Xem mẫu

  1. 5. QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN MANAGEMENT AND DEVELOPMENT OF COLLECTIVE MARK AND GEOGRAPHICAL INSTRUCTIONS IN NGHE AN PROVINCE Phạm Thị Thuý Liễu1 TÓM TẮT: Quản lý, phát triển và khai thác quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở các địa phƣơng hiện nay là rất cần thiết. Nghiên cứu về thực trạng quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm mục đích hƣớng tới đánh giá thực trạng, đề xuất định hƣớng và giải pháp để phát triển các sản phẩm cốt lõi gắn liền với địa phƣơng và mang lại giá trị phát triển kinh tế xã hội. Từ khoá: Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, quản lý, phát triển. ABSTRACT: Managing, developing and exploiting intellectual property rights in general and collective marks and geographical indications in particular in the current socio-economic development conditions in localities is very necessary. Research on the current situation of management and development of collective marks and geographical indications in Nghe An province in order to assess the current situation, propose orientations and solutions to develop core products associated with the locality and bring value to socio-economic development. Keywords: Intellectual property, collective mark, geographical indication, management, development. 1. Đặt vấn đề. Xây dựng tài sản trí tuệ gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng những năm qua luôn đƣợc quan tâm, chú trọng trên cả nƣớc. Đặc biệt là trong quá trình hội nhập 1 TS.,Trƣờng Đại học Vinh; Email: phamthuylieu@gmail.com. 58
  2. của nền kinh tế đòi hỏi nền nông nghiệp của Việt Nam phải có chiến lƣợc phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thế giới. Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 cho thấy, sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với sự phát triển của lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ phải đồng bộ ở tất cả các khâu: sáng tạo, xác lập quyền, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, việc khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang là vấn đề quan trọng, mang tính thời sự không chỉ ở Việt Nam mà là vấn đề của quốc tế. 2. Quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý. Hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng đƣợc hoàn thiện và đầy đủ, các cơ quan nhà nƣớc có nhiệm vụ thực hiện pháp luật trong quản lý, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung, đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể nói riêng đã phát huy vai trò tích cực để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, bảo hộ các sản phẩm có nguồn gốc gắn với những đặc trƣng của vùng, miền nhƣ chỉ dẫn địa lý (CDĐL), nhãn hiệu tập thể (NHTT) là cần thiết và là định hƣớng quan trọng để phát triển thị trƣờng, tăng sức cạnh tranh hiện nay. * Chỉ dẫn địa lý: Theo quy định tại Điều 2 của Hiệp ƣớc Lisbon 1958 (sửa đổi năm 1967 và 1979), thì “Chỉ dẫn địa lý là tên địa lý của một nước, vùng hoặc địa phương dùng để chỉ dẫn xuất xứ của sản phẩm, mà chất lượng và những đặc tính của nó dựa trên các điều kiện môi trường địa lý độc đáo, ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên và con người”. Theo quy định này, một CDĐL đƣợc xác định theo Hiệp ƣớc phải thỏa mãn 3 điều kiện: là tên khu vực địa lý, địa danh nhƣ tên nƣớc, khu vực hoặc vùng, địa phƣơng xác định. Tên địa lý phải là tên gọi đƣợc sử dụng chính thức trên bản đồ địa lý để chỉ một khu vực địa lý nhất định; Hàng hóa có sử dụng CDĐL phải bắt nguồn, đƣợc sản xuất từ khu vực địa lý mà nó chỉ dẫn; phải có mối liên hệ giữa chất lƣợng, tính chất đặc thù của hàng hóa với yếu tố đặc biệt của môi trƣờng địa lý, bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố con ngƣời. 59
