Xem mẫu

  1. Quyết định "mong manh" Mỗi quyết định của người chủ DN không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của họ, đặc biệt là khi ra những quyết định liên quan đến đạo đức kinh doanh. Mấy ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của bài toán treo chi phí hay giãn khấu hao từ năm này sang năm khác để làm đẹp báo cáo tài chính, hay lợi dụng cơ hội để tấn công đối thủ khi họ đang gặp trục trặc với giới truyền thông. Tuy c ơ hội là một thứ đòi hỏi sự quyết đoán, nhưng một quyết định lấy cái lợi trước mắt làm cơ sở lắm lúc trở thành cái bẫy làm doanh nhân đánh mất cơ hội, đánh mất tương lai, và tồi tệ nhất là đánh mất chính mình. Biết xấu vẫn làm Thứ nhất, vì người ta không phân biệt chắc chắn được tốt và xấu cho trường hợp cụ thể đó. Nguyên nhân cơ bản là vì xấu hoặc tốt được xác định theo hệ thống giá trị nhận thức của con người. Luôn tồn tại hai loại nhận thức, một là nhận thức về giá trị của mỗi cá nhân, hai là nhận thức về giá trị của xã hội. Nếu giá trị của cá nhân và của xã hội giống nhau thì không có điều gì phải bàn. Chỉ có vấn đề ở chỗ, nhiều lúc chuyện A là tốt với người này nhưng người khác không nghĩ vậy. Ví dụ: Quyết định cho phép hay không cho phép thực hiện "cái chết êm ái" (tiêm thuốc độc cho bệnh nhân sống thực vật, hoặc quá đau đớn mà không còn khả năng sống) chẳng hạn. Thứ hai, vì sự thúc ép của cạnh tranh hoặc tình thế khó khăn làm người ta trỗi dậy bản năng sống còn. Càng lâm vào tình trạng khó khăn, tầm nhìn càng ngắn lại, và
  2. theo đó, chất lượng của quyết định cũng thấp hẳn đi vì nó chỉ giải quyết được vấn đề hiện tại mà không trả lời được câu hỏi “Hệ quả tiếp sau nó sẽ là gì?”. Thứ ba, vì sức ép từ bên ngoài, người thực hiện quyết định bị bắt buộc trong khi chính mình không mong muốn làm điều đó. Ví dụ: Một cổ đông lớn trong công ty muốn thay đổi vị trí quản lý mà không tuân theo quy trình tuyển chọn nhân lực cấp cao đã ban hành. Thứ tư, vì lợi ích cá nhân, hay để bảo vệ hình ảnh của bản thân mà người ta khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Tâm lý của con người có xu hướng không muốn xung đột với chính mình trong quá khứ, ngay cả khi chính bản thân cũng biết điều đó là sai. Thứ năm, một phút dao động trong tâm lý tạo nên cảm xúc nhất thời. Có thể do xung đột cá nhân từ trước, hoặc một lúc nào đó phần “con” trỗi dậy mà một người hành xử không phải để giải quyết vấn đề mà chỉ để xử lý con người, tức làm “cho nó chết” để thỏa mãn cơn bộc phát tâm lý, thay vì cân nhắc đúng sai. Thứ sáu, vì cần phải trả ơn hay đơn thuần là do mong muốn được giúp đỡ người khác. Lý do này nghe ra có vẻ nghịch lý, nhưng thực tế khi chấp nhận giúp đỡ một người thì có thể ta đã chấp nhận đụng chạm hoặc làm hại đến lợi ích của đối t ượng liên quan đến người đó. Trường hợp này đặc biệt đúng khi trước đây một người đã nhận một lợi ích không chính đáng nào đó, dù nhỏ nhưng lại trở thành một cái cớ để người khác yêu cầu trả ơn. Tránh quyết định sai Cách giải quyết sáu nguyên nhân cơ bản dẫn đến quyết định sai lầm trên là trả lời bốn bài test nhằm kiểm tra tính đạo đức của quyết định như sau:
  3. 1. Đáng hay không đáng làm: Hãy tự hỏi thực sự việc mình làm có đáng phải làm, hay ta đang quyết định theo cảm xúc nhất thời? 2. Sẽ thấy thế nào và việc gì sẽ xảy ra nếu bạn bè, người thân, giới truyền thông biết chuyện này? Câu hỏi này là một cái “thắng/phanh” khá hiệu quả để dùng cho những lúc con người xấu trong ta trỗi dậy. Khi đứng trước sức ép của công luận hay đơn giản là những câu hỏi ngây thơ của chính đứa con nhỏ, doanh nhân sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định nên hay không nên. 3. So sánh với con người tốt đẹp mà mình mong muốn trở thành nhất: Mỗi người thường bước vào đời với những ước vọng cao đẹp, nhưng những ước vọng cứ giảm dần, và không biết từ lúc nào, người ta bắt đầu cho phép mình làm những điều trước đây mình nghĩ là xấu, chỉ với một câu “thôi kệ, đằng nào thì cũng...”. Người ta thường dùng hoàn cảnh để biện minh cho hành động, và những quyết định sai lầm lại được viện cớ thành tính linh động. Tuy nhiên, người ta quên rằng, để trụ vững trong một thế giới biến đổi thì lại càng phải có tâm vững, và phải hành xử nhất quán với những nguyên tắc cơ bản. Một người nay thế này mai thế khác sẽ nhanh chóng nhận được hậu quả là mất lòng tin. Mà mất lòng tin là mất tất cả. 4. Tự hỏi mình đang làm theo suy luận đúng đắn hay chỉ đang bị nhồi nhét, lôi cuốn theo ý tưởng của người khác. Bài test này khắc phục tư duy kiểu Á Đông - thường nghe theo chỉ dẫn của bề trên hơn là tư duy của mình, và hành động theo lòng kính trọng để tránh xung đột cá nhân, dù biết hành động như vậy là sai theo logic vấn đề. Bài test này rất hữu hiệu khi làm việc trong cơ chế quyết định tập thể hay bị ảnh hưởng bởi các sếp. Như vậy, đạo đức trong kinh doanh không chỉ bao gồm các tiêu chuẩn quy định nên làm điều gì, mà hơn thế nữa, nó chính là điều ta “muốn làm".
nguon tai.lieu . vn