Xem mẫu

  1. Phòng tránh bệnh tay chân miệng Hầu hết các trường mầm non trên địa bàn TPHCM đã bắt đầu tựu trường học hè sau một khoảng thời gian ngắn tạm nghỉ. Theo Sở Y tế TPHCM, với quy luật mọi năm, đây là thời điểm các dịch bệnh lây lan ở học đường tăng cao, nhất là dịch bệnh tay chân miệng. Sáng 17-6, nhiều trường mầm non đã bắt đầu tổ chức học hè. Mặc dù trong thời gian nghỉ hè vừa qua, một số trường đã cho vệ sinh, tu sửa phòng học, khuôn viên nhà trường nhưng vẫn không lơ là phòng ngừa dịch bệnh. Tại Trường Mầm non 30-4 (quận 1), ngay khi đến lớp, các bé đều được cô giáo kiểm tra tay, chân và miệng để xem những dấu hiệu của bệnh. Bé nào có dấu hiệu bệnh sẽ được báo ngay với phụ huynh có cách chăm sóc hoặc cho cháu nghỉ ngơi ở nhà. Mặt khác, nhân viên y tế của nhà trường cũng túc trực ngay từ sáng sớm khi các bé đến lớp để nhận thuốc do các phụ huynh gửi lại hoặc ghi nhận tình hình sức khỏe của các cháu để có cách chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh. Theo một cán bộ quản lý nhà trường, mặc dù số lượng bé đăng ký học hè không nhiều nhưng các quy trình giám sát, phòng ngừa dịch bệnh vẫn được đảm bảo như khử khuẩn các lớp học hàng ngày, vệ sinh đồ chơi, bố trí các vòi nước kèm xà phòng rửa tay ở các góc sân trường…
  2. Chăm sóc bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. Trong khi đó, tổ chức học suốt mùa hè và có quy mô nhỏ nhưng Trường Mầm non Dreamhouse ở phường Tân Thuận Đông, quận 7 vẫn duy trì các hoạt động phòng dịch. Ngoài vệ sinh sát khuẩn các lớp học, nhà trường luôn kiểm tra tình trạng sức khỏe các cháu mỗi ngày. Trong những ngày nắng nóng, trước khi ngủ buổi trưa, các cháu được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ… Theo Sở Y tế TPHCM, hiện mùa tựu trường học hè đã đến và là cao điểm lây lan dịch bệnh tay chân miệng. “Thời điểm này năm ngoái dịch tay chân miệng bùng phát mạnh ở các trường học”, BS Nguyễn Hoài Nam, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế cảnh báo. Trước đó, vào tháng 4 vừa qua, Sở Y tế TPHCM đã ghi nhận một chùm ít nhất 10 trẻ tại Trường Mầm non Hoa Lan (xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh) phải nhập viện vì bệnh tay chân miệng, trong đó có 3 ca bệnh nặng.
  3. Trong khi đó, tại các bệnh viện nhi, số lượng ca mắc tay chân miệng đang có dấu hiệu tăng trở lại kể từ tháng 5 vừa qua. Theo BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2 - TPHCM, hiện mỗi ngày vẫn điều trị nội trú trung bình 40 - 50 cháu bệnh tay chân miệng, chưa kể số bệnh nhi cho điều trị ngoại trú gấp 2 - 3 lần. Vệ sinh hàng ngày Trước diễn tiến theo chiều hướng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chủ động phòng chống bệnh cho con em mình bằng các phương pháp vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần bằng dung dịch sát khuẩn tại khu vực các bé sinh hoạt vui chơi; rửa tay bằng xà bông trước khi tiếp xúc với bé; giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể của trẻ và người giữ trẻ. Theo BS Trương Hữu Khanh, khi thấy trẻ có các biểu hiện nóng sốt; đau họng, chảy nước bọt liên tục; biếng ăn hoặc bỏ ăn; khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều và bất thường; nổi bóng nước ở lòng bàn chân, bàn tay, loét đỏ ở miệng… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, theo Sở Y tế TPHCM, hầu hết thời gian các bé đều ở trường, do đó công tác phòng chống dịch bệnh ở trường học có vai trò rất quan trọng. Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam cho rằng, ngành giáo dục và các trường học phải cử cán bộ y tế tham gia các lớp tập huấn phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch tay chân miệng cũng như cập nhật các kiến thức mới về phòng ngừa dịch bệnh. Cùng với đó, nhà trường cần có kế hoạch vệ sinh, sát khuẩn hàng ngày, hàng tuần nhưng phải đảm bảo việc dạy và học. Bác sĩ Nam cũng cho biết, sắp tới sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT TPHCM kiểm tra, giám sát công tác phòng ngừa dịch bệnh ở các trường học… Nhận định về dịch bệnh tay chân miệng, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng vừa chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát và phòng ngừa, nhất là thời điểm tựu trường. Theo Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay cả nước có gần 15.000 ca mắc tay chân miệng với 4 ca tử vong. Và đây là một trong 10 dịch bệnh có số tử vong cao nhất tại Việt
