Xem mẫu

  1. Quan niệm về vẻ đẹp cơ thể phụ nữ qua các nền văn hoá
  2. Tiêu chuẩn về vẻ đẹp phụ nữ ở các nền văn hóa rất khác nhau, nhưng cũng có thể quy về hai thể loại chính, loại tôn sùng cái đẹp tự nhiên, không mông má, không cưỡng chế, và loại tôn sùng cái đẹp nhân tạo. Điều này xuất phát từ triết lý rất cơ bản về vai trò của con người và tất cả những hoạt động của con người trên đời. Những nền văn hóa tôn sùng gái đẹp tự nhiên có hai loại quan điểm, loại thứ nhất cho rằng thiên nhiên vốn hoàn hảo, và con người là một phần của thiên nhiên, vì vậy con người cũng hoàn hảo. Và con người nên vô vi, thuận theo tự nhiên mà hành xử. Loại thứ hai cho rằng con người là chúa tể thiên nhiên, do đó là mực thước của vũ trụ, người làm gì cũng đúng, cũng chuẩn, như chúa làm, không cần tra xét ý nghĩa. Những nền văn hóa tôn sùng cái đẹp nhân tạo thì lại cho rằng thế giới cũng như con người là không hoàn hảo, và con người có trách nhiệm hoàn thiện nó, cải tạo nó. Để làm việc đó, con
  3. người phải có bản lãnh, phải có cá tính, có sức chịu đựng, ý chí v.v… Và con người thể hiện điều đó thông qua việc tự đàn áp, biến đổi cơ thể của mình. Những vẻ đẹp tự nhiên Có một số dạng tôn thờ vẻ đẹp tự nhiên, xuất phát từ các nền văn hóa rất khác nhau: Hy Lạp và vẻ đẹp của tỷ lệ cơ thể Nền văn hóa Hy Lạp cho rằng con người là trung tâm vũ trụ, là chúa tể vũ trụ. Cũng vì vậy mà các thần Hy Lạp về bản chất giống người, chẳng qua bất tử hoặc sống lâu hơn, khỏe hơn, tài hơn người thường. Từ niềm tin này mà có hệ thống dân chủ.
  4. Minh chứng cho vai trò chúa tể này là vì con người có tỷ lệ cơ thể chuẩn mực cho cái đẹp của vũ trụ. Đây là triết lý chủ đạo của Anthropometrie, một triết lý giải thích và áp dụng các loại thước đo, tỷ lệ trên cơ sở tỷ lệ con người. Hình người đứng trong hình tròn và hình vuông của kiến trúc sư Vitruv có thể coi như logo của nền văn hóa Hy Lạp, La Mã, thể hiện con người là chuẩn mực, chúa tể của trời đất. Hình này được Leonardo da Vinci vẽ lại, được coi như biểu tượng của thời Phục hưng. Và sự cải biên của hình này trong Modulor của Lecorbusier lại một lần nữa trở thành logo của kiến trúc, đô thị, nội thất và nhiều loại nghệ thuật tạo hình hiện đại phương Tây. Các thức cột Hy Lạp, La Mã, Phục hưng có thể coi như những cơ thể chuẩn mực, trần truồng, do đó tự chúng tạo thành cốt lõi, định nghĩa của kiến trúc. Có thức cột Doric với tỷ lệ đàn ông, Corinth với tỷ lệ đàn bà và Ionic với tỷ lệ của thiếu niên.
  5. Vì ý thức về cơ thể và tỷ lệ cơ thể, người Hy Lạp đặc biệt chú trọng chăm sóc, rèn luyện cơ thể cũng như thể hiện nó. Từ đó mà có tổ chức Olympic. Gymnasium, trường học cho tất cả các nhà khoa học, chính trị, triết gia, công dân tự do của Hy Lạp, có nghĩa là “trần truồng”. Từ Hy Lạp cho tới về sau, việc tôn thờ cơ thể con người và tỷ lệ của nó được áp dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, mà rõ nét nhất là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, phim ảnh, nhưng cũng có trong cả những lĩnh vực khác như quy hoạch đô thị, văn học, âm nhạc, múa và các thể loại trình diễn v.v… Với một truyền thống lâu đời và dầy dặn như vậy, việc tuyển chọn hoa hậu với những màn khoe cơ thể và các tiêu chí cơ bản về các tỷ lệ, các vòng đo của phương Tây đương đại là điều dễ hiểu và có căn cứ sâu sắc.
