Xem mẫu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ THÚC ĐẨY HÀNH VI TÌM KIẾM DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, NGUYÊN BÌNH TRÙNG KHÁNH BS.Triệu Thị Thanh Hải Trung tâm Truyền thông GDSK Cao Bằng 1. Đặt vấn đề Cao Bằng là tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhận thức của người dân không đồng đều. Việc cung cấp các dịch vụ y tế, nhất là tại tuyến y tế cơ sở còn hạn chế, hệ thống Trạm y tế xã đã cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh ban đầu từ nhiều năm nay song hầu hết các cơ sở này đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tại các nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tỷ lệ người dân sử dụng đúng thẻ BHYT trong khám, chữa bệnh còn thấp. Người dân không sử dụng BHYT vì nhiều lý do khác nhau: mất, quên thẻ hoặc thẻ bị sai, thiếu thông tin; chậm nhận thẻ; chi phí lớn cho vận chuyển và ăn uống trong thời gian khám, chữa bệnh vượt quá khả năng thanh toán; chi phí lớn cho các kỹ thuật điều trị cao; thiếu hiểu biết về Bảo hiểm Y tế và còn có những hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không hợp lý. Dự án VIE/027 Hỗ trợ chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo tại tỉnh Cao Bằng được thực hiện nhằm mục tiêu chung là nâng cao tình trạng sức khoẻ của người dân tại tỉnh Cao Bằng. Mục tiêu cụ thể của dự án là nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng hợp lý các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu có chất lượng tốt hơn cho người nghèo và ĐDTTS. Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Cao Bằng xây dựng Dự án “Truyền thông - Giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức về Bảo hiểm Y tế và thúc đẩy hành vi tìm kiếm dịch vụ Y tế của người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số” đề xuất với Cơ quan Hợp tác Phát triển Luxembourg hỗ trợ kinh phí thực hiện. 2. Mục tiêu 1. Tăng tỷ lệ người dân có hiểu biết đúng về quyền lợi và trách nhiệm với khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế từ 50% hiện nay lên 70%. 2. Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã khám thai và sinh đẻ tại trạm từ 58,9% hiện nay lên 80%. 3. Tăng tỷ lệ người nghèo/dân tộc thiểu số biết các dấu hiệu bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cần đưa trẻ đến cơ sở y tế từ 50% hiện nay lên 70%. 4. Tăng tỷ lệ người nghèo/dân tộc thiểu số biết các dấu hiệu bệnh tiêu chảy cần đưa trẻ đến cơ sở y tế từ 61,1% hiện nay lên 80%. 5. Tăng tỷ lệ người nghèo/ dân tộc thiểu số sử dụng thuốc hợp lý theo đơn của thầy thuốc từ 69,7% hiện nay lên 80%. 195
  2. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Thời gian áp dụng sáng kiến Từ ngày 21 tháng 12 năm 2012 đến ngày 30 tháng 12 năm 2014. 3.2. Kinh phí hoạt động Huy động kinh phí từ Cơ quan Hợp tác Phát triển Luxembourg, được gọi tắt là “Lux - Development” đại diện cho Dự án “ Hỗ trợ chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo tại Cao Bằng và Bắc Kạn” (Dự án VIE/027) để triển khai các hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức về Bảo hiểm Y tế và thúc đẩy hành vi tìm kiếm dịch vụ Y tế cơ bản, có chất lượng của người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại 32 xã của các huyện: Hà Quảng, Nguyên Bình, Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. 3.3. Nội dung sáng kiến Để nâng cao nhận thức về Bảo hiểm Y tế và thúc đẩy hành vi tìm kiếm dịch vụ Y tế cơ bản, có chất lượng của người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại 32 xã thực hiện dự án cần phải có các can thiệp về Truyền thông - Giáo dục sức khỏe phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Cao Bằng đã lựa chọn 06 nội dung ưu tiên cần truyền thông để như sau: 1. Quyền lợi và trách nhiệm của người có thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh tại trạm y tế. 2. Các dịch vụ y tế cơ bản tại trạm Y tế 3. Các dấu hiệu ốm đau cần đến trạm Y tế khám, chữa bệnh 4. Chăm sóc bà mẹ có thai trước, trong và sau khi sinh 5. Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ cần đến ngay cơ sở y tế 6. Sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Muốn đạt được các mục tiêu đó cần phải sử dụng nhiều phương pháp truyền thông theo nguyên tắc kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp, trong đó thực hiện thường xuyên và ưu tiên các hình thức thăm hộ gia đình, tư vấn, nói chuyện sức khỏe với các nhóm đối tượng truyền thông như nhóm phụ nữ mang thai, nhóm bà mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 5 tuổi, nhóm người bệnh mạn tính, người cao tuổi. Thực hiện 01 chiến dịch truyền thông tại các huyện can thiệp của Dự án, chiến dịch kéo dài trong 1 tháng với nhiều hình thức truyền thông trên phương tiện loa đài, tổ chức buổi giao lưu văn hóa sức khỏe, truyền thông tại các phiên chợ, truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình và tại trạm y tế xã. 196
  3. 3.4. Hiệu quả áp dụng Theo Thoả thuận thực hiện số: VIE/027 12 797 ký kết ngày 21 tháng 12 năm 2012 giữa Trung tâm Truyền thông - GDSK tỉnh Cao Bằng và Cơ quan Hợp tác Phát triển Lucxembourg. Dự án "Truyền thông - Giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức về Bảo hiểm Y tế và thúc đẩy hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng của người nghèo tại các huyện Hà Quảng, Nguyên Bình, Trùng Khánh" Đã được tài trợ 1.334.352.000 VNĐ để triển khai thực hiện, kết quả đạt được như sau: - Tổ chức tập huấn Kỹ năng Truyền thông - GDSK được 15 lớp cho 422 học viên là cán bộ Trạm Y tế và Nhân viên y tế thôn bản; - Sản xuất và cấp phát 13.000 cốc nhựa có in thông điệp Truyền thông - GDSK, 2.000 tờ áp phích, 10.000 tờ gấp, 500 cuốn sổ tay truyền thông, 06 pa nô cổ động, 162 đĩa phát thanh. - Tổ chức được 01chiến dịch Truyền thông - GDSK chủ đề "Bảo hiểm Y tế là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật" tại 32 xã được can thiệp của Dự án. - Chỉ đạo 32 xã thực hiện các hình thức Truyền thông - GDSK tại cộng đồng về 06 nội dung ưu tiên của Dự án cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. 3.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. - Cán bộ, viên chức, lao động của Trung tâm phải nắm vững quy trình sản xuất và phát triển các loại tài liệu Truyền thông - GDSK, quy trình giám sát các hoạt động Truyền thông - GDSK. Đồng thời phải có kỹ năng tổ chức các sự kiện Truyền thông - GDSK, tổ chức các chiến dịch Truyền thông - GDSK. - Phải có sự tham gia của các cấp ủy Đảng và Chính quyền của địa phương. 197
nguon tai.lieu . vn