Xem mẫu

  1. Chương IV NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Dù nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nào (khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn,v.v…), thì suy cho cùng trong nghiên cứu khoa học cũng đều phải thực hiện một trình tự thao tác sau: thiết lập và quan sát sự kiện, phát hiện vấn đề nghiên cứu, xây dựng khái niệm, đặt giả thuyết nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. I. THIẾT LẬP SỰ KIỆN Vai trò của sự kiện trong nghiên cứu khoa học rất quan trọng. Sự kiện tồn tại ngay trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. Người nghiên cứu thu thập sự kiện nhừ quan sát, trong hàng loạt trường hợp, người nghiên cứu phải chủ động là để quan sát. Quan sát đóng một vai trò để xây dựng khái niệm; quan sát để đặt giả thuyết, và quan sát để kiểm chứng giả thuyết. II. PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vấn đề nghiên cứu là những điều chưa biết, hoặc chưa biết thấu đáo về bản chất sự vật hoặc hiện tượng, cần được là sáng rõ trong quá trình nghiên cứu. Khi nói đến nghiên cứu khoa học là sự tìn tòi nhằm khám phá quy luật bản chất của sự vật hoặc hiện tượng, hoặc sáng tạo những giải pháp mới cho mục đích cải tạo thế goới, thì cũng có nghĩa, nghiên cứu khoa học, trong mọi trường hợp đều nhằm vào những điều chưa biết (một quy luật chưa biết được khám phá, một giải pháp chưa được sáng tạo, một hình mẫu chưa được kiểm chứng). Vì vậy, vấn đề nghiên cứu là một câu hỏi cần được giải đáp trong nghiên cứu. Khi phát hiện được vấn đề ở người nghiên cứu tất yếu sẽ nảy sinh hàng loạt ý tưởng giải quyết. Ý tưởng đó được gọi là ý tưởng nghiên cứu, hoặc còn gọi là ý tưởng khoa học. Đây chính là cơ sở ban đầu đi đến những giả thuyết nghiên cứu. Con đường hình thành ý tưởng nghiên cứu: Cuối cùng, vấn đề được đặt ra về mặt phương pháp luận là làm thế nào phát hiện được những vấn đề nghiên cứu để đến được ý tưởng nghiên cứu? Đối với người nghiên cứu đã có một bề dày kinh nghiệm, thì rất có thể luôn có những ý tửng nv thường trực trong đầu. Tuy nhiên, đối với những người nghiên cứu mới bước chân vào con đường nghiên cứu, thì cách thức hình thành ý tưởng nghiên cứu là một vấn đề đáng được quan tâm. Đại thể có thể có những con con đường dau đây dẫn đến ý tưởng nghiên cứu: 55
  2. + Phát hiện những kẻ hở trong khoa học: Loại ý tưởng này xuất hiện khi người nghiên cứu bất chợt nhận ra chỗ yếu hoặc những nội dung chưa được giải quyết trọn vẹn về mặt khoa học trong các tài liệu khoa học trong quá trình viết nhận xét phản biên cho một công trình khoa học của đồng nghiệp. + Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học: Loại ý tưởng này xuất hiện trong khi tham dự những hội nghị khoa học. Do sự vận động của bộ não mà trong đầu người nghiên cứu nảy ra những suy luận liên tục trước những ý kiến tranh luận, những nhận xét phản biện, dẫn đến những ý tưởng hoàn toàn mới lạ mang bản sắc riêng biệt của mình. + Nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường: Loại ý tưởng này xuất hiện tương tự như khi hình thành khách ngồi trên xe chạy với tốc độ nhanh có cảm giác như mọi vật đều chạy ngược lại hướng xe chuyển