Xem mẫu

  1. Qui ước và ký hiệu Hội cờ TpHCM đã xuất bản một số sách cờ Tướng mạnh dạn sử dụng những qui ước, ký hiệu để nội dung phong phú, được đông đảo bạn đọc hoan nghênh. Nay phố biến quyển tư liệu này cũng xin dùng qui ước, ký hiệu đó đế ít tốn giấy mà thông tin được nhiều điều. Do một số bạn chưa nắm rõ nên ở đây xin nhắc lại những qui ước ký hiệu này. Đồng thời qua ý kiến đóng góp của một số bạn, chúng tôi bố sung thêm một số điểm mới và hướng dẫn cách xem cho những bạn chưa nắm rõ cách trình bày của chúng tôi. 1. Bàn cờ Các hình vẽ bàn cờ trong sách được qui ước: phía dưới thuộc về bên đen, phía trên thuộc về bên trắng Hệ thống tọa độ vẫn giữ như cũ, tức là các lộ thông dùng vẫn được đánh số thứ tự từ 1 đến 9 và tính từ phải sang trái (Xem hình). Bên trắng đi sau
  2. Bên đen đi trước 2. Quân cờ Dù thực tế quân cờ có mang màu gì thì trong thuật ngữ cờ Tướng ta vẫn qui ước một bên là quân Đen và một bên là quân Trắng. Quân đen luôn luôn đi trước còn quân trắng đi sau. 3. Ký hiệu A. Về quân cờ: Các quân cờ được ghi tắt bằng những chữ như sau: -Tướng: Tg -Sĩ: S -Tượng: T -Xe: X -Pháo: P -Mã: M
  3. -Chốt: C B. Chữ viết tắt: -trước: t (như Xe trước: Xt) -sau: s (như Pháo sau: Ps) -giữa: g (như Binh giữa: Bg) C. Về đi quân: -Tấn: (.) dấu chấm (như Xe 2 tấn 6: X2.6) -Bình: (-) dấu ngang (như Pháo 8 bình 5: P8-5) -Thoái (Thối): (/) gạch xéo (như Mã 6 thoái 4: M6/4) D.Về đánh giá khen chê : - Nước đi hay : ! - Nước đi tuyệt hay : !! - Nước đi yếu : ? - Nước đi sai lầm : ?? - Nước đi hay nhưng còn phải xem lại : !? - Nước đi dỡ nhưng không hẵn thật dỡ : ?! - Thế cờ bên đen ưu hơn bên trắng : +- - Thế cờ bên đen hơi ưu 1 chút : += - Thế cờ bên đen thắng : 1-0 - Thế cờ bên trắng ưu hơn bên đen : -+
  4. - Thế cờ bên trắng ưu hơn 1 chút : =+ - Thế cờ bên trắng thắng : 0-1 - Thế cờ ngang ngữa cân bằng : = - Thế cờ còn phức tạp, chưa rõ ai hơn, kém : ∞ - Thế cờ hai bên hòa nhau : 1/2-1/2 4. Cách đọc các ván cờ : Để dẽ dàng ghi nhớ và so sánh các nước biến, các phương án được trình bày trong chương 4, xin trình bày phần lý thuyết trên 1 bảng có 4 cột. mỗi cột thực chất là 1 ván riêng, nhưng vì những nước đi ban đầu hoàn toàn giống nhau nên để lên trên cùng. Nếu có những nước giống nhau nữa thì chỉ ghi ở cột đầu bên trái, còn 3 cột khác thì chỉ ghi những nước bắt đầu nước biến mới hoặc phương án khác. Như vậy nguyên tắc trình bày trên các bảng là lấy cột bên trái làm chuẩn cho các cột bên phải. Khi bắt đầu có nước đi khác, tức là có nước biến hay phương án mới thì chuyển sang cột khác và dùng dấu chấm chấm nối những chỗ đi khác cho dễ nhận và cũng đỡ rườm rà.
nguon tai.lieu . vn