Xem mẫu

  1. Phòng tránh thương tật tại nhà cho bé
  2. TìmNhanh! - Ngay khi ở trong nhà trẻ cũng có thể bị thương do té ngã, bỏng lửa, nước sôi, hay ăn phải những chất độc hại…làm gì để giúp ngăn chặn những tai nạn này? Theo một nghiên cứu của tổ chức an toàn quốc gia của Mỹ cho biết hàng năm có 5 triệu trẻ em dưới 14 tuổi bị thương nay chính trong ngôi nhà của mình, 2, 700 em bị chết. Phần lớn là những tai nạn liên quan đến nước và lửa. Thủ phạm gây ra các tai nạn đau lòng cho bé bao gồm: - Té ngã cầu thang, sàn trơn, do leo trèo…gây thương tích chảy máu… - Nước: Nước từ trong phòng tắm, bể bơi, trong bể chứa nguy hiểm hơn là bỏng nước sôi. - Lửa: gây bỏng cho bé từ bếp. - Chất độc như xà phòng, nước rửa tay, chất khử mùi, mỹ phẩm, chất diệt côn trùng, diệt sâu bọ….
  3. - Bị cắn, lây bệnh khi chơi với chó mèo…. - Điện giật Làm gì để phòng tránh những tổn thương cho bé. - Luôn luôn chú ý đến chúng, phải luôn để mắt đến cả xung quanh nơi chúng chơi. Bảo vệ an toàn cho bé là cốt yếu cả ở trong và ngoài khuôn viên nhà. Điều tối cần thiết là bé phải luôn được giám sát bởi người lớn hay những người giữ trẻ. - Nếu bé còn nhỏ không nên để bé một mình hãy bế bé theo hoặc nhờ người tin cậy trông coi khi bạn cần đi có việc. - Chú ý không cho bé lại gần bếp, nước sôi. - Luôn luôn khoá cửa nhà vệ sinh để đề phòng tai nạn. Các đồ dùng trong nhà vệ sinh như sữa tắm, xà phòng…phải để xa tầm tay trẻ em. - Không để bé đi trên sàn nhà còn ướt.
  4. - Không trữ nước trong thau, chậu, thùng mà bé có thể bò vào trong đó chơi, nước ngâp 25 cm cũng có thể làm bé chết ngộp. - Khi bé biết đi bạn nên lấy những miếng đệm mút bít đầu các góc cạnh của bàn, ghế…để không gây nguy hiểm khi bé va phải. - Các bé thường thích leo lên cửa sổ, hãy làm loại cửa sổ có chắn song, tránh những loại có kính sắc hoặc nan sắt có thể làm kẹt tay bé. - Bạn có thể sử dụng nắp đậy an toàn cho những ổ cắm điện. Làm như vậy sẽ tránh ra tình trạng cháy nổ hay chập điện hoặc giật điện cho trẻ. - Những vật nóng như nồi cơm điện, bàn là , ống khói xe gắn máy phải được tách xa khỏi em bé. - Nếu như bạn chuẩn bị có em bé, hãy học cách sơ cứu trong các trường hợp ngạt thở, giật điện, bị hóc dị vật, bị bỏng, bị té ngã, ... trước khi em bé chào đời
nguon tai.lieu . vn