Xem mẫu

  1. PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG CÓ DÀN DỰNG) (Phần 5) Một bài tập đơn giản: Bạn cần một ống zoom hay vài ống fixe tiêu cự khác nhau (ít nhất một ống wide, một ống normal và một ống tele tầm trung), một người mẫu tình nguyện nhiệt tình ở vị trí ngồi , một cuốn sổ, một cuộn băng keo, một cây bút chì và 10 phút thời gian. Bắt đầu với ống kính normal 50mm. Chọn vị trí đủ xa để khuôn mặt mẫu phủ kín khung hình và chụp. Đề nghị mẫu nhìn một góc 45° phía trái và chụp một tấm khác. Dán miếng băng keo lên sàn để đánh dấu vị trí. Lập lại tương tự với các ống kính có tiêu cự khác. Nếu mẫu vẫn còn tươi tỉnh thì chụp với các ống kính khác nhau cho mỗi vị trí chọn, luôn luôn dán keo đánh dấu vị trí để có thể tìm lại sau đó. So sánh các tấm hình bên cạnh nhau, ta sẽ nhận thấy hiệu quả khác nhau của mỗi tiêu cự trên khuôn mặt. Bạn thấy một vài tấm có cảm giác dễ chịu hơn tấm khác, một vài tấm nhìn rất hài. Tất cả các loại khuôn mặt không thể hiện như nhau trước một loại ống kính ở cùng một khoảng cách, nhưng bạn đã có một khái niệm như thế nào tốt nhất với trang thiết bị của bạn.
  2. Phối cảnh thu hẹp: Hai giải pháp khác nhau cho cùng một nhiệm vụ. Ở đây, nhân viên của một nhà phân phối Nhật bản kiểm tra viên ngọc trai dò tìm các tì vết. Một ống tele 180mm, khép khẩu cho DOF tối đa, đã thu hẹp phối cảnh để phóng lớn cùng lúc viên ngọc, kính lúp và cặp mắt.
  3. Phối cảnh mở rộng: Khi một kĩ thuật viên trích ngọc từ con sò, mục đích của bức ảnh chỉ ra động tác căn bản trong khi nhân vật đang tập trung vô viên ngọc. Một ống kính 20mm đã khuyếch đại kích thước tương đối của chủ thể.
  4. Không gian "sống":Đưa một không gian cho nhân vật mà họ cảm thấy dễ chịu sẽ cho ra các kết quả mang tính biểu hiện cao. Cách thức hay nhất là lùi ra xa, chụp dưới góc độ hơi từ trên cao và giao phó kết quả cho ống kính.
  5. Bán thân: Ảnh bán thân là sự đóng khung một bức chân dung "by defaut", một giải pháp kinh điển dùng để nhấn mạnh phần chính của cơ thể. Với thời gian, ảnh bán thân trở nên cổ điển của bố cục chân dung. Sự hợp nhất giữa diện mạo và tư thế của cơ thể, khi bạn chụp phần người, đầu và vai, đã trở thành một phần của "văn hóa" trong các tạp chí cũng như trên màn ảnh. Vì loại chân dung này được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nó có cả một bề dày văn chương được viết về chủ thể, sự biểu hiện và tư thế. Mỗi chi tiết chứa đựng các sắc thái của nó, tôi sẽ phát triển ở đây một vài phương diện: - Góc tạo bởi vai và ống kính là cực kì quan trọng. Nếu vai quá vuông góc với máy, bức ảnh sẽ trở nên "tĩnh" và "hình thức", gần như một tấm hình thẻ. Ngược lại nếu chúng tạo một góc quá nhọn thì bức chân dung trở nên "rối". - Đầu của chủ thể, hơi nghiêng, đóng một vai trò chốt yếu. Nếu cổ thẳng và cao, nó thể hiện nét trung thực và vững chãi. Nếu đầu hơi nghiêng một chút về một bên, nó tỏ vẻ rụt rè. Nghiêng đầu một kiểu khác, nó phô trương một vài nét khôi hài, mỉa mai. - Cao độ của máy so với chủ thể. Một cách phải chăng không mạo hiểm nếu máy được đặt hơn cao một chút so với hướng nhìn. - Hướng mắt của chủ thể cũng ảnh hưởng tới biểu hiện bức ảnh một cách đáng kể. Hãy ghi nhận sự khác nhau giữa khi mắt nhìn vô ống kính và khi nhìn ra nơi khác, vào góc. - Trong một bố cục tương đối cận với chủ thể, trang phục và kiểu tóc lộ ra rất rõ và sẽ đóng một vai trò quan trọng. Quần áo có thể thay đổi nhanh. - Bao cảnh không được làm rối bức ảnh, ít nhất khi nó không tham gia vào bố cục.
