Xem mẫu

  1. Phòng tránh bỏng cho trẻ nhỏ Theo số liệu thống kê của khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia, 6 tháng đầu năm 2008 số bệnh nhân điều trị và cấp cứu tại khoa tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào mùa hè, số trẻ bị bỏng thường chiếm tỷ lệ cao hơn các mùa khác trong năm. Bởi vì đây là thời gian nghỉ hè các em học sinh bậc tiểu học và mẫu giáo bắt đầu được vui chơi, giải trí, trong khi các bậc cha mẹ lại bận rộn với công việc nên để con ở nhà cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc. Trong những tháng hè số bệnh nhân nhi tại khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia tăng đột biến, số giường bệnh chỉ đủ cho 40 bệnh nhân nhưng hiện tại khoa đang điều trị cho 68 cháu, có ngày phải cấp cứu trên 10 ca bỏng. Các bác sỹ Viện Bỏng Quốc gia cho biết: Do thiếu sự chăm sóc, giám sát của người lớn nên trẻ thường tự do đùa nghịch, khám phá rồi vô tình tiếp xúc với các tác nhân gây bỏng như điện, bếp ga, nước sôi... Ngoài ra, các em bị bỏng còn liên quan đến hoạt động vui chơi, giải trí trong kỳ nghỉ hè như thả diều, câu cá, bắt tổ chim dưới đường dây điện cao thế hay bỏng do xem người lớn nướng mực bằng cồn hoặc ga trong các chuyến đi biển nghỉ mát. Số liệu thống kê của khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia cho thấy, trẻ bị bỏng nước chiếm tỷ lệ 80%, trong số đó là bệnh nhân ở các vùng ven đô xung quanh Hà Nội chuyển về. Chị Nguyễn Thị Tâm, quê ở Nam Định đang chăm sóc cháu nhỏ 5 tháng tuổi trong viện kể lại: “Hôm đó ăn cơm xong, ông nội rót nước sôi ra ấm cho nguội để uống, khi quay ra lấy quạt thì cháu đã với cái ấm làm đổ từ vai xuống gây bỏng nặng toàn thân”. Một trong rất nhiều các nguyên nhân gây bỏng, đôi khi chỉ một chút lơ là, bất cẩn của người lớn đều dẫn đến tai nạn bỏng cho trẻ nhỏ.
  2. Theo các bác sỹ khoa Bỏng trẻ em, vì da của các cháu bé dưới 2 tuổi mỏng hơn 2,5 lần so với da của người lớn nên với nước sôi trên 550C các cháu có thể bị bỏng sâu. Trẻ bị bỏng nông từ 3-10% thường nằm viện khoảng 2 tuần và chỉ phải phẫu thuật một lần, còn các cháu bị bỏng trên 20% thì phải mổ tới 3- 4 lần. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ nhiệm khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia cho biết: “Trẻ bị bỏng do rất nhiều nguyên nhân nhưng bỏng điện cao thế là loại bỏng nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong cao, nhiều trường hợp nặng phải tháo khớp xương chân hoặc tay, mặc dù có cứu chữa được nhưng sau này vẫn để lại di chứng”. Theo chân các y, bác sỹ đi thăm các em nhỏ bị bỏng, có mặt tại phòng 406, chúng tôi đã gặp cháu Th (gia đình xin giấu tên), ở Tuyên Quang bị bỏng điện cao thế vì trèo lên cột điện bắt tổ chim nên bị phóng điện, toàn thân bỏng nặng phải băng bó khắp người, các bác sỹ cho biết mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng vẫn không giữ được cánh tay của cháu. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng chỉ tính riêng năm 2007, ở nước ta có hơn 9.000 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích, trong đó có hơn 7.500 trẻ em tử vong. Mỗi ngày nước ta bị mất đi 20 trẻ em và rất nhiều trường hợp bị tàn tật. Thống kê tại Viện Bỏng Quốc gia cho thấy, trước đây chỉ có khoảng 25-30% số gia đình biết xử lý ban đầu khi trẻ bị bỏng thì đến thời điểm này có khoảng 50% gia đình đã biết cách sơ cứu ban đầu trước khi chuyển đến các cơ sở y tế. Để phòng tránh những tai nạn cho trẻ nhỏ, trước hết người lớn cần tạo ra một môi trường vui chơi an toàn cho trẻ. Theo sự tư vấn của các y, bác sỹ Viện Bỏng Quốc gia, những dụng cụ dễ gây bỏng phải để trên cao và xa tầm tay trẻ em, với ổ điện không còn sử dụng nên bịt lại để tránh việc trẻ lấy thanh kim loại chọc vào. Khi trẻ bị bỏng cần ngâm rửa vết bỏng bằng nước sạch rồi băng lại. Đối với những trẻ trên 6 tuổi các bậc phụ huynh nên mua bảo hiểm cho trẻ khi không may gặp phải tai nạn. Để làm được điều này cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân biết cách phòng tránh thương tích cho trẻ nhất là trong dịp hè.