động. Về mặt logic học, đây là sự tìm kiếm môt khái niệm đối lập với khái niệm đang tồn tại, nghĩa là, đi tìm kiếm một cách phân đôi khái niệm. Dự hình thành nàyvề mọi sự vật dẫn đến những ý tưởng nghiên cứu thường rất độc đáo cả trong khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và trong khoa học xã hội. + Sự nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động kinh tế: Nhiều khó khăn nảy sinh trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, không thể sử dụng những biện pháo thông thường để xử lý. Thực tế này đã đặt trước người nghiên cứu những câu hổi phải trả lời (xuất hiện vấn đề nghiên cứu), đòi hỏi người nghiên cứu phải đề xuất những giải pháp mới xuất phát từ việc nghiên cứu tận gốc rễ những quy luật của sự vật hiện tượng. + Sự kêu ca phàn nàn của người không am hiểu: Đôi khi nhiều ý tưởng nghiên cứu được xuất hiện nhờ sự bắt gặp những lời phàn nàn của những những người không am hiểu trong lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm. Khi người nghiên cứu đã thai nghén những ý tưởng sáng tạo khác nhau, sự bắt gặp nguồn này đôi khi đưa đến những ý tưởng nghiên cứu sáng tạo bất ngờ. + Những ý tưởng khoa học bất chợt xuất hiện: Đây là những ý tưởng khoa học xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong đầu người nghiên cứu không phục thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc không gian nào. Điều này cuối cùng đối với người nghiên cứu là: 1) Các ý tưởng khoa học thường xuyên xuất hiện rất nhanh, đôi khi chỉ như một ý nghĩ thoảng qua trong tư duy về một vấn đề khác. Vì vậy, người nghiên cứu cần ghi lại ngay vì bộ nhớ sinh học sẽ xóa nhòa đi rất nhanh mọi thông tin quý giá đó nếu như nó không được giao nhiệm vụ tiếp tục xử lý. 56
  3. 2) Ý tưởng nghiên cứu như mang một ý nghĩa thực tế đối với khoa học. Nó phải được người nghiên cứu tiếp tục phát triển tư duy để nâng lên đến một trình độ cao hơn. Đó là giả thuyết nghiên cứu. III- XÂY DỰNG KHÁI NIỆM Xây dựng khái niệm là công việc đầu tiên của người nghiên cứu, bởi vì không có sự thống nhất khái niệm thì không thể có ngôn ngữ chung trong tranh luận khoa học. Trong bất cứ nghiên cứu nào, người nghiên cứu cũng cần phải chuẩn hóa nhỡng khái niệm vốn đã được sử dụng trong các lĩnh vực khác, thống nhất hóa những khái niệm được hiểu biết khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau và phải xây dựng những khái niệm hòan toàn mới để đáp ứng cho sự đòi hỏi của nhiệm vụ nghiên cứu mới. 1. Khái niệm là gì ? Khái niệm là một hình thức tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất và chúng của một nhóm sự vật trong thế giới quan. Khái niệm là kết quả của quá trình trừu tượng hóa và khái quát hóa một nhóm vật trong thế thời khách quan. Trừu tượng hóa là một phương pháp của tư duy, trong đó chúng ta tách một mặt riêng lẻ của sự vật ra khỏi những mặt khác, nhằm nhận thức sâu sắc từng mặt riêng lẻ, trên cơ sở đó tư duy của chúng ta phân tích, so sánh, lựa chọn để phát hiện ra được mặt của bản chất sự vật hiện tượng. Nhưng tư duy của con người không dừng lại ở trừu tượng hóa. Sau khi phát hiện ra được những thuộc tính bản chất của sự vật, tư duy con người có xu hướng nhìn