Xem mẫu

  1. Phương pháp “tiếp lửa” cho giờ học Để giúp học sinh chuyển từ trạng thái sao lãng đầu giờ học sang tập trung cao độ vào bài giảng, giáo viên cần tổ chức các hoạt động “tiếp lửa”. Hoạt động “tiếp lửa” chính là những hoạt động chuyển tiếp hay hoạt động “đệm” nhằm giúp học sinh bước vào bài học một cách hăng say và hiệu quả. Đối với học sinh phổ thông, khi mà việc tự đọc tiếng Anh ở nhà chưa được xếp vào thời gian biểu của các em thì một trong những hoạt động chuyển tiếp hữu ích nhất là đọc sách trên lớp. Hoạt động này vừa thu hút được học sinh để chuẩn bị tinh thần cho các em sẵn sàng bước vào giờ học tiếng Anh, lại vừa có khả năng xây dựng niềm say mê đọc sách ở học sinh. Để có thể tiến hành hoạt động đọc sách trên lớp, giáo viên mượn từ thư viện những quyển sách tiếng Anh giải trí (truyện tranh, thơ, sách giản lược...) phù hợp với trình độ học sinh, rồi xếp vào trong một hộp bìa các-tông. Phân chia lớp theo các hàng ghế.
  2. Khi bắt đầu hoạt động này, giáo viên yêu cầu học sinh đầu tiên trong từng hàng lần lượt lên chọn sách cho các bạn trong hàng của mình. Sau đó, học sinh này sẽ để cho học sinh thứ hai trong hàng chọn quyển sách đầu tiên, rồi đến học sinh thứ ba lựa chọn tiếp theo, và cứ thế cho đến khi cả hàng đã chọn được sách. Học sinh đã chọn sách cho cả hàng sẽ nhận quyển sách cuối cùng sau khi các bạn cùng hàng đã chọn xong. Không ai được phàn nàn gì cả, vì xét cho cùng thì chính học sinh đầu tiên này được toàn quyền chọn sách cho các bạn, còn những học sinh trong hàng cũng không được phàn nàn gì về lựa chọn của bạn mình, nhất là nếu học sinh này đã nhận quyển sách còn lại sau khi mọi người đã chọn hết cả. Giáo viên cũng cần chuẩn bị tinh thần là khi giáo viên nói với cả lớp “get a book” (lấy sách) thì học sinh sẽ rất ồn ào, phàn nàn là chẳng có quyển sách nào hay, hoặc bàn tán về các quyển sách hoặc về việc đảo thứ tự trong hàng để “công bằng” cho những học sinh không bao giờ hài lòng về những quyển sách họ phải chọn. Học sinh sẽ phải đọc quyển sách mình có được cho đến lúc kết thúc thời gian đọc đầu tiên. Sau đó một vài học sinh bất kỳ sẽ đứng trước lớp thuyết trình về cuốn sách mà mình vừa đọc. Hết thời gian đọc, học sinh có thể trực tiếp đặt trả sách vào hộp giữ sách của cả lớp, hoặc giao lại cho học sinh đã chọn chúng. Hoạt động đọc sách này cần được tổ chức đều đặn vài lần, trong
  3. khoảng bốn đến năm ngày. Với khoảng thời gian như vậy thì hầu hết học sinh mới được xem các quyển sách khác nhau, và cũng chỉ còn ít học sinh chưa được lựa chọn sách cho riêng mình. Trong trường hợp có những học sinh kêu ca quá nhiều về cách thức lựa chọn và những quyển sách sẵn có, thì đơn giản nói với những em này là lần sau các em có thể mang sách tiếng Anh của riêng các em đến lớp để đọc. Sau đấy các em có thể mang chúng đến lớp vào mỗi tiết học tiếng Anh, hoặc có thể đặt chúng vào hộp cùng với các quyển sách đang được đọc khác. Dần dần, khi đã bị cuốn hút vào những quyển sách, học sinh sẽ đọc sau các giờ kiểm tra và sau các hoạt động khác khi các em đã hoàn thành xong trước những bạn khác trong lớp. Rồi những học sinh khác sẽ làm theo các học sinh này và giáo viên không còn phải lo nhắc nhở các em trật tự để cho các bạn khác làm bài... Niềm đam mê đọc sách theo cách này sẽ góp phần làm giảm căng thẳng cho giáo viên, và kết quả là cũng giảm căng thẳng cho học sinh. Chúc các bạn “tiếp lửa” thành công cho những học sinh thân yêu của mình!
nguon tai.lieu . vn