Xem mẫu

  1. Quan hệ nhân viên - sếp Rõ ràng trong mối quan hệ Dù theo một nghĩa nào đó, bạn với nhân viên chỉ là mối quan hệ bạn bè nhưng bạn cũng phải rõ ràng mối quan hệ này khi làm việc. Điều đó có nghĩa là bạn cần nói rõ mục tiêu công việc, nhân viên của bạn sẽ phải giúp bạn hoàn thành công việc như thế nào và họ có thể mong chờ gì ở bạn. Khi nhiệm vụ được phân công rõ ràng, họ sẽ không hiểu sai mối quan hệ này và bạn sẽ tránh được những cách ứng xử thiếu chuyên nghiệp từ chính nhân viên của mình. Hòa đồng có chừng mực Ở hầu hết các công ty, các cuộc họp, các cuộc gặp gỡ đối tác các bữa ăn hội nghị hay đơn giản chỉ là một tách cà phê sau giờ làm việc đã trở nên phổ biến và một lẽ đương nhiên, sếp là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong đó. Song hãy cẩn thận khi đi dự tiệc, không nên uống quá nhiều và không nên là một trong những người cuối cùng rời khỏi bàn tiệc. Mặc dù hòa đồng với mọi người để rút ngắn khoảng cách với nhân viên là một điều cực tốt nhưng bạn vẫn nên giữ ở mức chừng mực để các nhân viên luôn luôn tôn trọng bạn. Không thiên vị Một trong những lỗi lớn nhất của các sếp là hay thiên vị một ai đó nếu họ cảm thấy quý mến người ấy. Tuy nhiên, nếu bạn là nhà quản lý, bạn cần biết
  2. rằng, đằng sau nó là hàng ngàn những rắc rối mà nhân viên có thể gây ra cho bạn như không tin tưởng bạn, ghen tị, xoi mói và không thiết làm việc nữa. Vì thế, bạn cần phải thể hiện mối quan tâm của mình, đón nhận những đóng góp như nhau đối với tất cả mọi người. Công bằng, minh bạch, rõ ràng trong công việc sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn và bạn sẽ được họ tôn trọng, nể phục. Kín chuyện Trong công ty, dù bạn có thân với một ai đó đi mấy chăng nữa thì cũng nên chia sẻ với họ những thông tin như lương bổng, tuyển dụng, hay các quyết định nghỉ việc và mức tiền thưởng phạt hàng tháng... để đảm bảo độ uy tín cho bạn. Đối mặt với thất bại Trong công việc, không phải lúc nào bạn cũng thuận buồm xuôi gió, đôi khi, chỉ một chút sơ suất, nhân viên của bạn có thể hoàn thành không tốt nhiệm vụ của mình. Khi đó, dù rất bực tức nhưng vì mục đích của công ty, bạn cần phải xem xét lại tình huống, phân tích nguyên do thất bại và điều quan trọng lúc này là bạn phải động viên, giúp đỡ họ làm việc tốt hơn để lần sau không mắc phải những sai lầm đó. Tránh quát nạt, chửi bới hay chỉ trích vì làm thế họ sẽ tiêu cực về mặt tinh thần. Không nên quá quan tâm Có thể, bạn muốn trở thành những người bạn với tất cả các nhân viên của mình bởi vì bạn nghĩ, điều đó sẽ làm tăng sức mạnh của nhóm. Điều đó rất tốt. Nhưng sẽ không nên chút nào nếu bạn quá quan tâm đến đời sống cá
  3. nhân, kế hoạch ngày nghỉ, gia đình và những đứa trẻ của họ bởi họ sẽ cho rằng bạn quan tâm giả tạo.
nguon tai.lieu . vn