ra xung quanh xem còn có những sự vật nào nữa cũng có những thuộc tính bản chất mà ta phát hiện được ở sự vật có chung thuộc tính bản chất. Đó là sự khái quát của quá trình trừu tượng hóa và khái quát hóa đợpc ghi lại dưới hình thức khái niệm. Như vậy, khái niệm là sự phản ánh trong nhận thức cái chung và cái bản chất của một nhóm sự vật mà ta nhận được sau khi trừu tượng hóa và khái quát hòa tài liệu do thực tiễn cung cấp. Chính vì vậy, khái niệm là sản phẩm cao nhất của bộ óc con người. 2- Khái niệm và từ Mỗi khái niệm được biểu hiện dưới ngôn ngữ bằng một cụm từ (tên gọi). Cần chú ý rằng tên gọi là cái chủ quan và người ta quy ước với nhau. Còn nội dung của khái niệm là cái khách quan. Nội dung đó của sự vật khách quan quy định. Nội dung đó không phụ thuộc vào ý muốn của chủ quan. Đó là nội dung 57
  4. khách quan vốn có của sự vật.Chính vì vậy, tên gọi có thể thay đổi, nhưng không vì thế mà nội dung của khái niệm phải thay đổi theo. 3- Nội hàm và ngoại diên của khái niệm. Khái niệm gồm 2 bộ phận chính là: Nội hàm và ngoại diên. Nội hàm: Nội hàm của khái niệm là những hiểu biết về toàn thể thuộc tính bản chất của sự vật được phản ánh trong khái niệm. Ngoại diên: Ngoại diên của khái niệm là toàn thể những sự vật có chứa các thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm. Giữa nội hàm và ngoại diên có quan hệ tỷ lệ nghịch: khi mở rộng ngoại diên của khái niệm thì những dấu hiệu đặc trưng trong nội hàm của khái niệm bị thu hẹp và ngược lại, khi thu hẹp ngoại diên của khái niệm thì nội hàm khái niệm được mở rộng ra. Thí dụ, khi mở rộng ngoại diện của khái niệm la “bông hoa” ta có hoa hồng, hoa huệ, hoa lan,v.v… Nhưng nếu ta thu hẹp ngoại diên của khái niệm chỉ là “hoa hồng” thì ta có hồng nhung, hồng bạch, hồng vàng… 4- Phương pháp định nghĩa một khái niệm: Công việc của nghiên cứu khoa học buộc người nghiên cứu phải định nghĩa các kinh nghiệm. Có nhiều hình thức định nghĩa khái niệm khoa học: 1- Lôgíc hình thức đặc biệt chú ý đến phương pháp định nghĩa một khái niệm bằng cách quy vào một khái niệm có ngoai diên rộng hơn. Ví dụ, trong định nghĩa “triết học khoa học về quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới” ta có thể thấy: “triết học” – sự vật cần định nghĩa; “khoa học” – sự vật gắn bó và có ngoại diên rộng hơn; : quy luật chung nhất” – nội hàm của sự vật cần định nghĩa. Tuy nhiên, phương pháp này là vạn năng, bời vì, phương pháp này không thể sử dụng được khi ta định nghĩa những khái niệm mà không có các khái niệm khác có ngoại diên rộng hơn. Thí dụ khi định nghĩa các khái niệm phạm trù. Chẳng hạn như khi ta định nghĩa khái niệm về phạm trù vật chất. Phương pháp định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin là một đóng góp cho khoa học lôgic. 2- Định nghĩa phát sinh là loại định nghĩa trình bày nguồn gốc hình thành đối tượng. Thí dụ: “Đường tròn là đường cong khép kín được tạo nên bởi điểm A quay quanh điểm O với khoảng cách không đổi”. 58