  3. Theo quy định của Hiệp định về các khía cạnh thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs): thì “Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa được bắt nguồn từ lãnh thổ của một quốc gia thành viên hoặc từ khu vực hay địa lý của lãnh thổ đó có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”2 Hiệp định TRIPs đã xác định phạm vi bảo hộ khá chặt chẽ đối với CDĐL. Theo đó, điều kiện để bảo hộ CDĐL là chỉ dẫn đó phải chỉ dẫn nguồn gốc lãnh thổ của sản phẩm từ một quốc gia thành viên hoặc từ khu vực hay địa phƣơng của lãnh thổ đó, và chất lƣợng uy tín hoặc đặc tính của sản phẩm phải gắn bó chủ yếu với xuất xứ địa lý của nó. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019) thì CDĐL đƣợc hiểu là “dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Một là, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý. Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới đƣợc xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con ngƣời quyết định danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác. Yếu tố về con ngƣời bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phƣơng. Hai là, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lƣợng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đƣợc xác định bằng mức độ tín nhiệm của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi ngƣời tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó. Chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đƣợc xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lƣợng 2 Khoản 1 Điều 2 Hiệp định TRIP 60
  4. hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra đƣợc bằng phƣơng tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phƣơng pháp kiểm tra phù hợp. * Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Theo quy định của Điều 15.1 Hiệp định Trips, dấu hiệu có khả năng đƣợc bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu có thể là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc (nhƣ từ ngữ, hình ảnh, màu sắc) hoặc dấu hiệu không nhìn thấy đƣợc (nhƣ mùi vị, âm thanh)3 Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là chỉ dẫn nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ và phân biệt hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ với hàng hoá, dịch vụ cùng loại khác. Cụ thể, nhãn hiệu chứa đựng những thông tin giúp ngƣời tiêu dùng có thể nhận ra những đặc điểm không nhìn thấy đƣợc của sản phẩm mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ. Bên cạnh chức năng chỉ dẫn nguồn gốc, nhãn hiệu còn có các chức năng phụ đó là: chức năng bảo đảm chất lƣợng, chức năng quảng cáo. Chức năng bảo đảm chất lƣợng của nhãn hiệu gửi thông điệp về chất lƣợng sản phẩm từ nhà sản xuất đến ngƣời tiêu dùng. Nhờ có chức năng quảng cáo, những thông tin về đặc điểm của sản phẩm (nhƣ nguồn gốc, chất lƣợng, chức năng của sản phẩm) đƣợc chuyển tới ngƣời tiêu dùng. Đối với những sản phẩm độc nhất và có giá trị, nhãn hiệu còn có chức năng phản ánh địa vị xã hội của ngƣời sử dụng nó4. Nhãn hiệu đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Một là, là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Các dấu hiệu có thể nhìn thấy, có thể "tri giác" đƣợc để phát hiện ra loại hàng hoá, dịch vụ có gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn. Các dấu hiệu cụ thể đƣợc xem xét là nhãn 3 Điều 15.1 Hiệp định Trips quy định: “Bất kỳ dấu hiệu, sự kết hợp một số dấu hiệu, có khản năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của chủ thể khác, có thể được coi là nhãn hiệu”. 4 Nguyễn Nhƣ Quỳnh (2012), Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật, thực tiễn quốc tế và Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, tr86-tr87. 61