  6. Đền Erechtheion, Hy Lạp. Cột Hy lạp là những cơ thể người.
  7. 3 thức cột Hy Lạp. So sánh phần đầu cột.
  8. 3 thức cột Hy lạp là trừu tượng hóa 3 tỷ lệ của cơ thể đàn ông, đàn bà, thiếu niên.
  9. Tỷ lệ con người thể hiện trong từng cái cột cũng như ở cả mặt bằng công trình.
  10. Chỉ có một nền văn minh thực sự tôn thờ vẻ đẹp cơ thể và tỷ lệ của nó mới tạo ra được những tuyệt tác thế này. Nhưng
  11. ngay cả Hy Lạp cũng chưa có đưa ra khái niệm ba vòng cơ bản. Nàng Vệ nữ này chắc không thể chuẩn bằng Ngọc Trinh.
  12. Hình vitruv của Leonardo da Vinci...
  13. ... và modulor của Lecorbusier khẳng định tính thần thánh và phổ quát của tỷ lệ cơ thể người.
  14. Các nền văn hóa phồn thực Đối với rất nhiều nền văn hóa khác, đa số còn có nguồn gốc nguyên thủy hơn Hy Lạp, thì cái đẹp không nằm ở tỷ lệ cơ thể, mà ở bộ phận sinh dục. Thể loại văn hóa này có ở khắp nơi, nhưng đạt đỉnh cao ở những văn hóa như Hindu, Champa, Khơ me. Đối với những văn hóa này, nguyên lý vũ trụ không phải là ở tỷ lệ hình khối, mà ở sự giao hòa âm dương. Đặc trưng của cái đẹp khi đó chính là sự phi tỷ lệ của bộ phận sinh dục. Khi đó, nếu có tuyển hoa hậu, chắc chắn những yếu tố như chân dài, mặt xinh, ba vòng đều là thứ yếu. Chỉ có hai chỗ cơ bản và cốt phải to.
  15. Linga, Ioni và vú, những cốt lõi của cái đẹp giới tính.
  16. Bức tượng trong đó miêu tả một người phụ nữ với bộ ngực lớn, mông lớn và bộ phận sinh dục phóng đại, được cho là ít nhất 35.000 năm tuổi được làm từ ngà voi Mamut. Được tìm thấy từ hang Hohle Fels ở Đức.
  17. Đạo giáo và những văn hóa tự nhiên Đối với những tư tưởng văn hóa cho rằng con người là một bộ phận của thiên nhiên, và thiên nhiên vốn là hoàn hảo thì cái đẹp của con người rất tương đối. Trang Tử có nói đại khái: Tây Thi đối với ta là đẹp, nhưng đối với con cóc đực thì chỉ con cóc cái là đẹp. Nếu cái đẹp của con người không phải chuẩn của thiên nhiên, thì cái đẹp của một người nhất định cũng không thể là chuẩn cho mọi người. Người đó dù có nghiêng nước nghiêng thành như Tây Thi, hay đui què mẻ sứt, đít biến thành bánh xe, tay biến thành cung tên v.v… thì cũng chẳng có gì quan trọng. Như thế, cái đẹp ngoại hình không quan trọng bằng cái đẹp nội tâm, tức là cái đẹp của sự thanh tĩnh, thoát tục, của sự giác ngộ. Các cô tiên trong đạo giáo thường được miêu tả tiên phong đạo cốt, phiêu phiêu hốt hốt, uyển chuyển như nước, trong vắt như thủy tinh, không một vết bụi trần, có nghĩa là toát lên tính phi vật chất. Đặc
nguon tai.lieu . vn