Xem mẫu

  1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Nguyễn Thanh Tưởng(*) METHODS OF MEASUREMENT THAT ARE VULNERABLE TO TOURISM ACTIVITIES BECAUSE OF CLIMATE CHANGES Abstract In Vietnam in general, the coastal province in general, tourism activities are related to climatic factors, such as location, size of the coastal tourist areas affected by sea level rise; rainstorms, sunshine hours, rainfall, temperatures affect the organization of tourism activities,...The requirements of sustainable tourism development in the context of climate change, research and evaluation of impacts of climate change on tourism activities, as well as proposed solutions to cope with climate change is urgently needed, contribute to build tourism and the successful implementation of the Action Plan of the industry. * 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu đã tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong năm quốc gia sẽ chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH), biểu hiện qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, nước biển dâng,… Du lịch là ngành kinh tế được đánh giá sẽ chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng và nước biển dâng, đe dọa tương lai ngành du lịch nói chung và du lịch biển đảo nói riêng của Việt Nam. Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lốc xoáy, lũ... về cả tần suất và cường độ, dẫn đến việc tổ chức các chương trình du lịch với các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí ngoài trời gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với hoạt động du lịch là vấn đề có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. 2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các yếu tố khí hậu, thời tiết có tác động bất lợi đến hoạt động du lịch. - Xác định các tác động bởi BĐKH đến các khu vực và đối tượng du lịch bao gồm: tài nguyên du lịch, hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) phục vụ du lịch và các sự kiện du lịch. - Xác định tính dễ bị tổn thương (DBTT) do tác động của BĐKH đối với các đối tượng và khu vực của ngành du lịch. - Đề xuất khung kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. 2.2. Phương pháp đánh giá - Đánh giá các tác động của BĐKH thông qua các biểu hiện của thời tiết cực đoan (bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy…) bằng phương pháp hồi cứu dữ liệu thứ cấp; tổng hợp và phân tích. (*) Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
  2. - Đánh giá trực quan tác động của BĐKH đến các đối tượng du lịch thông qua các kịch bản nguy cơ ngập bằng phương pháp chồng ghép bản đồ: + Sử dụng phương pháp hồi cứu dữ liệu thứ cấp kết hợp với khảo sát, điều tra thực tế để xác định các bản đồ tài nguyên du lịch (1); bản đồ hạ tầng du lịch (2) và bản đồ CSVCKT du lịch (3). + Sử dụng phương pháp chồng ghép bản đồ nguy cơ ngập với các bản đồ chuyên đề (1), (2) và (3) để xác định khu vực, đối tượng bị tác động bởi BĐKH [1]. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến du lịch Hình 1. Sơ đồ các phương pháp nghiên cứu đánh giá trực quan - Đánh giá tính DBTT qua 5 bước [4]: + Bước 1: Xác định mức độ tác động của BĐKH đến hoạt động du lịch Mức độ tác động do BĐKH và nước biển dâng (NBD) đến hoạt động du lịch dựa theo các hình thức nhận biết là % các đối tượng bị ảnh hưởng và được chia thành 04 cấp từ “nghiêm trọng” đến “ít bị ảnh hưởng”. Bảng 1. Tiêu chí đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến hoạt động du lịch Đối tượng Mức độ tác động Hình thức Các tiêu chí đánh giá nhận biết Nghiêm trọng Thiệt hại nặng Các giá trị tài nguyên du lịch bị mất hoàn toàn do BĐKH hoặc NBD Tài Ảnh hưởng nặng Suy giảm Trên 50 các giá trị tài