Xem mẫu

  1. Quản lý tồi, nhân viên bỏ đi Trong quá khứ, các doanh nghiệp luôn tin rằng một nhà lãnh đạo giỏi sẽ giúp tình hình kinh doanh của công ty tiến triển thuận lợi. Lý thuyết này đúng trong nhiều trường hợp. Thế nhưng DN có thể đứng trước khó khăn khi tuyển dụng các ứng viên thiếu hụt kĩ năng quản lý và tầm nhìn chiến lược. Ngày nay, nhân viên luôn đánh giá khả năng của nhà quản lý hiện tại và so sánh với những nhà quản lý khác. Mặt khác họ luôn khao khát sự thăng tiến và động lực trong công việc. Những nhân viên trẻ này luôn khao khát vươn lên, khao khát động lực làm việc và phát triển hoàn thiện kĩ năng làm việc. Vậy doanh nghiệp phải làm gì để tuyển dụng và phát
  2. triển những nhân viên tiềm năng trên? Nhà quản lý ngày càng yếu Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng vai trò của nhà quản lý trong các doanh nghiệp ngày càng yếu đi và các doanh nghiệp ngày nay đang thiếu hụt những nhà quản lý có năng lực. 2/3 số nhân viên tham gia nghiên cứu cho biết họ sẵn sàng ở lại và chứng tỏ năng lực của mình với nhà quản lý. Xu hướng trên là không tốt vì ngày nay Nhà quản lý luôn muốn dành nhiều thời gian để hoàn thành công việc của chính mình hơn là giúp đỡ và hướng dẫn và chỉ đạo nhân viên. Xu hướng trên thật sự đặt doanh nghiệp vào khó khăn vì ngày nay, nhân viên đòi hỏi rất nhiều từ doanh nghiệp và nhà quản lý. Nếu nhu cầu công việc của nhân viên không được đáp ứng, họ sẵn sàng rời bỏ công việc.
  3. Trong khi nhân viên luôn khao khát vuơn lên và sẵn sàng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu vươn lên của họ. Những khó khăn của doanh nghiệp đến từ nhiều lý do khác nhau: - Một số doanh nghiệp luôn muốn thu nhỏ số lượng nhân viên và đòi hỏi nhiều hơn từ họ. Mong muốn này của doanh nghiệp đặt nhà quản lý vào khó khăn vì họ không có đủ thời gian để xây dựng mối quan hệ công việc với nhân viên. - Thiếu hụt kĩ năng quản lý, nhà quản lý không biết cách đáp ứng nhu cầu và khao khát hoàn thiện của nhân viên khi khen thưởng không phù hợp (dựa trên thành quả và lập trường cá nhân chứ không dựa trên kĩ năng quản lý) hoặc khen thưởng đánh đồng. Nhân viên bỏ đi vì người quản lý Nhân viên mong muốn người quản lý đưa ra mục tiêu công việc, hướng dẫn họ và khen thưởng họ khi họ đạt được thành quả và tiến bộ. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nhà quản lý hầu như không đáp ứng
  4. được những yêu cầu trên. Hầu hết những nhà quản lý tham gia cuộc nghiên cứu cho biết họ dành 90% thời gian cho công việc của chính bản thân mình và 10% thời gian còn lại dành cho việc giúp đỡ và hướng dẫn nhân viên. Nhà quản lý có vai trò quyết định trong hoạt động của công ty. Năm 1968, Frederick Hertzberg đưa ra một nghiên cứu về vấn đề phát triển nhân viên. Nghiên cứu trên chỉ ra rằng bản thân nhà quản lý không phải là động lực nhưng họ có thể là nguồn cảm hứng đưa đến động lực cho nhân viên. Nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng: nhà quản lý tồi là nguyên nhân lớn nhất khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp. Những nguyên nhân chủ yếu sau khiến nhân viên ra đi là: Thiếu sự chuyển tiếp và hướng dẫn trong công việc; Thiếu cơ hội phát triển và huấn luyện trong công việc; Thiếu sự khen thưởng trong công việc; Không cảm nhận được sự đánh giá đúng mức của doanh nghiệp Nhà quản lý là người chịu trách nhiệm chính vì họ là người có tác động
  5. trực tiếp đến cảm nhận của nhân viên về doanh nghiệp. Nhà quản lý thành công là người biết rõ mong muốn của nhân viên và biết làm gì để thoả mãn những mong muốn đó. Sự chuyển tiếp trong công việc là vấn đề được quan tâm nhất trong môi trường kinh doanh hiện đại. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nhân viên rất quan tâm đến sự chuyển tiếp trong công việc và yêu cầu sự chuyển tiếp từ nhà quản lý. Cuối cùng, mọi người đều muốn được được khen thưởng khi họ làm tốt công việc. Nhà quản lý tốt sẽ đánh giá và khen thưởng nhân viên theo cách hợp lý nhất. Nhà quản lý không có năng lực mong muốn tất cả nhưng không khen và không phát triển bất cứ thứ gì. (Theo Lao Động)
nguon tai.lieu . vn