  5. 3- Định nghĩa mô tả là loại hình định nghĩa làm rõ đối tượng bằng cách liệt kê các ngoại diên của khái niệm. Thí dụ: “Người thừa kế là những người có quan hệ hôn nhân hay huyết thống với chủ tài sản, như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em ruột…” Tài sử dụng, phương pháp định nghĩa khái niệm trên, cần chú ý đến các quy tắc sau đây: Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối. Điều đó có nghĩa là ngoại dien của khái niệm được định nghĩa phải cân đối với ngoại diên của khái niệm để dùng định nghĩa. Quy tắc 2: Trong định nghĩa không được nói vòng quanh. Quy tắc 3: Trong định nghĩa phải chỉ ra những thuộc tính bản chất của đối tượng dưới hình thức khẳng đinhk. Thí dụ: Nếu ta định nghĩa: “Lôgic học là khoa học về tư duy”. Đây là một định nghĩa không cân đối, quá rộng. bởi vị ngoại diên của khái niệm “khoa học về tư duy” quá rộng so với khái niệm lôgic học. Nếu ta định nghĩa: “Lôgic học là khoa học về từ duy đúng đắn”, thì một câu hỏi đặt ra là : “Tư duy đúng đắn là gì?”. Nếu câu trả lời là: “Tư duy đúng đắn là sự tư duy tuân theo những quy tắ của logic học”. Thì đây là một định nghĩa nói vòng quanh, ở đây không làm rõ được nội hàm của khái niệm cần được định nghĩa. ĐẶT GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU I- Khái niệm về giả thuyết nghiên cứu Cũng như việc xây dựng khái niệm, đặt giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết là công việc thiết yếu số một của nghiên cứu khoa học. Thiết những thao tsac lôgic này thì không co nghiên cứu khoa học. “Giả thuyết là khởi điểm của mọi nv khoa học, không có khoa học nào mà lại không có giả thuyết”*. Một giả thuyết có thể được đặt ra phù hợp với quy luật vận động của sự vật hoặc hiện tượng, song rất có khả năng là giả thuyết được đặt ra không phù hợp và bị bác bỏ hoàn toàn sau một quá trình nghiên cứu, nhưng đối với nghiên cứu khoa học, “có một giả thuyết sai còn hơn không có một giả thuyết nào cả”**. II- Đặc trưng khoa học các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu là một kết luận giả định về bản chất của sự vật hiện tượng mang tính chất định hướng, cần được tiếp tục kiểm chứng. Giả thuyết không phải chỉ là một mềnh đề đơn giản, mà đồng thời còn là một chân lý, một 59
  6. luận điểm – chân lý được kiểm chứng các sự kiện và luận cứ, và như vậy, giả thuyết sẽ phải được kiểm chứng”. Tuy nhiên, một giả thuyết nghiên cứu chỉ có thể mang tính khoa học khi hội đủ những điều kiện sau: + Giả thuyết phải được xây dựng trên cơ sở các sự kiện được quan sát. Nói như Claude Berarde, giả thuyết phải có điểm tựa trong tự nhiên. + Giả thuyết không được trái với những lý thuyết đã được xác nhận tính đúng đắn về mặt khoa học. Đương nhiên điều này đôi khi lại có thể trở thành một bi kịch cho khoa học nếu có những quan niệm bị ngộ nhận là đã được xác nhận về mặt khoa học. Không có cách nào khắc phục khó khăn này tốt hơn là sự nhẫn nại, tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu đế chứng minh giả thuyết một cách đầy đủ luận cứ khoa học. + Giả thuyết được kiểm chứng bằng lý thuyết hay bằng thực nghiệm. Tuy nhiên không phải giả thuyết nào cũng có thể chứng minh hoặc bị bác bỏ ngay trong thời đại của nó. III- Quan hệ giả thuyết nghiên cứu và phán đoán và suy luận lôgic Về mặt lôgic học, giả thuyết được trình bày dưới dạng một phán đoán khoa học. Vì vậy, để có thể đạt được giả thuyết một