  5. hiệu đƣợc tồn tại dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó đƣợc thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Hai là, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Nếu đƣợc tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Nhãn hiệu dễ nhận biết là nhãn hiệu bao gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tƣợng có khả năng lƣu giữ trong trí nhớ hay tiềm thức của con ngƣời. * Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác không phải là thành viên của tổ chức đó (khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Tổ chức, tập thể đƣợc thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phƣơng đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phƣơng của Việt Nam thì việc đăng ký phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không đƣợc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Chức năng của nhãn hiệu tập thể là: Dùng để phân biệt sản phẩm (dịch vụ) của thành viên trong tổ chức này với các sản phẩm (dịch vụ) của cá nhân, tổ chức không phải là thành viên trong tổ chức đó. Ngƣời tiêu dùng nhận biết nhãn hiệu tập thể tức là nhận biết về nguồn gốc của nhãn hiệu (là tập thể) cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm mang nhãn hiệu của tập thể đăng ký là chủ sở hữu. Từ các nghiên cứu trên cho thấy NHTT và CDĐL mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho ngƣời tiêu dùng, chủ thể nắm quyền SHTT và phát triển kinh tế. Nhãn hiệu tập thể và CDĐL thực hiện hai chức năng kinh tế phụ thuộc nhau là: hỗ trợ ngƣời tiêu dùng trong xác định nguồn gốc của sản phẩm và trao cho chủ sở hữu quyền ngăn chặn các chủ thể 62
  6. khác sao chép sản phẩm đƣợc bảo hộ và ngăn cấm sử dụng khi chƣa có sự cho phép của chủ sở hữu. 3. Thực trạng quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý ở Nghệ An hiện nay. Nghệ An là địa phƣơng có tiềm năng ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nông nghiệp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, trong giai đoạn 2010 - 2020 tỉnh Nghệ An đã ban hành và thực hiện 03 chính sách về cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tƣ công nghệ mới, đổi mới công nghệ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN… Các chính sách đã có tác động tích cực đến tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhƣ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, đăng ký bảo hộ SHTT, đăng ký bản quyền tác giả, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hỗ trợ thƣơng mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học… những kết quả đó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá, tạo ra các sản phẩm mới, bảo hộ SHTT, xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp Nghệ An. Đối với hoạt động SHTT: Số đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu công nghiệp) và số văn bằng bảo hộ đối tƣợng sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng nhanh so với thời gian 10 năm trƣớc đó (năm 2010 chỉ có 244 đối tƣợng đƣợc bảo hộ quyền SHTT), đến năm 2020 có 1.338 đối tƣợng đƣợc bảo hộ quyền SHTT, tăng 1.094 đối tƣợng5. Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 8 dự án về SHTT Trung ƣơng ủy quyền địa phƣơng quản lý triển khai và 96 dự án cấp tỉnh đƣợc triển khai. Ngoài ra, 5 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, (2021), Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tích hợp vào quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050, ngày 07 tháng 4 năm 2021, tr 4. 6 Các dự án Trung ƣơng gồm: Xây dựng và phát sóng chƣơng trình SHTT và cuộc sống trên đài truyền hình Nghệ An; 03 dự án xây dựng quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Vinh” cho cam quả Nghệ An, 01 dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể chè Nghệ An, 01 dự án tạo lập và phát triển nhãn hiệu chứng nhận nƣớc mắm Vạn phần. Dự án trung ƣơng quản lý về xây dựng nhãn hiệu chứng nhận chanh leo Quế Phong. Dự án cấp tỉnh gồm: Xây dựng nhãn hiệu tập thể của gà Thanh Chƣơng, mực khô Quỳnh Lƣu, cá thu nƣớng Cửa Lò và tôm nõn Diễn Châu. Nhãn hiệu chứng nhận cho nhung hƣơu Quỳnh Lƣu, nhãn hiệu tập thể bƣởi hồng Quang 63
