Xem mẫu

  1. Sai lầm của phụ nữ văn phòng Ngay từ khi còn nhỏ, phụ nữ đã được dạy dỗ làm vợ, làm mẹ. Ngoài thiên chức ấy, trong nhiều giai đoạn của cuộc đời, người phụ nữ có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, công việc khác nữa. Thế nhưng, họ cứ đem những bài học truyền thống ra áp dụng cho tất cả mọi việc. Chính vì thế đôi khi họ không tránh khỏi những thất bại. Thất bại mà không hiểu vì sao! Dưới đây là một số sai lầm mà họ mắc phải. Họ làm việc chăm chỉ Người ta thường nói: “Phụ nữ phải làm việc chăm chỉ gấp đôi để được thừa hưởng một nửa”. Kết quả là họ làm việc như kiến và có một hoang tưởng là nhờ đó, họ sẽ thành công. Sự thật là không ai có thể thăng tiến nhờ chăm chỉ. Năng lực, óc chiến lược, trí thông minh, tinh thần đồng đội và còn nhiều yếu tố khác giúp người ta thành công.
  2. Bí quyết: Nếu bạn luôn là người cuối cùng rời công ty thì chưa chắc đã hay. Hãy cho phép mình sử dụng một ít thời gian để xây dựng các mối quan hệ công việc. Hãy giới hạn thời gian làm việc và nghiêm khắc tuân thủ. Chờ được nhận những gì mình mong muốn Phụ nữ luôn muốn được đáp ứng những nhu cầu của mình mà không phải đòi hỏi. Thế nhưng bạn có nghe câu: “Con có khóc mẹ mới cho bú” chưa? Nếu sợ nghe câu từ chối thì cũng rất lâu bạn mới nhận được điều mình mong muốn. Bí quyết: Chuẩn bị tinh thần trước khi đề đạt ý kiến. Hãy suy nghĩ về điều bạn muốn và lý do của điều này. Diễn đạt chúng dưới hình thức thông báo. Và thận trọng chọn thời điểm bày tỏ yêu cầu. Chọn vị trí an toàn Phụ nữ có xu hướng ngồi một chỗ quá lâu vì e ngại một sự khởi đầu mới. Phụ nữ sợ thách thức. Họ luôn luôn cho rằng mình không đủ năng lực để làm một việc mới mẻ, mạo hiểm. Đó là suy nghĩ sai lầm. Bạn nên biết rằng, ẩn đằng sau những khó khăn và chông gai thường là một cơ hội tốt. Bí quyết: Hãy tìm kiếm nhiệm vụ mới mỗi ba năm, nhiều nhất là năm năm một lần. Luôn luôn cập nhật kiến thức chuyên môn và sẵn sàng thử sức với những nhiệm vụ mới, một cách có chuẩn bị. Chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân
  3. Trong lần gặp riêng, một nữ nhân viên đã kể cho sếp nghe hoàn cảnh khó khăn của chị: mẹ bệnh nặng, chồng mất việc, con hư… Có cần thiết không? Có, khi thông tin vừa đủ để thông cảm. Thế nhưng, chị lại cho sếp biết quá nhiều chi tiết vô ích. Ông ta trở nên thận trọng: Chị không chịu được căng thẳng. Khi có việc quan trọng, ông ta không giao cho chị nữa. Bí quyết: Hãy chọn lọc thông tin, cũng như người để chia sẻ thông tin. Chia sẻ khiến mọi người gần gũi và quan hệ mật thiết hơn. Hãy trình bày trung thực và ngắn gọn khi bạn gặp khó khăn cá nhân: “Tôi đang khó khăn, nhưng công việc với tôi rất quan trọng. Tôi sẽ chú ý đến công việc của mình hơn”. Phục tùng những kẻ thích bắt nạt Bạn có thể sai lầm, nhầm lẫn. Nhưng như thế không có nghĩa là bạn chấp nhận mọi cách đối xử thiếu tôn trọng. Nếu người ấy là sếp của bạn thì sự phản công hay phục tùng đều vô tác dụng. Khi phản công, bạn làm sự việc thêm căng thẳng. Còn phục tùng, bạn sẽ đánh mất mình. Tốt nhất hãy thẳng thắn và điềm tĩnh nói cho người đó biết cảm giác của bạn. Đó là cách để bạn lưu ý họ rằng bạn không thể chịu đựng điều đó lâu hơn. Điều này giúp bạn bảo vệ lòng tự trọng của mình. Bí quyết: Lắng nghe, giải thích và thể hiện sự tôn trọng với sếp là cách xử sự có hiệu quả trong những tình huống bị bắt nạt. Hãy biến sự tranh cãi thành cuộc thảo luận giải quyết vấn đề. Và không cần thiết phải xin lỗi ngay lúc đó. Nếu thực sự mắc sai lầm bạn có thể xin lỗi vào lúc khác. Lời xin lỗi với kẻ thích bắt nạt ngay lúc đó chỉ là chảo dầu đổ vào lửa mà thôi. Dan díu ở nơi làm việc
  4. Bạn sẽ trở thành trò cười và đề tài bàn tán sau lưng khi luôn tỏ ra mình hấp dẫn, khêu gợi nơi công sở. Bên cạnh đó, còn một điều bất lợi nữa. Đó là mọi người sẽ loại bạn ra khỏi hệ thống thông tin mật. Họ giảm lòng tin vào bạn vì sợ bạn chia sẻ thông tin với người mà bạn đang chú ý. Bí quyết: “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, bí mật rất khó giữ. Vì vậy, bạn hãy hết sức thận trọng trong cư xử. Nếu hẹn hò với ai, hãy hết sức kín đáo. Đừng tỏ ra gợi cảm một cách lộ liễu. Và không nên để chuyện riêng xen vào công việc.
nguon tai.lieu . vn