cách đúng đắn, người nghiên cứu cần nắm vững những kiến thức lôgic học phán đoán. Phán đoán là một thao tác lôgic nhờ đó người ta nối liền các khái niệm khẳng định khái niệm này là hoặc không phải là khái niệm kia. 3.1- Phán đoán a) Phán đoán đơn Phán đoán là một hình thức của tư duy nhằm khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật hay hiện tượng trong thế giới khách quan. Lôgic hình thức phân chia phán đoán đơn thành 4 loại sau: + Phán đoán khẳng định toàn thể, có hình thức lôgic là: Mọi S và P. + Phán đoán khẳng định một bộ phận, có hình thức lôgic là: Một số S là P. + Phán đoán phủ định toàn thể, có hình thức lôgic là: Không S nào là P. + Phán đoán phủ định một bộ phận, có hình thức lôgic là : Một số D không là P. 60
  7. Người ta quy ước lấy chữ cái A và I để chỉ các phán đoán khẳng định toàn thể và khẳng định bộ phận, lấy chữ cái E và O để chỉ các phán đoán phủ định toàn thể và phủ định bộ phận: A = mọi S là P; I = Một số S là P; E = Không S nào là P; O = Một số S không là P. Mối quan hệ các phán đoán trên được biểu diễn trên hình như sau: Từ sơ đồ trên ta thấy quan hệ giữa A với I (cũng như E với O) như sau: A đ s s I đ ? s Tương tự ta suy ra các quan hệ khác giữa A và E; I và O; A và O; E và I. b) Phán đoán phức Trong phần này ta nghiên cứu việc kết hợp các phán đoán đờn thành phán đoán phức. Ta ký hiệu các phán đoán bằng các chữ cái A,B,C,… Mỗi phán đoán đơn này có giá trị lôgic hoặc là đúng, hoặc lài sai. Các phán đoán phức có giá trị lôgic đúng hay sai phụ thuộc vào các giá trị của các phán đoán thành phần. Lôgic hình thức nghiên cứu các phán đoán sau: a) A ∧ B (đọc là : A và B) được định nghĩa như hình (hình 1): b) A ∨ B (đọc là: A hoặc B) được định nghĩa như sau (hình 2): A B A∧B A B A∨B đ đ đ đ đ đ đ s s đ s đ s đ s s đ đ s s s s s s Hình 1 Hình 2 c) A ∨ B (đọc là: A hoặc B) được định nghĩa như sau (Hình 3): d) A → B (đọc là: nếu A thì B) được định nghĩa như sau (Hình 4): A B A∨B A B A→B đ đ s đ đ đ đ s đ đ s s s đ đ s đ s s s s s s đ e) Điều kiện cần và đủ: Chúng ta nghiên cứu một số định nghĩa sau: 61
  8. - Định nghĩa 1: A gọi là Điều kiện cần của B Có định nghĩa là, nếu không có A thì không có B ( A → B ). - Định nghĩa 2: A gọi là Điều kiện đủ của B, có nghĩa là nếu có A thì tất yếu của B (A → B). - Định nghĩa 3: A gọi là Điều kiện cần nhưng không đủ của B, có nghĩa là, nếu không có A thì không có B, những nếu có A thì chưa hẳn đã có B. Thí dụ: Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. A B A→B B→A A→B A (B → A) đ đ đ đ đ đ s s đ s s đ đ s s s s đ đ đ Biểu thức (A → B) A (B → A) được ký hiệu là A⇔B, cho nên ta có bảng định nghĩa sau: A B A⇔B Chú ý: A⇔B có thể đọc là: đ đ đ + A là điều kiện cần và đủ của B đ s s + B là điều kiện cần và đủ của A s đ s + Có A khi và chỉ khi có B s s đ + Có B khi và chỉ khi có A Trong thực tế, điều kiện cần và đủ của một hiện tượng A nào đó thường tập hợp của một số điều kiện : A ⇔ (B1, B2, B3, Bn) Trong đó mỗi điều kiện B1, B2, B3, Bn chỉ mới là điều kiện cần nhưng không đủ của A. Nghiên cứu định nghĩa trên nhằm đáp ứng tư duy phân biệt được trong thực tế, cáci nào là điều kiện cần và đủ; cái nào mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ ; hay đủ nhưng không cần. Điều đó giúp tư duy được chính xác, chặt chẽ, góp phần giúp tư duy nhận thức chân lý. c) Các quy luật lôgic 62
