãi mạng lưới ngoài công ty để giúp bạn thu thập thông tin tốt hơn. Warren Buffett là một trong những "cổ máy dự báo" thần kỳ 2. Phản biện Sự khôn ngoan “chiến thuật” làm cho bạn có tầm nhìn hạn hẹp hơn và luôn đến sau mọi người. Nếu bạn cứ thản nhiên chạy theo tất cả các mốt quản lý, niềm tin và quan điểm an toàn với những giá trị trước mắt, công ty của bạn sẽ mất tất cả các lợi thế cạnh tranh. Các nhà lãnh đạo có tư duy phản biện luôn đặt câu hỏi với tất cả mọi thứ. Để nắm vững kỹ năng này, bạn phải thuân thủ những nguyên tắc dưới đây:
  4. • Xem xét mọi việc thấu đáo, cẩn trọng để có được những kết luận căn cơ và cụ thể hơn. • Đ ặt nghi vấn vào mọi vấn đề, kể cả vấn đề của bạn. • Phát hiện các sai sót trong tác nghiệp, các quyết định thiên vị trong tổ chức và phơi bày mọi sự giả dối. 3. Giải thích Sự thiếu rõ ràng là điều thật sự đáng lo ngại. Bạn sẽ dễ dàng bị hấp dẫn khi đứng trước một giải pháp nào đó mà mình vừa gấp rút đưa ra (và có khả năng chỉ đạo sai). Một nhà lãnh đạo chiến lược luôn biết cách nắm bắt và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn ổn định trước khi phát triển một quan điểm. Để làm tốt điều này, bạn phải: • Tìm kiếm mô hình từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. • K huyến khích người khác làm tương tự. • Đ ưa ra câu hỏi giả đ ịnh và thử nghiệm nhiều giả thuyết cùng một lúc. 4. Quyết định N hiều nhà lãnh đạo rơi vào trạng thái “tê liệt phân tích”. Bạn có thể phát triển các quy trình và thực thi chúng một cách hiệu quả, điều đó giúp bạn thiết lập uy tín lãnh đ ạo. Nhưng muốn làm tốt điều đó, bạn phải: • G iải quyết các vấn đề một cách cẩn trọng, mực thước và hiệu quả. • Cân b ằng giữa chất lượng công việc, thời gian hoàn thành và kiểm soát các sai sót. • H ãy tiến lên ngay cả khi không có thông tin không đầy đủ và ở vào bối cảnh các quan điểm đa dạng.
  5. S teve Jobs - Cha đẻ của những quyết định khôn ngoan 5. Sắp xếp Đ ể có đ ược sự đồng thuận của đa số là chuyện hiếm hoi. Một nhà lãnh đạo chiến lược phải chủ động thúc đẩy đối thoại cởi mở, xây dựng lòng tin với các “lực lượng” liên quan. Đặc biệt là khi quan điểm bất đồng, để thoát ra khỏi đó, bạn cần phải: • H iểu rõ những gì thúc đẩy chương trình nghị sự của người khác, bao gồm cả những gì còn khuất tất. • N êu những vần đề khó khăn, ngay cả khi điều đó thật sự khó chịu. • Đ ánh giá khả năng chấp nhận nguy cơ hoặc rủi ro và theo sát vấn đề để thiết lập sự hỗ trợ cần thiết. 6. Tìm hiểu K hi công ty của bạn phát triển, nhận đ ược thông tin phản hồi trung thực là một điều khó khăn và càng khó khăn hơn để thông qua nó. Bạn cần phải làm những gì có thể để giữ cho những điều tích cực tiếp tục phát triển. Điều này là
  6. rất quan trọng vì sự thành công nối tiếp của công ty. Đây là những gì bạn cần làm: • Khuyến khích và biểu d ương những tấm gương trung thực để những người khác học tập. • N hanh chóng thay đổi lộ trình nếu bạn nhận ra rằng mình đang đi lạc hướng. • Đánh giá khách quan những thành công hoặc thất bại để kịp thời rút kinh nghiệm. Bạn đang sở hữu những "bửu bối" nào? Rõ ràng, đây là danh sách những nhiệm vụ khó khăn và nói một cách thẳng thắn thì không ai là một người đa năng bẩm sinh cả. Nhưng nhờ vào quá trình đào tạo và huấn luyện chu đáo, mọi người có thể được lấp đầy những khoảng trống kỹ năng. Tôi sẽ giới thiệu từng khía cạnh của nhà lãnh đạo chiến lược một cách chi tiết hơn trong tương lai. Nhưng bây giờ, hãy kiểm tra tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo chiến lược của bạn và hãy cho tôi biết những gì b ạn đã thu hoạch được từ đây.
nguon tai.lieu . vn