  6. - Hướng chiếu sáng là quyết định, nó xứng đáng một nghiên cứu nghiêm túc. Hướng ánh sáng chính phải hướng từ mặt xuống ngực của chủ thể (chi tiết hơn ở phần sau). Danh sách này gạch dưới những yếu tố mang tính ước lệ, nhưng nó là một điểm xuất phát tốt nếu bạn muốn thử nghiệm những điều khác. Trong nhiếp ảnh, tồn tại 2 loại nguyên tắc mà chân dung cổ điển là một sự trộn lẫn giữa chúng với nhau. Nguyên tắc kĩ thuật mà bạn phá vỡ, trách nhiệm sẽ hoàn toàn thuộc về bạn, và những sáng tạo mà bạn muốn lái đi, theo một chừng mực mà sự thông thạo tiến triển. Vài ý mới: Một khi bạn đã thành thạo loại ảnh quen thuộc này, hãy thử một vài biến thể trên cùng một chủ đề - Đưa bàn tay của nhân vật vào bố cục, chống tay lên cằm có thể, hay để một tay lên tóc... - Theo nguyên tắc thì ảnh chân dung sử dụng khổ đứng, hãy thử khổ ảnh ngang hay vuông với một bố cục thoáng hơn, ở đó một hậu cảnh thú vị sẽ trở nên quan trọng. - Thêm một vài "đạo cụ" thích hợp, như một cuốn sách, tờ báo. Bạn có thể dùng bất cứ gì bạn thích với điều kiện nó tôn thêm lời nhắn gửi từ nhân vật. - Hãy thử dùng nhiều loại ống kính khác nhau để thay đổi cảm nhận của bức ảnh. Một ống kính tele dài sẽ bóp phối cảnh lại, và điều đó có thể rất quyến rũ. - Chụp từ trên xuống, hay từ dưới lên để tạo một không khí bất ngờ.
  7. Đóng khung với đạo cụ thích hợp: Với bức chân dung của người phi công
  8. này, tôi muốn một hậu cảnh tốt thiểu và phải có sự tiếp xúc với máy bay. Buồng lái và cờ hiệu trên thân máy bay tạo một bố cục rõ, nhưng chúng cắt cơ thể ngay vị trí đầu gối - một đóng khung tồi. Vấn đề đã được giải quyết khi anh ta cầm trên tay một rất tự nhiên bộ tai nghe và tấm bản đồ.
  9. Một người tham gia lễ Palio diễn ra hàng năm ở Sienne, Toscan. Vị trí của tay, cùi chỏ và cái nón ảnh hưởng cùng lúc đến sự đóng khung và góc chụp. Ví dụ cho thấy một bố cục tuyệt vời phụ thuộc vào vài chi tiết như thế nào.
  10. Chân dung tòan thân: Chân dung toàn thân sẽ giảm bớt đi nét biểu hiện của khuôn mặt, nhưng nhấn mạnh dáng điệu và tư thế. Ảnh toàn thân cho phép ta thể hiện nhân vật một cách hoàn toàn khác biệt loại bố cục khép chặt hơn, cổ điển hơn. Bằng cách lùi lại, bạn sẽ làm mất đi các chi tiết của nét mặt, nhưng bạn sẽ có nhiều tự do hơn để khám phá dáng điệu, tư thế và ngôn ngữ của cơ thể. Một trong những khó khăn mà người mới bắt đầu hay vấp phải là chụp các bức ảnh lấy hết chân và phủ đầy khung ảnh. Từ "toàn thân" không có nghĩa là người mẫu phải trong tư thế đứng, nhân vật có thể nằm dài, ngồi hoặc quì gối. Nếu bạn mong muốn thể hiện mẫu phủ đầy khung ảnh, hãy bắt đầu bằng tư thế ngồi. Trong phần viết về biểu hiện của nét mặt, chúng ta đã mô tả về nét mặt, sự nghiêng của đầu và cái nhìn như những nhân tố then chốt, chúng vẫn giữ nguyên giá trị với loại chân dung toàn thân. Cách xếp đặt chân tay của nhân vật, góc tạo bởi vai và vị trí của chúng trong khung ảnh có tầm quan trọng ngang với diện mạo khuôn mặt trong một bố cục gần hơn. Như ta đã học về cách đọc các biểu hiện của nét mặt, chúng ta có thêm một khái niệm về ngôn ngữ cơ thể (dáng điệu). Là một nhiếp ảnh gia, chúng ta có thể khai thác chúng tối đa cho công việc. Chân đứng thẳng hay bắt chéo, bàn tay đút vào túi túi hay chắp sau lưng, khoanh tay lại hay duỗi ra. Tất cả những tư thế mà bạn chọn cho nhân vật,