  9. Để đảm bảo tính chính xác của các suy luận ta còn phải tuân thủ các quy luật tư duy sau đây: + Luật đồng nhất: Trong suốt quá trình tư duy không được tự ý thay đổi nội hàm và ngoại diên của khái niệm, nói cách khác không được tự ý thay đổi đối tượng tư duy. Trong một công trình khoa học đối tượng nghiên cứu phải nắm vững trong suốt quá trình, vi phạm điều này làm cho đề tài sẽ trở thành hỗn loạn, phức tạp không bao giờ đạt tới mục đích đã đề ra. + Luật mưu thuẩn: Nếu có hai phán đoán mưu thuẩn nhau thì không thể cả hai điều đúng. Luật này liên quan tới hai cặp phán đoán: A-E và O-I. + Luật bài trung: Nếu hai phán đoán phủ định nhau thì nhất thiết có một trong hai phán đoán đó là đúng, phán đoán còn lại là sai, không thể có trường hợp thứ ba nào khác. Luật này có liên quan tới hai cặp phán đoán : O-A và E-I. + Luật lý do đầy đủ: Để rút ra kết luận khoa học, quá trình suy luận phải dựa vào các căn cứ xác đáng, với số lượng cần và đủ. Nói cách khác suy luận khoa học không được kết luận vội vàng thiếu các lý do xác thực. Nghiên cứu khoa học là quá trình tư duy các quy tắc và quy luật của tư suy lôgic. Không nắm vững quy tắc mà dẫn đến các kết luận sai lầm đó là ngộ nhận, cố tình vi phạm các quy tắc suy luận sẽ trở thành ngụy biện khoa học. Cả hai đều rất có hại cho khoa học, vì điều đó không bao giờ đưa khoa học tới chân lý. 3.2- Suy luận Suy luận là một hình thức tư duy nhằm rút ra một phán đoán mới (gọi là kết luận) từ những phán đoán đã so (gọi là những tiền đề). Có thể chia suy luận ra thành nhiều loại: Suy luận diễn dịch (gọi tắt là suy diễn) và suy luận quy nạp (gọi tắt là quy nạp). 1. Suy diễn: Người ta thường hiểu suy diễn là loại suy lý đi từ những tri thức về cái chung đến những tri thức về cái riêng. Đặc trưng của suy diễn là ở chỗ: Trong suy diễn cái chúng ta dựa vào những quy tắc lôgic, mà ta gọi những quy tắc suy diễn. Ở đây, tư suy tuân theo các quy tắc suy diễn, và nếu như tất cả các tiền đề đều là những phán đoán chân thực thì kết luận được rút ra nhất đinh là chân thực. Như vậy, muốn cho kết luận chân thực thì phải đảm bảo hai điều kiện. Thứ nhất là các tiền đề phải chân thực. Thứ hai là phải tuân theo các quy tắc suy diễn. Hai đk đó là hai điều kiện cần và đủ cho kết luận của suy diễn là chân thực. 63
  10. Lôgic là hình thức nghiên cứu một hệ thống những quy tắc suy diễn, mà tư duy cần phải tuân theo. Đó là: + Quy tắc kết luận: A→B A→B A (1) B (2) B A Ở đay A gọi là cơ sở; B gọi là hệ quả. Tư duy chỉ chính xác khi: - Đi từ khẳng định cơ sở đến khẳng định hệ quả. - Đi từ phủ định hệ quả đến phủ định cơ sở. Các quy tắc (1) và (2) ở trên là những tất yếu lôgic. Trong thực tế, tư duy thường mắc phải những sai lầm sau đây: A→B A→B B A A B + Quy tắc bán cầu: A→B B→C A→C + Quy tắc lựa chọn: AVB AVB A A B B Tương tự ta có thể mở rộng: A V B V C A A B C Ở đây cần chú ý rằng: A V B không phải là tất yếu của lôgic. B Nhưng A V B lại là một tất yếu của lôgic. B 64