nguyên du lịch bị ảnh nguyên nghiêm trọng hưởng do BĐKH hoặc NBD du lịch Bị ảnh hưởng Bị tổn thương Từ 30 - 50% các giá trị tài nguyên du lịch bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD Ít bị ảnh hưởng Ít bị tổn Dưới 30% các giá trị tài nguyên du lịch bị thương ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD Nghiêm trọng Bị phá hủy và - Trên 50% hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng xuống cấp do BĐKH hoặc NBD nghiêm trọng - Trên 50% hệ thống cấp, thoát nước bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD - Trên 50% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD Hạ tầng du Ảnh hưởng nặng Bị xuống cấp - Từ 30 - 50% hạ tầng giao thông bị ảnh lịch (giao nhiều hưởng do BĐKH hoặc NBD
  3. thông, - Từ 30 - 50% hệ thống cấp, thoát nước bị cung cấp ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD điện, nước) - Từ 30 - 50% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD Bị ảnh hưởng Bị xuống cấp - Từ 15- 30% hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD - Từ 15- 30% hệ thống cấp, thoát nước bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD - Từ 15- 30% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD Ít bị ảnh hưởng Ít có sự thay - Dưới 15% hạ tầng giao thông bị ảnh đổi hưởng do BĐKH hoặc NBD - Dưới 15% hệ thống cấp, thoát nước bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD - Dưới 15% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD Nghiêm trọng Bị phá hủy và Trên 50% bị xuống cấp và hư hại nhiều do xuống cấp tác động của BĐKH và NBD nghiêm trọng Cơ sở vật chất kỹ Ảnh hưởng nặng Bị xuống cấp Từ 30 - 50% bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc thuật du nhiều NBD lịch Bị ảnh hưởng Bị xuống cấp Từ 15 - 30% bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD Ít bị ảnh hưởng Ít bị xuống Dưới 15% bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc cấp NBD Nghiêm trọng Gần như Trên 70% các sự kiện du lịch không thể không thể thực hiện được thực hiện Các sự kiện Ảnh hưởng nặng Bị cắt giảm Từ 50 - 70% các sự kiện du lịch không thể du lịch nhiều thực hiện được Bị ảnh hưởng Bị ảnh hưởng Từ 30 - 50% các sự kiện du lịch không thể thực hiện được Ít bị ảnh hưởng Ít bị ảnh Dưới 30% các sự kiện du lịch không thể hưởng thực hiện được +Bước 2: Xác định khả năng tác động của BĐKH đến hoạt động du lịch Khả năng tác động của BĐKH dựa vào kết quả đánh giá mức độ tác động theo hướng dẫn của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường [3]. Bảng 2. Các tiêu chí đánh giá khả năng tác động Đối tượng Mức độ tác động Khả năng tác động Không có tác động gì Hầu như không Không đáng kể (Ít bị ảnh hưởng) Khó xảy ra
  4. Tài nguyên du lịch Trung bình (Bị ảnh hưởng) Có khả năng Nặng Nhiều khả năng Nghiêm trọng, thảm họa Hầu như chắc chắn Không có tác động gì Hầu như không Không đáng kể (Ít bị ảnh hưởng) Khó xảy ra Hạ tầng du lịch Trung bình (Bị ảnh hưởng) Có khả năng Nặng Nhiều khả năng Nghiêm trọng, thảm họa Hầu như chắc chắn Không có tác động gì Hầu như không Không đáng kể (Ít bị ảnh hưởng) Khó xảy ra CSVCKT du lịch Trung bình (Bị ảnh hưởng) Có khả năng Nặng Nhiều khả năng Nghiêm trọng, thảm họa Hầu như chắc chắn Không có tác động gì Hầu như không Không đáng kể (Ít bị ảnh hưởng) Khó xảy ra Sự kiện du lịch Trung bình (Bị ảnh hưởng) Có khả năng Nặng Nhiều khả năng Nghiêm trọng, thảm họa Hầu như chắc chắn + Bước 3: Xác định mức độ rủi ro Mức độ rủi ro tiếp tục được xác định dựa vào kết quả đánh giá khả năng tác động và mức độ tác động (thiệt hại). Bảng 3. Thang đánh giá mức độ rủi ro Mức độ tác động Khả năng tác Không đáng Trung bình Ảnh hưởng Nghiêm thảm họa động xảy ra kể (Ít bị ảnh (Bị ảnh trọng nặng