  7. hàng năm có 4 - 5 sản phẩm của các Huyện thực hiện mô hình để xây dựng nhãn hiệu cộng đồng (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận). Các đề tài, dự án, mô hình triển khai đã góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, tạo lập đƣợc một số mô hình đăng ký bảo hộ và phát triển thƣơng hiệu, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ở Nghệ An. Cho đến nay, Nghệ An đã có 159 sản phẩm truyền thống và đặc sản địa phƣơng có thể phát triển thành sản phẩm hàng hoá; đến năm 2020, Nghệ An đã có 1.338 đối tƣợng đƣợc bảo hộ, trong đó có 13 sáng chế, 72 kiểu dáng công nghiệp, 11 giải pháp hữu ích, 1.204 nhãn hiệu, 2 chỉ dẫn địa lý7, 7 nhãn hiệu chứng nhận8, 30 nhãn hiệu tập thể9. Đây là con số còn rất nhỏ so với 12.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Nghệ An có tiềm năng rất lớn về các cây, con đặc sản, các sản phẩm mang địa danh, các làng nghề phát triển nhƣng số lƣợng bảo hộ về chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể là quá ít, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng và so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Qua thực tế quản lý và phát triển các sản phẩm đƣợc bảo hộ CDĐL và NHTT ở tỉnh Nghệ An, cho thấy hiện có 02 CDĐL và 30 NHTT đã đƣợc đăng ký và bảo hộ. Đa số các sản phẩm nông thôn đƣợc bảo hộ CDĐL, NHTT đều gắn với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, bao gồm: tên tỉnh, huyện, xã và địa danh khác. Trên thực tế, đối với CDĐL và Nhãn hiệu chứng nhận, có sự tƣơng đồng khi chủ yếu sử dụng tên tỉnh, thành phố, huyện để Tiến, Chỉ dẫn địa lý gừng Kỳ Sơn, nghiên cứu tạo lập bổ sung giống cam Valenxia (V2) và mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Vinh” cho sản phẩm cam quả trên địa bàn tỉnh Nghệ An, xây dựng và phát triển CDĐL Trà hoa vàng miền tây Nghệ An. 7 Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý “Vinh” cho cam quả trên địa bàn 73 xã trong 10 huyện, thị xã và CDĐL “Kỳ Sơn” cho sản phẩm củ gừng. 8 Bao gồm: “Vạn Phần” cho sản phẩm nƣớc mắm, “Dê Tân Kỳ” cho sản phẩm thịt dê của huyện Tân Kỳ, “Quỳnh Lƣu” cho sản phẩm nhung hƣơu, “Phú Diễn” cho sản phẩm gà Diễn Châu và “Quế Phong” cho chanh leo Quế Phong, “Con cuông rƣợu men lá” cho sản phẩm rƣợu men lá của huyện Con Cuông; “Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An - BIOSPHERE RESERVE OF WESTERN NGHE AN” cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An. 9 Ví dụ: Ngói Cừa; Làng nghề Phú Lợi; Hƣơng trầm Quỳ Châu; Hội Láng nghề chế biến hải sản; Hải Giang 1 thị xã Cửa Lò; Làng nghề Vĩnh Đức VĐ; Chè-Tea Nghệ An; Rƣợu Hƣng Châu; Tân An nƣớc mắm truyền thống; Gà Thanh Chƣơng; Dứa Quỳnh Lƣu; Bột sắn dây Nam Đàn; Bò Giàng Tƣơng Dƣơng, Cam Con Cuông… 64
  8. đăng ký bảo hộ, còn NHTT thì đa số sử dụng tên xã để đăng ký bảo hộ, qua đó cho thấy NHTT đƣợc sử dụng đăng ký bảo hộ chủ yếu cho các sản phẩm có quy mô cấp xã. Song, hiện nay mới chỉ có khoảng 40% các sản phẩm đƣợc sử dụng tƣơng đối hiệu quả, đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến và ghi nhận, giá trị sản phẩm đƣợc tăng cao, chất lƣợng sản phẩm cũng đƣợc đảm bảo nhằm bảo vệ giá trị thƣơng hiệu. còn lại khoảng 60% sản phẩm đƣợc xây dựng chƣa thật sự bài bản, chƣa hiểu sâu giá trị thật của NHTT và cách thức xây dựng và sử dụng NHTT sao cho đạt hiệu quả nhất. Do vậy, gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng NHTT trên sản phẩm trong quá trình lƣu thông hàng hóa. Từ thực trạng quản lý và phát triển các sản phẩm đƣợc bảo hộ về CDĐL và NHTT ở tỉnh Nghệ An cho thấy: Các địa phƣơng trong tỉnh và chủ sở hữu các nhãn hiệu chƣa chủ động, còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý, phát triển sản phẩm, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ: đây là vấn đề mới, đa phần đơn vị đƣợc giao chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, CDĐL là cơ quan quản lý nhà nƣớc, chƣa có kinh nghiệm và thiếu đội ngũ tƣ vấn chuyên nghiệp. Việc thiếu thông tin, phá vỡ quy hoạch, chạy theo nhu cầu của thị trƣờng đối với các nông sản địa phƣơng đề xuất đăng ký nhãn hiệu gây khó khăn cho công tác đăng ký bảo hộ. Nhận thức của một bộ phận ngƣời sản xuất, kinh doanh nông sản, đặc biệt là ngƣời dân ở vùng có chỉ dẫn địa lý gắn với đặc sản chƣa thấy đƣợc lợi ích rõ ràng của việc bảo hộ nên chƣa tích cực bảo vệ và phát triển. Ngoài ra, còn có các hạn chế khi thực hiện pháp luật về SHTT: - Các quy định của pháp luật về việc cấp phép quyền sử dụng CDĐL chƣa đƣợc cụ thể hóa nên nhiều địa phƣơng sợ rơi vào tình trạng đăng ký nhƣng không thể sử dụng. Việc đăng ký một CDĐL không dễ dàng nhƣ đối với nhãn hiệu tập thể vì trong đơn đăng ký phải mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm gắn CDĐL, bản đồ khu vực địa lý... Vì vậy, 65