  11. + Một nội dung rất quan trọng của suy diễn mà lôgic hình thức nghiên cứu, đó là Tam đoạn luận. Nội dung của nguyên tắc này như sau: Mọi M là P Mọi S là M Mọi S là P Trong đó S,M,P là 3 thuật ngữ; M là thuật ngữ trung gian. Đây là một sơ đồ lôgic, một quy tắc lôgic được biểu diễn như sau: Thí dụ: Mọi kim loại đều dẫn điện. P Vật này là kim loại. M Vật này dẫn điện. S Nhưng nếu ta lập luận: Mọi kim loại dẫn điện. Vật này dẫn điện. Vật này là kim loại. Thì lại không logic và có thể dẫn đến kết luận sai lầm. Bởi vì, ta đã lập luận theo sơ đồ: Mọi P là M S là M S là P Mà sơ đồ này không phải là tất yếu logic. Ta có thể minh họa lập luận trên bằng hình vẽ sau: M M P P S S 2. Quy nạp Quy nạp là lọai suy lý từ những tri thức về các hiện tượng đơn lẻ, từ những kinh nghiệm riêng lẻ, đến sự khái quát những nguyên lý chung. 65
  12. Có thể chia quy nạp thành: Quy nạp không hoàn toàn và Quy nạp hoàn toàn. a) Quy nạp hoàn toàn a có t. a* b có t. c có t. b* S c* d có t. d* Mọi S có t Đây là loại quy nạp mà trong các tiêu đề người ta đã nêu được tri thức về tất cả các đối tượng riêng lẻ của lớp đối tượng mà người ta đang xem xét. Tập hợp S có các phần tử a,b,c,d. Người ta đã phát hiện ra rằng, mỗi phần tử của tập hợp S đều có thuộc tính t. Từ đó người ta đã khái quát thành nguyên lý chung. Với phương pháp tư duy này, kết luận của quy nạp là hoàn toàn đáng tin cậy. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của loại quy nạp này là rất hạn chế. Nó chỉ được áp dụng với những nhóm sự vật hay hiện tượng mà số lượng đối tượng là có hạn. Trong khi đó thực tế đã đặt ra yêu cầu phải nhận thức, phải khái quát những lớp hiện tượng mà số hiện tượng lại nhiều vô kể, khiến người ta không thể áp dụng phương pháp quy nạp hoàn toàn, mà phải áp dụng phương pháp quy nạp không hoàn toàn. b) Quy nạp không hoàn toàn. a có t. b có t. a* c có t. b* d có t. S c* d* Mọi S có t Trong đó, tập hợp S có vô số các hiện tượng riêng lẻ a,b,c,d,… Qua nghiên cứu chúng ta thấy rằng, một số đối tượng của lớp S có được thuộc tính t và ta cũng chưa thấy và chưa phát hiện ra được một đối tượng nào của lớp S lại không có thuộc tính t. Từ đó ta đưa ra kết luận khái quát: mọi S có t. 66
  13. Rõ ràng kết luận ở đây chưa đảm bảo chắc chắn. Bởi vì, chỉ cần phát hiện ra một đối tượng của lớp S không mang thuộc tính t thì kết luận sẽ bị bác bỏ. Kết luận càng đáng tin cậy khi số đối tượng của lớp S được nghiên cứu tăng. Chính vì vậy, kết luận đó chưa thể có giá trị khoa học. Nó chỉ mới gợi mở cho ta hướng phát hiện ra cái chung. Suy diễn và quy nạp là 2 phương pháp khác nhau, nhưng lại gắn liền với nhau và quy định lẫn cho nhau trong quá trình nhận thức. Thử hỏi cái chung mà suy diễn dùng làm điểm xuất phát, lấy ở đâu ra? Rõ ràng cái chung đó là kết quả của quá trình quy nạp. Điều đó có nghĩa là suy diễn phải dựa vào quy nạp. Tuy nhiên, như ta đã biết, quy nạp có trường hợp không thể tự chứng minh được kết luận của mình. Chúng ta không thể dừng lại ở kết luận của quy nạp, mà phải giải thích kết luận đó để vạch ra được tính quy nạp của kết luận đó. Chính suy diễn đã tham gia vào giải thích kết luận của quy nạp. 3.3. Chứng minh và bác bỏ giả thuyết: Trong thực tế, để giải thích