hưởng) hưởng) Hầu như không Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp Khó xảy ra Thấp Thấp Trung bình Trung bình Trung bình Có khả năng Thấp Trung bình Trung bình Cao Cao Nhiều khả năng Thấp Trung bình Cao Cao Rất cao Hầu như chắc chắn Thấp Trung bình Cao Rất cao Rất cao + Bước 4: Xác định năng lực thích ứng với BĐKH của ngành du lịch Năng lực thích ứng với BĐKH của ngành du lịch được xác định dựa trên khung khả năng chống chịu, gồm có 3 yếu tố là đặc điểm hệ thống, yếu tố con người và yếu tố thể chế với 3 mức độ thích ứng là “thấp”, “trung bình” và “cao”. Bảng 4. Năng lực thích ứng của ngành du lịch đối với BĐKH Năng lực Đặc điểm hệ Yếu tố con người Yếu tố thể chế
  5. thích ứng thống Ngành du lịch - Chưa có hiểu biết và kinh nghiệm Chưa có chính sách, không có cơ ứng phó với thiên tai, BĐKH xảy ra. phương án hỗ trợ cho sở hạ tầng - Mức độ tiếp cận thông tin (Ti vi, cộng đồng địa đảm bảo Internet, điện thoại phát thanh…) khi phương trong công phòng chống xảy ra thiên tai còn hạn chế. tác ứng phó, khắc thiên tai, ứng Thấp phó với - Mức độ phát triển con người (sức phục khi thiên tai xảy ra. BĐKH khỏe, tri thức) thấp. - Mức độ hiệu quả trong quản lý hành chính công thấp. Các công - Có kinh nghiệm ứng phó với BĐKH, Đã có chính sách, trình, cơ sở hạ thiên tai xảy ra. phương án hỗ trợ cho tầng của đồng địa - Mức độ tiếp cận thông tin (Ti vi, cộng ngành du lịch phương trong công Internet, điện thoại phát thanh…) khi đã có nhưng tác ứng phó, khắc xảy ra thiên tai trung bình. chưa hoàn phục khi thiên tai thiện, hoặc - Mức độ phát triển con người (sức xảy ra. Tuy nhiên khả năng ứng khỏe, tri thức) tốt. chưa hoàn thiện, hiệu phó với - Mức độ hiệu quả trong quản lý hành quả. Trung BĐKH, thiên bình chính công tương đối. tai còn hạn chế Các công - Có kinh nghiệm, kiến thức và diễn Đã có chính sách, trình đã hoàn tập ứng phó với BĐKH, thiên tai xảy phương án hỗ trợ cho thiện, khả ra. cộng đồng địa năng vận phương trong công - Mức độ tiếp cận thông tin (Ti vi, hành tốt, đảm Internet, điện thoại phát thanh…) khi tác ứng phó, khắc bảo ứng phó phục khi thiên tai Cao xảy ra thiên tai cao. khi thiên tai, xảy ra. Áp dụng rộng BĐKH - Mức độ phát triển con người (sức rãi và đạt hiệu quả khỏe, tri thức) tốt. cao. xảy ra - Mức độ hiệu quả trong quản lý hành chính công tốt. + Bước 5: Xác định khả năng DBTT bởi BĐKH trong hoạt động du lịch Đánh giá khả năng DBTT bởi BĐKH trong hoạt động du lịch, dựa vào mức độ rủi ro và năng lực thích ứng. Bảng 5. Thước đo định tính xác định khả năng DBTT Mức độ rủi ro Năng lực thích ứng Thấp Trung bình Cao Rất cao Cao Cao Trung bình Cao Cao Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp
  6. - Xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH bằng phương pháp ma trận phân tích chi phí – lợi ích, có xem xét đến khả năng thích ứng của các giải pháp đối với các yếu tố khí hậu tác động; các lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường cũng như ước tính mức độ chi phí đầu tư đối với các giải pháp [2]. + Đối với sản phẩm du lịch: Ngành du lịch cần chú trọng xây dựng các sản phẩm “xanh”, thân thiện môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH và NBD cho cộng đồng và du khách. + Đối với phát triển hạ tầng và CSVCKT du lịch: cần xem xét, cân nhắc đầu tư các giải pháp phòng chống thiên tai, thích ứng với ngập lụt, hạn chế phát triển du lịch ở các vùng có nguy cơ ngập. + Đối với phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch: cần bổ sung tiêu chí về môi trường, BĐKH, NBD để làm cơ sở đánh giá, kiểm soát sự biến động giá trị tài nguyên trong bối cảnh BĐKH và NBD, đồng thời cần xây dựng hệ thống cảnh báo tác động để hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. + Đối