  11. các chuyên gia về ngôn ngữ dáng điệu có thể nói cho bạn biết chúng thể hiện điều gì. Khi nhân vật ở tư thế đứng, hãy thử dồn trọng lượng cơ thể vô một chân, chân bên kia, rồi đều ở hai chân. Bạn có thể đề nghị mẫu tựa vô tường, một khung cửa, một cây cột. Người mẫu có thể dựa bằng vai, lưng hay tay. Số lượng tư thế và các biến thể gần như vô tận. Hãy liếc qua các tạp chí và sách vở để thu nhập thêm các sáng kiến. Một vài tư thế sẽ phù hợp với nhân vật đàn ông hơn phụ nữ, với người trẻ tuổi hơn người già, hãy ghi chép lại và tạo ra ngay một cuốn album, bạn sẽ có tài liệu tham khảo trong tay để có thể lên kế hoạch cho một bức chân dung. Sự thách thức quan trọng thứ hai cho chân dung toàn thân là mối quan hệ giữa chủ thể với hậu cảnh. Nếu bố cục khép chặt phủ đầy khung ảnh, hậu cảnh dễ dàng trở thành thứ yếu, và nó trở nên khó khăn khi toàn thân được thể hiện. Các vật cận cảnh giữa ống kính và nhân vật cũng phải được tính tới. Dù bất kì thể loại chân dung nào, phong cách của bạn được hình thành với thời gian. Với một chút kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn có lẽ sẽ càng ngày càng ít đi tìm những thử nghiệm, nhưng phần lớn các nhiếp ảnh gia rất vui sướng với sự tự do mà thể loại chân dung toàn thân mang lại.
  12. Ánh sáng chiếu từ bên hông của một bức chân dung toàn thân như ví dụ sau đây đến từ cửa sổ, gây một ấn tượng khác lên các nhân vật đứng. Trong trường hợp với những người nhìn ra phía ánh sáng, sự vắng mặt của vùng bị đổ bóng ít khi đặt ra vấn đề.
  13. Nếu nhân vật rụt rè, hãy đề nghị một tư thế. Bày tay nên làm gì sẽ là một vấn đề rất hay gặp phải, đây là một vài gợi ý.
  14. Một trong những lí do của chân dung toàn thân là thể hiện bộ trang phục, trong loại ảnh thời trang cũng như ở đây, để giới thiệu trang phục lịch sử. Sự trang trí phải phù hợp với quần áo. Một bức chân dung chụp ở Café Royal, Luân Đôn, với trang trí của cuối thế kỉ trước.
  15. Khuôn mặt: Đóng khung riêng biệt khuôn mặt thể hiện cao nhất nét sâu kín riêng tư trong tất cả thể loại chân dung, nhưng nó đòi hỏi sự chăm chút trong việc lựa chọn ống kính, sự chiếu sáng và khống chế DOF. Một vài nhiếp ảnh gia cho rằng loại chân dung này là một thách thức về kĩ thuật, nhưng phần đông thấy ở đó một nghiên cứu mang tính sâu kín nhất, cũng như mang tính biểu lộ nhất trong thế giới chân dung. Đóng khung một bức ảnh quá gần, ở đó ta chỉ thấy duy nhất khuôn mặt, dường như một điều dễ dàng. Thông thường không phải lo về phông nền, không có ngôn ngữ của cơ thể để diễn xuất, cũng chẳng bận tâm nhiều về trang phục. Mặt trái của sự việc là, về bố cục, sự chiếu sáng và biểu hiện nét mặt, không có chỗ để ta phạm sai lầm dù rất nhỏ. Thực chất ở đây, biểu hiện nét mặt là cốt yếu của bức ảnh. Một bức chân dung tập trung vô khuôn mặt được thể hiện bằng nhiều cách thức. Đương nhiên nhất là đưa cái đầu vô khung ảnh theo chiều đứng, nhưng thông thường đó cũng là cách ít thú vị. Đóng khung theo chiều đứng và cắt đỉnh chóp của đầu cho ra bức chân dung tiến bộ hơn, nó tăng cường sự tập trung của người xem vào đôi mắt. Sự thành công của bức ảnh dựa trên vị trí