một sự kiện mới, người ta đưa ra không phải chỉ có một, mà có thể đưa ra nhiều giả thuyết. Những giả thuyết này về sau hoặc là được bác bỏ, hoặc là được xác nhận, được chứng minh và trở thành những tri thức mới. Giả thuyết là một khâu tất yếu trong quá trình tìm tòi tri thức mới. Một giả thuyết nghiên cứu cần phải được kiểm chứng bằng lý thuyết, quan sát hoặc thực nghiệm. Nội dung kiểm chứng bao giờ cũng dẫn đến một trong hai trường hợp sau: + Chứng minh tính chân xác, tính đúng đắn của giả thuyết, hoặc + bác bỏ tính phi chân xác của một giả thuyết. Về mặt logic học, chứng minh hoặc bác bỏ là những hình thức của suy luận. a) Bác bỏ giả thuyết. Sự bác bỏ giả thuyết được thực hiện bằng cách phát hiện ra các sự kiện mâu thuẫn với hệ quả rút ra từ giả thuyết. Nếu thực tế bác bỏ hệ quả của giả thuyết, thì điều đó cũng có nghĩa là giả thuyết bị bác bỏ. G → h. ở đây G là giả thuyết. h H là hệ quả của giả thuyết G b) Chứng minh giả thuyết. 67
  14. Việc chứng minh giả thuyết thường được diễn ra rất phức tạp. Nếu như hệ quả của giả thuyết được xác nhận, được chứng minh, thì điều đó chưa có nghĩa là giả thuyết được chứng minh. Bởi vì, sơ đồ: G → h. h G Không là tất yếu logic Như vậy, nếu như mối quan hệ giữa giả thuyết G và hệ quả h của nó mới chỉ là G → h; thì việc h được xác nhận, chưa đủ để xác nhận G. Giả thuyết G chỉ được xác nhận, chỉ được chứng minh khi mối quan hệ giữa G và h được xác lập là G ⇔ h (h là điều kiện cần và đủ của G), và h đã được thực tế xác nhận. Bởi vì sơ đồ: G ⇔h h G là tất yếu logic Trong thực tế, việc xác nhận G diễn ra rất phức tạp. Để chứng minh giả thuyết G, người ta thường tìm cách rút ra từ giả thuyết G, không phải chỉ là một hệ quả, mà là một số hệ quả, trong đó tập hợp các hệ quả này là điều kiện cần và đủ của giả thuyết G. G ⇔ (h1,h2,h3,…). Và nếu tất cả các hệ quả h1,h2,h3,… đã được xác nhận, thì điều đó cũng có nghĩa là giả thuyết G được chứng minh, Bởi vì: G ⇔ (h1,h2,h3,…) (h1, h2, h3,...) là tất yếu logic G Tuy vậy, từ việc nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra mấy đặc điểm nổi bật nhất, cơ bản nhất của logic hình thức trong quá trình chứng minh hay bác bỏ một giả thuyết là: - Đặc điểm thứ 1: Những quy luật của logic hình thức mới chỉ phản ánh được sự vật trong tính ổn định tương đối về chất, mà chưa phản ánh được sự biến đổi và phát triền của sự vật và hiện tượng. - Đặc điểm thứ 2: Logic hình thức mới chỉ quan tâm đến tính chính xác về mặt hình thức logic của các tư tưởng, mà chưa quan tâm đến nội dung cụ thể của các tư tưởng. Chính vì vậy, để chứng minh hay bác bỏ một giả thuyết, ngoài việc vận dụng lý luận của logic hình thức ta còn phải dựa vào logic biện chứng. 68
  15. Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập và xử lý thông tin để chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết, nghiên cứu. Khi một giả thuyết nghiên cứu được chứng minh, thì quá trình nghiên cứu kết thúc. Ngược lại, khi một giả thuyết nghiên cứu bị bác bỏ, thì người nghiên cứu phải tiếp tục thu thập và xử lý thông tin để chứng minh giả thuyết, hoặc phải xem xét lại giả thuyết và thậm chí, phải đặt lại một giả thuyết khác. 69
nguon tai.lieu . vn