Xem mẫu

  1. QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ- CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CHO NHÀ QUẢN LÝ Việc quản lý nhân sự hiệu quả có nghĩa là tạo động lực và khuyến khích nhân viên làm việc bằng cách cho họ thấy giá trị bản thân và vị trí quan trọng của họ trong công việc. Cách tốt nhất để thực sự khuyến khích nhân viên hăng say làm việc là cho phép họ tự giải quyết vấn đề. Bạn có thể cung cấp cho nhân viên những chỉ dẫn rõ ràng để họ có thể đạt kết quả tốt nhất so với yêu cầu. Thêm vào đó bạn cũng có thể đưa ra lời khuyên hoặc các gợi ý để nhân viên có thể tham khảo. Điểm mấu chốt trong kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả là bạn cần tự nhận thức nhà quản lý là người điều hành, người hướng dẫn và là người ra quyết định chứ không phải đơn thuần là người ra quyết định. Nếu bạn chỉ nghĩ mình là người ra quyết định và muốn đưa ra quyết định trong mọi vấn đề từ lớn đến nhỏ thì đã tự làm khó cho mình. Vì không một ai có thể biết hết câu trả lời cho mọi câu hỏi. Sau đây chúng tôi xin phép đưa cho bạn một vài gợi ý giúp bạn quản lý nhân sự hiệu quả
  2. 1. Luôn chấp nhận sự thật rằng nhóm của bạn có những thành viên khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, việc đầu tiên bạn nên làm là đề nghị nhân viên mô tả người quản lý lý tưởng của họ. Đây là cách tốt nhất để bạn có thể biết đối với mỗi nhân viên thì nên làm như thế nào? 2. Hãy hỏi những câu hỏi chung chung, không quá thực tế nhưng lại cho bạn thấy được nhân viên của bạn đang nghĩ gì? 3. Tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng cách cho họ thấy những lợi ích và phần thưởng họ sẽ nhận được khi hoàn thành tốt công việc. 4. Giao cho nhân viên những công việc thử thách thật sự nhưng không phải là những công việc quá khó đến nỗi họ không thể thực hiện được. Tóm lại, để quản lý nhân sự hiệu quả, bạn cần nhận thức vai trò là nhà điều hành, là người hướng dẫn cũng như người ra quyết định của mình. Đồng thời phong cách quản lý của bạn cũng phải thật linh hoạt để phù hợp với từng thành viên trong nhóm. Chính vì vậy bạn phải không ngừng trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và luyện tập kỹ năng. Với vai trò là nhà quản lý, quá bận rộn và không có thời gian đến các lớp học kỹ năng thì các lớp học trực tuyến (Elearning) là sự lựa chọn tối ưu của bạn. Bạn có thể tham khảo các khóa học trong thư viện Kỹ năng quản lý của VietnamLearning,
  3. đặc biệt là một số khóa như “Phương pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên” hay “ Bí quyết xây dựng đội ngũ vững mạnh”… Hi vọng các khóa học trong thư viện sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn. QUẢN LÝ DỰ ÁN Kể từ khi ra đời đến nay, lý thuyết “Quản lý dự án” đã không ngừng phát triển và đã không chỉ là một lý thuyết đơn thuần nữa vì tính cần thiết của nó với mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức và mọi chính phủ. Vậy hiện nay quản lý dự án được hiểu như thế nào? Quản lý dự án là quản lý các nguồn lực cần thiết để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đã có rất nhiều sách báo viết về phương thức và kỹ thuật quản lý dự án hiệu quả. Một vài bí quyết dưới đây được đúc kết lại từ lý thuyết và kinh nghiệm quản lý của các chuyên gia AMA (American Management Association) – một tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng về đào tạo Quản Trị Kinh Doanh của Hoa Kỳ. 1. Hãy luôn ghi nhớ và tuân theo các mục tiêu đã đề ra trong suốt quá trình dự án 2. Xây dựng một chiến lược để đạt được tất cả các mục tiêu của dự án.
  4. 3. Giám sát và kiểm tra định kỳ để bảo đảm rằng dự án luôn nằm trong mục tiêu ban đầu đã đề ra. 4. Xác định rõ các cột mốc và chuẩn đánh giá: kết quả mong muốn, các trở ngại, lập ra các chính sách sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong đợi. 5. Lựa chọn thành viên thích hợp cho dự án – là những người có thể đóng góp những nhận định và thông tin có ích cho dự án chứ không chỉ đơn thuần là người có thể hợp tác làm việc nhóm. 6. Làm việc theo nhóm. Nếu tất cả các thành viên của một đội/nhóm làm việc độc lập, sản phẩm sau cùng sẽ không ăn khớp cũng giống như những gì nhóm đã thể hiện. 7. Lập kế hoạch dự án theo cách trả lời các câu hỏi như: phải làm những gì ? Ai làm ? Bao nhiêu ? Khi nào ? Làm như thế nào?… 8. Hãy thương lượng khi cần những nguồn lực/tài nguyên/yếu tố có rất ít hoặc khó tìm kiếm. 9. Hãy bàn giao những phần có thể theo từng cột mốc chính của dự án, nhờ vậy mà tiến trình sẽ có thể được đo lường dễ dàng hơn.
  5. 10. Đưa ra chuẩn đánh giá, định lượng, đặc tả tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá. 11. Hãy dành thời gian dự phòng trong trường hợp xảy ra những tình huống không mong đợi hoặc những vấn đề chưa được dự tính. 12. Hãy luôn ghi nhớ 3 lần sức ép: hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, kinh phí, mục tiêu và mong đợi của khách hàng.
nguon tai.lieu . vn