  16. của mắt trong khung hình, hướng nhìn và sự chiếu sáng bao quanh chúng. Ở đây, việc chọn ống kính ít quan trọng hơn, bởi vì bạn làm việc với một DOF tương đối mỏng. Ở gần, với một ống kính 135mm, DOF của bạn dưới 2.5 cm với khẩu độ f/4. Ngay khi bạn chụp với với khẩu độ f/11 thì DOF cũng khoảng 8cm, có nghĩa là mắt rõ và tai mờ đi. Các máy kĩ thuật số với sensor kích thước nhỏ cho ra DOF dày hơn, sẽ ảnh hưởng nếu ta phải chọn focus trên một trong 2 mắt. Đây là một vấn đề về "gu" cá nhân nếu, với một DOF mỏng, bạn phải chọn focus trên một mắt và để mắt kia mờ. Một trường phái chọn focus lên con mắt gần với ống kính, trường phái khác thích chọn con mắt được chiếu sáng tốt hơn. Sự thành công bức chân dung phụ thuộc chủ yếu vô cách thức chiếu sáng. Sự đóng khung càng sát vô khuôn mặt, sự tinh tế càng phụ thuộc vào chiếu sáng, trong đó có sự phản chiếu của ánh sáng vô mắt. Ở phần viết sau chúng ta sẽ đề cập dài hơn về chiếu sáng chân dung với ánh sáng có sẵn hay với flash. Kiểm tra độ nét: Các nét của khuôn mặt phải rõ, đặc biệt là mắt của nhân vật. Nếu có nghi ngờ DOF bị mỏng, hãy chọn focus vô mắt. Phải đảm bảo không bị mờ do di chuyển, hoặc do cử động của mẫu hoặc do cầm máy không vững khi chụp tay. Sẽ rất khó khăn khi kiểm tra độ nét trên màn hình LCD nhỏ , nhất là khi ta đóng khung rộng một bức ảnh có độ phân giải cao. Hãy dùng chế độ phóng lớn của màn hình để kiểm tra trước khi tiếp tục chụp.
  17. Tiếp xúc với mắt: Sự tiếp xúc trực tiếp với ống kính chi phối bức ảnh này và thu hút sự quan tâm của người xem. Bằng cách chụp trong bóng râm trong một ngày nắng đẹp (với một điều chỉnh white balance tốt). Khi chụp tôi đã chắc chắn rằng cặp mắt sẽ bắt được ánh phản chiếu của vùng nắng phía sau máy chụp.
  18. Ánh sáng phản chiếu: Chụp với một ống tele trung bình để làm bẹp phối cảnh. Bức chân dung ngoài trời này đã tận dụng bức tường và nền đất màu trắng để phản chiếu lại ánh sáng về phía chủ thể.
  19. Chân dung với ánh sáng studio, nhiều tấm đã được thử nghiệm. Dùng tay chống cằm, một cách thức cổ điển, đã thành công ở đây bởi vì quần áo và phông nền đều màu đen.
  20. Chi tiết: Đôi khi, một chi tiết phóng lớn, một nét của khuôn mặt hay cơ thể, dường như cũng mang tính biểu lộ và truyền cảm; một cách tiếp cận xen kẽ và lôi cuốn sự chú ý rất mạnh mẽ. Henri Cartier-Bresson, một trong những nhiếp ảnh gia tầm cỡ thế giới đã viết: "Trong nhiếp ảnh, một vật nhỏ nhất có thể làm nên một chủ đề lớn. Một chi tiết nhỏ nhất của con người có thể trở nên một nét chủ đạo". Đây là một nguyên tắc cơ bản, và để nhấn mạnh một điểm, ta chỉ cần chụp chi tiết đó từ khoảng cách gần. Điều đó có lợi vì hai lí do. Trước tiên nó làm tăng các biến thể khác nhau của hình ảnh, bằng cách thay đổi vật trên những tỉ lệ khác nhau. Kế tiếp, nó cho phép bạn lôi kéo sự quan tâm của người xem lên những yếu tố thông thường bị bỏ qua. Sự phóng lớn, trong thể loại chân dung, có nghĩa là thể hiện các phần riêng lẻ của cơ thể con người và một khi bạn đã bắt đầu quan sát loại chi tiết này, bạn sẽ khám phá ra những biến thể là mênh mông không có giới hạn. Một cách tự nhiên, nó sẽ gây nên mối quan hệ thầm kín với người xem, và trong một mức độ nào đó, cảm giác gần gũi với một người lạ mà trong các trường hợp thông thường rất khó xảy ra. Với một nguy cơ tối thiểu là có thể gây nên các cảm xúc khó chịu, nhưng một lần nữa, hãy nắm bắt lấy thời cơ gây bất ngờ cho người xem, và một cơ hội để thêm vào một cảm xúc.
nguon tai.lieu . vn