  4. Nam trong thời gian qua. Do đó, việc chủ động phòng ngừa hạn chế ca mắc và tử vong là rất quan trọng. Cục Y tế dự phòng khuyến cáo dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra, lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp và có nhiều tuýp virus gây bệnh nhưng hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy cần nâng cao ý thức rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; người bệnh nên che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; thường xuyên lau sạch các bề mặt và vật dụng đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, ít nhất 2 lần trong ngày; cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung chén, muỗng; tránh tiếp xúc với người đã mắc bệnh; theo dõi và phát hiện sớm để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh và đưa trẻ đến cơ sở y tế; các nhà trẻ, mẫu giáo phải có các khu vực rửa tay bằng xà phòng, có khu vực xử lý chất thải theo quy định Chăm sóc đúng cách trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà Hầu hết trẻ mắc bệnh tay chân miệng (TCM) độ 1 đều được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Hầu hết trẻ mắc bệnh tay chân miệng (TCM) độ 1 đều được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên vì tính chất dễ lây lan và việc phát tán mầm bệnh khá thuận lợi khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh, chăm sóc trẻ mắc bệnh TCM tại nhà nếu không thực hiện đúng cách sẽ làm gia tăng số trẻ mắc bệnh tại gia đình và cộng đồng khiến việc phòng ngừa bệnh gặp nhiều khó khăn hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em nhất là trẻ nhỏ.
  5. 1. Thực hiện việc cách ly đúng cách giữa trẻ bệnh – trẻ lành để hạn chế sự lây lan - Trẻ xác định đã mắc bệnh TCM phải được nghỉ học từ 7 ngày – 10 ngày để ngăn chặn sự lây lan cho trẻ khác trong môi trường học đường. - Nếu gia đình có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh bằng nhiều cách tùy theo hoàn cảnh gia đình như gởi trẻ lành tạm thời ở một nơi khác, khuyến khích trẻ bệnh không nên chơi chung với trẻ lành, cần giám sát chặt chẽ các hoạt động của trẻ bệnh trong sinh hoạt thường nhật… - Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành.
  6. Thực phẩm ngăn ngừa tóc bạc sớm Những loại thực phẩm cực tốt cho ‘đấng mày râu’ (P2) 2. Thực hiện việc giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ bệnh giúp trẻ mau lành bệnh - Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng nước sạch giúp hạn chế sự lan truyền bệnh TCM cho người lành và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ. - Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh TCM qua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh tay chân miệng trên đôi tay của
  7. trẻ - Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. - Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn…nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. - Chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: kiêng tắm, kiêng gió - ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 3. Tạo môi trường sống trong lành và an toàn giúp trẻ khỏe mạnh hơn - Người chăm sóc trẻ như cha mẹ, ông bà, người giữ trẻ…cần giữ sạch đôi tay qua việc rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi làm vệ sinh, thay tã lót cho trẻ nhằm hạn chế sự gieo rắc vi rút
  8. gây bệnh TCM cho những trẻ lành khác trong gia đình. - Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn được ngành Y tế khuyên dùng như dung dịch Cloramin B 2%, dung dịch nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn để tạo tính an toàn cho trẻ khi sử dụng. - Phòng ốc nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dunh dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.
nguon tai.lieu . vn