Xem mẫu

  1. Phòng tránh bỏng cho trẻ em Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất. Tỷ lệ trẻ em bị bỏng chiếm từ 40-60% số người bị bỏng. Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất. Tỷ lệ trẻ em bị bỏng chiếm từ 40-60% số người bị bỏng. Độ tuổi hay bị bỏng là từ 1 – 6. Ở lứa tuổi này trẻ nhỏ hay hiếu động, nghịch, tò mò, muốn khám phá và chưa hiểu hết các điều nguy hiểm; đồng thời các động tác của tay chân chưa được điều chỉnh một cách thuần thục. Bỏng ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Lớp da trẻ em có những đặc điểm khác người lớn. Ở tuổi mẫu giáo nhà trẻ, chiều dày của da trẻ em mỏng hơn da người lớn 2,5 lần. Lớp tế bào có hạt sừng và sừng hóa rất mỏng, còn lớp mầm lại dày. Do đó việc che chở bảo vệ các lớp sâu của da không vững chắc, nên bỏng do mức nhiệt nào cũng có thể gây bỏng sâu ở trẻ em.
  2. Ở trẻ dưới 6 tuổi, hệ thống nhiệt chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt thường sốt cao sau khi bị bỏng, chuyển hóa cơ bản của trẻ nhỏ cao, cơ thể trẻ em lại phát triển nhanh, nhu cầu về ôxy, đạm, vitamin đòi hỏi nhiều nên nếu bị bỏng đồng thời với việc ăn uống sút kém, cơ thể suy yếu rất nhanh. Bỏng ảnh hưởng lớn đến tâm lý trẻ em (ảnh minh họa) Hệ thần kinh trung ương ở trẻ nhỏ cũng chưa được vững chắc nên thường xuyên xuất hiện cơn co giật, bỏng không chỉ gây ra sự đau đớn về thể xác mà còn khiến trẻ hoảng loạn về tinh thần như ngủ hay giật mình, sau khi điều trị khỏi thì khó hòa nhập hoặc mất nhiều thời gian để hòa nhập lại với môi trường của các em ở trường, lớp hay nơi ở. Về phát triển thể chất, nếu không được tư vấn và điều trị thì các di chứng ở trẻ sau bỏng sẽ nặng nề hơn so với người lớn do cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Để giảm và phòng tránh nguy cơ bỏng nói chung:
  3. o Không vừa nấu ăn vừa bế, ẵm trẻ. Khi nấu ăn, luôn luôn xoay cán xoong, chảo... vào phía trong. o Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, để bếp nơi bằng phẳng, cao ngoài tầm tay với của trẻ hoặc có vách ngăn không cho trẻ tới gần. o Thử đồ ăn trước khi cho trẻ ăn bất kỳ loại thực phẩm và thức uống nào để chắc chắn rằng thực phẩm đó không quá nóng. o Khi bưng bê nước nóng, thức ăn mới nấu... cần tránh xa trẻ để trẻ không va đụng. o Không để trẻ chơi với nước nóng. Nước nóng để tắm cho trẻ em nên không quá 38oC. o Giữ hóa chất, bật lửa và diêm xa tầm tay của trẻ em. o Giữ các nguồn nhiệt như nến, bếp lò, máy sấy tóc ra khỏi tầm với của trẻ em. o Không cho trẻ chơi, nô đùa ở nơi đang nấu ăn hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện... Giám sát việc sử dụng các thiết bị điện trong nhà. o Không để dụng cụ đựng nước nóng trong tầm tay với của trẻ em như nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống bô xe máy... o Luôn luôn cất giữ các chất dễ gây cháy bỏng vào tủ có khóa hoặc để ở những nơi ngoài tầm.
  4. o Không để trẻ chơi gần nguồn điện (ảnh minh họa) Hầu hết tai nạn bỏng ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ từ 1-6 tuổi đều do sự bất cẩn của người lớn, vì ở độ tuổi này trẻ chưa nhận thức được những nguy hiểm xung quanh, cha mẹ, người lớn trong gia đình mải làm việc hoặc chính bản thân một số cha mẹ cũng không nhận thức được những nguy cơ gây bỏng bất ngờ cho trẻ.
  5. Vì vậy để phòng tránh, cha mẹ cần luôn thường xuyên để ý, để mắt đến trẻ; đặc biệt là đối với trẻ trẻ nhỏ không cho trẻ đến gần những nơi có nguy cơ gây bỏng như bếp ga, phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa,... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được. Sắp xếp đồ đạc mọi thứ quanh nhà hợp lý, tất cả đồ vật dễ gây cháy nổ, bỏng phải để xa tầm tay trẻ em. … Trong tủ thuốc mỗi gia đình phải trang bị bông, gạc, băng, thuốc Pantelnol, HameSelaphin, Noni Leaf Serum... để dùng ngay khi không may có người bị bỏng.
nguon tai.lieu . vn