  9. các địa phƣơng đã hạn chế việc nộp đơn CDĐL và có xu hƣớng chuyển sang đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận10. - Việc lựa chọn hình thức nhãn hiệu tập thể để bảo vệ quyền lợi cho mình có bất cập sau: Nhãn hiệu tập thể có thể đƣợc xác lập quyền bởi một nhóm ngƣời, điều này dẫn đến hiện trạng khi CDĐL là địa danh đƣợc một nhóm ngƣời đăng ký dƣới dạng nhãn hiệu tập thể, sau khi đƣợc cấp bằng thì nhóm ngƣời này có quyền độc quyền sử dụng và ngăn cản những ngƣời khác sử dụng tên địa danh này cho sản phẩm mà họ đƣợc bảo hộ. Vì thế, số ngƣời còn lại đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm có tính chất, chất lƣợng đặc thù tại khu vực có CDĐL đã đăng ký nhãn hiệu tập thể sẽ không đƣợc phép sử dụng tên địa danh này. Khi đó, tài sản chung đã chuyển hóa thành tài sản riêng của một nhóm ngƣời, dẫn đến mâu thuẫn cần đƣợc giải quyết khi bên bị ngăn cản sử dụng cho rằng tên địa danh là tài sản của địa phƣơng, ngƣời sản xuất ra sản phẩm tại khu vực địa lý này có quyền gắn tên địa danh tƣơng ứng lên sản phẩm của họ. - Đối với CDĐL các quy định pháp lý chƣa đề cập chi tiết, cụ thể là vấn đề quản lý CDĐL đƣợc quy định tại Điểm 4, Điều 121, Luật SHTT, đó là: Nhà nƣớc là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. Nhà nƣớc có thể trực tiếp thực hiện quyền quản lý CDĐL hoặc trao quyền quản lý CDĐL cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân đƣợc trao quyền sử dụng CDĐL. Tuy nhiên, vấn đề trao quyền sử dụng nhƣ thế nào, quản lý CDĐL ra sao thì các văn bản pháp luật nêu trên chƣa đề cập đến. Đối với NHTT và nhãn hiệu chứng nhận, quyền quản lý và phát triển thuộc về chủ thể đăng ký nhãn hiệu. Các quy định của Luật SHTT và văn bản hƣớng dẫn chƣa có những quy định cụ thể ở khía cạnh quản lý, đặc biệt là việc quản lý các nhãn hiệu này gắn với dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, một tài sản gắn với cộng đồng11. 10 Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Minh Bách Tùng, Bảo hộ chỉ dẫn địa lý, yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 17 (417), tháng 9/2020. 11 http://www.noip.gov.vn/vi_VN/web/guest/phat-trien-chi-dan-ia-ly/- /asset_publisher/SGA9PgvmYtWI/content/thuc-trang-trong-xay-dung-quan-ly-va-phat-trien-chi-dan-ia-ly-nhan- hieu-chung-nhan-va-nhan-hieu-tap-the?, truy cập ngày 12/7/2021. 66
  10. 4. Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý ở Nghệ An. - Định hướng phát triển: Chiến lƣợc quy hoạch, phát triển hoạt động SHTT12 cần tập trung vào các nội dung sau: Xây dựng kế hoạch dài hạn trong việc phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản chiến lƣợc của địa phƣơng, trên cơ sở đó tìm kiếm, huy động các nguồn kinh phí đầu tƣ. Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển hợp lý để tạo ra đƣợc vùng hàng hóa gắn “thƣơng hiệu” đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, hƣớng tới các thị trƣờng nƣớc ngoài. Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó đặc biệt quan tâm đến các đối tƣợng sáng chế, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Ƣu tiên xây dựng và bảo hộ các nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản của địa phƣơng. Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền SHTT địa phƣơng, thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền và cơ quan quản lý SHTT ở tỉnh Nghệ An, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ về SHTT phục vụ các nhu cầu của xã hội. Cụ thể: giai đoạn từ 2021 - 2025: bảo hộ mới đƣợc từ 2 - 3 chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cộng đồng đƣợc bảo hộ mới từ 15 - 20 nhãn hiệu; nhãn hiệu thông thƣờng là 2.000 nhãn hiệu. Phấn đấu đến năm 2030 có 90% sản phẩm chủ lực, đặc trƣng, tiềm năng đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp. Duy trì và khai thác hiệu quả các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu thông thƣờng đã đƣợc bảo hộ. - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển: Một là, Đối với hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ: việc lựa chọn hình thức bảo hộ (CDĐL, NHTT, NHCN) cần dựa trên điều kiện (quy mô, đặc thù về sản phẩm, chất lƣợng...), yêu cầu của từng hình thức bảo hộ để quyết định. Đặc biệt là đối với các CDĐL, sản phẩm đƣợc lựa chọn cần có danh tiếng, chất lƣợng đặc thù gắn với điều kiện 12 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tích hợp vào quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050, ngày 07 tháng 4 năm 2021 67
  11. của địa phƣơng, kỹ thuật truyền thống, dấu hiệu đƣợc lựa chọn để bảo hộ phải gắn với hoạt động sản xuất, thƣơng mại. Ƣu tiên lựa chọn các Hợp tác xã làm chủ thể để đăng ký các NHTT. Hoạt động cho phép, ủy quyền cho các tổ chức đăng ký NHCN, NHTT cần gắn với các điều kiện để ràng buộc theo nguyên tắc: i) thu hồi quyền đăng ký nếu không sử dụng, phát triển thƣơng hiệu sản phẩm, có hành vi làm ảnh hƣởng đến uy tín, danh tiếng của sản phẩm; ii) tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng đƣợc sử dụng đồng thời nghiêm cấm các hành vi nhằm hạn chế, ngăn chặn các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng đƣợc sử dụng nếu các tổ chức, cá nhân đó đủ điều kiện13. Hai là, đẩy mạnh các hoạt động liên kết sản xuất, phát triển giá trị sản phẩm hàng hóa theo chuỗi, nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ và chất lƣợng của sản phẩm. Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp, gắn với xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa có hiệu quả để liên kết hộ sản xuất kinh doanh, hộ kinh tế gia đình trong sản xuất các sản phẩm nông sản gắn với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng đến vai trò của doanh nghiệp, phát triển thƣơng hiệu cần gắn với chuỗi giá trị, thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức tập thể, ngƣời dân nhằm tạo sự ổn định và bền vững trong từng ngành hàng. Ba là, chính quyền địa phƣơng nơi có đặc sản nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngƣời dân trong việc lựa chọn, gìn giữ và phát triển các sản phẩm mang tính truyền thống. Các chủ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhà quản lý chỉ dẫn địa lý phải tiến hành quản lý tốt các đối tƣợng này sau khi đăng ký, thông qua các quy chế sử dụng, quy chế quản lý và cần xử lý nghiêm các sai phạm làm ảnh hƣởng đến danh tiếng của sản phẩm…Các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn phải làm tốt vai trò cầu nối, hỗ trợ tạo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và ngƣời dân trong việc khai thác, phát huy các giá trị của các sản phẩm đã đƣợc bảo hộ. 13 http://www.noip.gov.vn/vi_VN/web/guest/phat-trien-chi-dan-ia-ly/- /asset_publisher/SGA9PgvmYtWI/content/thuc-trang-trong-xay-dung-quan-ly-va-phat-trien-chi-dan-ia-ly-nhan- hieu-chung-nhan-va-nhan-hieu-tap-the?, truy cập ngày 12/7/2021. 68
  12. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ (2018) Chỉ dẫn địa lý - di sản thiên nhiên và văn hóa Việt. 2. Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Minh Bách Tùng (2020) Bảo hộ chỉ dẫn địa lý, yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 17 (417), tháng 9/2020. 3. Nguyễn Nhƣ Quỳnh (2012), Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật, thực tiễn quốc tế và Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, tr86-tr87. 4. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An (2021), Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tích hợp vào quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050, ngày 07 tháng 4 năm 202. 5. http://www.noip.gov.vn/vi_VN/web/guest/phat-trien-chi-dan-ia-ly/- /asset_publisher/SGA9PgvmYtWI/content/thuc-trang-trong-xay-dung-quan-ly-va-phat- trien-chi-dan-ia-ly-nhan-hieu-chung-nhan-va-nhan-hieu-tap-the?, truy cập ngày 12/7/2021. 69
nguon tai.lieu . vn