với các chính sách đầu tư du lịch: cần có những chính sách khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh; tiết kiệm năng lượng, nước; hạn chế ô nhiễm môi trường; sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế; khuyến khích cộng đồng tham gia hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường rừng, biển,… 2.3. Những khó khăn trong quá trình đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với hoạt động du lịch BĐKH và các biểu hiện của BĐKH rất phức tạp như mực nước biển dâng, gia tăng nhiệt độ khí quyển, xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan, từ đó kéo theo nhiều hệ quả khác. Trong khi đó, dữ liệu liên quan đến BĐKH ở địa phương hiện có còn hạn chế, vì vậy khó có thể nhận diện một cách đầy đủ mọi khía cạnh tác động của BĐKH và NBD đến lĩnh vực du lịch, nhất là khó xác định được thời điểm BĐKH xảy ra. Đa số trong nghiên cứu chỉ mới xác định phạm vi xem xét các hiện tượng thời tiết cực đoan có nguy cơ tác động đến các đối tượng ngành du lịch thông qua các dữ liệu hồi cứu, từ đó phân tích và đưa ra các nhận định ban đầu. Đồng thời, thông qua các kịch bản ngập lụt của địa phương để đánh giá tác động đến 3 nhóm đối tượng của lĩnh vực du lịch gồm: tài nguyên du lịch, hạ tầng du lịch và CSVCKT du lịch. Chưa đề cập đến yếu tố con người (người dân và du khách) và các đối tượng hưởng lợi,… Chính vì vậy trong kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD cần tiếp tục thu thập các dữ liệu và thống kê hằng năm để xây dựng cơ sở dữ liệu cho tương lai, từ đó sẽ có được những cơ sở nhận định chính xác hơn, nhằm góp phần hoạch định các chính sách phát triển du lịch hợp lý. Ngành du lịch cần tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về CSVCKT và cập nhật lên dữ liệu GIS để có thể xác định các đối tượng chịu tác động và khuyến cáo cho tất cả các đơn vị, doanh nghiệp nằm trong vùng có nguy cơ ngập có các phương án ứng phó phù hợp. Trong thời gian đến, ngành du lịch cần có những nghiên cứu và đánh giá cụ thể, để đảm bảo cho hoạt động du lịch ở khu vực này được duy trì và phát triển bền vững. 3. Kết luận Để phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh BĐKH và NBD, ngành du lịch cần sớm xem xét, ban hành kế hoạch hành động cũng như thực hiện các giải pháp để ứng phó kịp thời. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD của ngành du lịch được thực hiện, cần có sự nỗ lực của toàn ngành, đồng thời rất cần sự quan tâm chỉ đạo của các cấp từ trung ương xuống các địa phương ứng phó với BĐKH và NBD, cũng như sự phối hợp của các sở ban ngành, đoàn thể, các địa phương, doanh nghiệp trong cả nước.
  7. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội. 2. Văn phòng thuộc Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi Khí hậu và Nước biển dâng thành phố Đà Nẵng (2014), Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng. 3. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường (2011), Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội. TÓM TẮT Ở Việt Nam nói chung, các tỉnh ven biển nói chung, các hoạt động du lịch đều liên quan đến các yếu tố khí hậu, chẳng hạn như vị trí, quy mô của các khu du lịch ven biển chịu ảnh hưởng của nước biển dâng; mưa bão, số giờ nắng, lượng mưa, nền nhiệt độ ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động du lịch,… Trước yêu cầu phát triển du lịch bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu, đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động du lịch cũng như đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết, góp phần hỗ trợ ngành du lịch xây dựng và thực hiện thành công kế hoạch hành động của ngành.
nguon tai.lieu . vn