Xem mẫu

  1. Quản lý theo kiểu thả gà ra đuổi Rùa tai đỏ được nhập với số lượng vài chục ngàn con, Tôm hùm đỏ nhập gần nửa tạ… Làm cách nào người ta có thể nhập “lậu” được số thủy sinh lớn như vậy? Thời gian gần đây, thông tin báo chí lại rộ lên thông tin về việc nhập Tôm hùm đỏ không phép ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong khi việc nhập “chui” Rùa tai đỏ còn chưa được xử lý xong thì việc Tôm hùm đỏ nhập lậu lại khiến dư luận xã hội càng băn khoăn về công tác quản lý nhập khẩu động vật thủy sinh.
  2. Tôm hùm đỏ (Ảnh: danviet) Tôm hùm đỏ (procambarus clarkia) còn có tên là tôm hùm nước ngọt, vỏ cứng, có nguồn gốc Bắc Mỹ. Tôm hùm đỏ ăn tạp, thức ăn chính là mùn bã hữu cơ. Ngoài ra chúng còn ăn nhiều loại thức ăn như ngũ cốc, khô đậu, rau quả, cỏ non, xác động vật. Theo các nhà nghiên cứu, nguy hại hơn nữa là loại tôm này có càng rất cứng, khi ra môi trường tự nhiên, chúng có thể gây hại đến các công trình thủy lợi, như đê điều, kè cống… Tương tự, Rùa tai đỏ là một loài động vật ăn tạp hung dữ, chúng ăn tất cả loài cá bé hơn nó cũng như các động vật thủy sinh khác. Theo các
  3. chuyên gia, Rùa tai đỏ có khả năng thích nghi cao, đặc biệt là với điều kiện khí hậu ấm áp, nhiều ao hồ, đầm lầy, sông suối như ở nước ta. Nếu để Rùa tai đỏ thoát vào thiên nhiên thì chúng sẽ nhanh chóng phát triển và hình thành quần thể theo hướng tự nhiên hóa. Khi đó chúng sẽ đe dọa các loài bản địa. Chưa kể một số nghiên cứu còn cho thấy loài này có thể mang vi khuẩn Salmonella, khi nhiễm vào thức ăn sẽ gây độc hại cho con người. Chính vì thế mà Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loài này đứng đầu trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.
  4. Rùa tai đỏ (Ảnh: Internet) Theo thông tin ở các báo, hiện nay có 41 loài động vật thủy sinh lạ đã được nhập vào Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau. Trong số đó, có 32 loài được nhập để sản xuất thực phẩm, có 6 loài nhập về làm cảnh nhưng đã bị... thoát ra tự nhiên! Đáng nói nhất phải kể đến, loài Rùa tai đỏ trong tháng 7 âm lịch vừa qua được nhân dân nhiều thành phố mua về để… thả phóng sinh! Còn nhớ, vài năm trước, nhân dân các vùng nông nghiệp còn kinh hoàng trước nạn Ốc bươu vàng, với khả năng sinh sản rất nhanh và thức ăn chủ yếu là lá lúa nên đã gây nên đại dịch phá hoại lúa ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và phát triển dần ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Nạn dịch này không chỉ làm giảm sản lượng lúa của các địa phương mà hàng năm Nhà nước đã phải chi hàng trăm triệu đồng để tiêu diệt loài ốc này, nhưng chưa đem lại kết quả mong muốn. Từ những câu chuyện trên, chúng ta thấy cần thiết phải đặt câu hỏi: vì sao việc nhập “lậu” thủy sinh lạ lại có thể diễn ra khá công khai như
  5. vậy? Những người nhập khẩu mặt hàng này đâu phải nhập với số lượng ít. Rùa tai đỏ được nhập với số lượng vài chục ngàn con, còn Tôm hùm đỏ cũng được nhập tới gần nửa tạ (49 kg). Làm sao người ta có thể qua mặt hải quan để nhập “lậu” một cách dễ dàng như vậy? Các cơ quan hữu quan để xảy ra việc nhập khẩu như vậy rồi mới tìm các biện pháp quản lý, khác nào quản lý theo kiểu “Thả gà ra đuổi”? Thiết nghĩ, các nhà quản lý cần có tầm nhìn tổng quan hơn, đồng thời luôn sát cánh với những nhà khoa học để có những thông tin cần thiết, tránh để xảy ra những sự việc đáng tiếc như vừa nêu trên./.
nguon tai.lieu . vn