  3. Phòng tránh bỏng cho bé Bé khám phá cuộc sống bằng cách chạm vào nhiều thứ, gồm cả những thứ gây nguy hiểm. Để ngăn gừa bỏng, điều quan trọng là phải dạy bé những nguyên tắc an toàn. Một trong những bài học khó nhất với bé là bếp lò, lò sưởi hoặc những ngọn lửa nhấp nháy có thể gây bỏng. Và nếu bé chơi đùa với diêm hay bật lửa thì mối nguy hiểm càng lớn hơn. Cha mẹ cần dạy con những điều đơn giản để ngừa bỏng và những tình huống nguy hiểm có thể gây bỏng. An toàn cho bé khi ở nhà Có nhiều điều bình thường tại nhà, từ vòi nước nóng đến thức ăn nóng, những ổ điện đều có thể gây bỏng. Để ngừa bỏng cho con, cha mẹ cần” - Xem xét lắp đặt thiết bị chống bỏng vào bồn tắm và vòi hoa sen. Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ trước khi bé nhà bạn vào bồn tắm. - Không uống hoặc mang theo đồ uống nóng, soup khi bế bé. Khi bạn nấu nướng, nên xoay tay cầm của chảo vào phía trong. Không vừa bế con vừa nấu nướng. - Lắp đặt những hàng rào chặn ở lò sưởi và bếp để bé không dễ dàng xâm nhập vào vùng nguy hiểm được.
  4. - Không để bàn là quần áo trong tầm tay của bé. - Thức ăn hoặc đồ uống được hâm lại qua lò vi sóng có thể nóng hơn bạn tưởng. Không hâm nóng sữa bình cho con bằng lò vi sóng. - Hãy bao phủ toàn bộ ổ điện trong nhà vì nếu bé dùng cái thìa, chìa khóa hoặc một mảnh kim loại chọc vào ổ điện, bé có thể bị điện giật. An toàn ở ngoài - Không cho bé chơi gần những nguồn gây nguy hiểm. Luôn phải kiểm tra kĩ nhiệt độ nước tắm cho bé ( Ảnh minh họa) - Nếu cho bé ngồi trong xe đẩy và chơi ngoài công viên trong một ngày nắng, bạn cần bao bọc mặt trong của xe đẩy với khăn hoặc chăn mỏng, phòng khi chúng bị nóng do ánh nắng. - Không cho bé chơi pháo hoa loại nhỏ. Phòng cháy - Hãy cất giữ diêm, bật lửa trong tủ có khóa hoặc ngăn kéo an toàn. Cần dạy bé rằng diêm và lửa không phải là đồ chơi.
  5. - Hãy cẩn thận với nến và thuốc lá. Nên rập tắt nến mỗi khi ra khỏi phòng. Nếu trong nhà bạn có người hút thuốc, hãy cẩn thận với những đầu mẩu thuốc lá. - Giữ sạch và an toàn nơi đun nấu trong nhà bạn.
nguon tai.lieu . vn