Xem mẫu

  1. Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 148-154 Case Report Laparoscopic Surgery for Hiatal Hernia in Children: A Case Report Vu Truong Nhan1*, Nguyen Hien1Trinh Nguyen Ha Vi2, Pham Ngoc Thach1 Children’s Hospital No 2, 14 Ly Tu Trong, Ward Ben Nghe, District 1, 1 Ho Chi Minh City, Vietnam 2 University of Medicine and Pharmacy, 217 Hong Bang, Ward 11, District 5, Ho Chi Minh City, Vietnam Received 20 April 2022 Revised 5 May 2022; Accepted 15 May 2022 Abstract A hiatal hernia defined as the herniation of abdominal organs through the esophageal hiatus of the diaphragm is a rare disease in children. Nissen’s surgery has become the standard surgical method for the treatment of hiatal hernia. Today, with the development of laparoscopic surgery, modified Nissen’s surgery are gradually being applied more widely. In developed countries, there have been many studies evaluating laparoscopic surgery for hiatal hernia in children as effective, safe and less invasive. We report a case of a 10-month- old boy with recurrent wheezing who was diagnosed hiatal hernia. The patient underwent laparoscopic surgery. After surgery, the patient recovered quickly, without complications. Keyword: hiatal hernia, diaphragmatic hernia, Nissen fundoplication, laparoscopic surgery. * Corresponding author. E-mail address: vutruongnhandr@gmail.com https://doi.org/10.47973/jprp.v6i3.424 148
  2. V.T. Nhan et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 148-154 149 Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị khe thực quản ở trẻ em: Báo cáo một trường hợp bệnh Vũ Trường Nhân1*, Nguyễn Hiền1, Trịnh Nguyễn Hạ Vi2, Phạm Ngọc Thạch1 1 Bệnh viện Nhi đồng 2, 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Nhận ngày 20 tháng 4 năm 2022 Chỉnh sửa ngày 5 tháng 5 năm 2022; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 5 năm 2022 Tóm tắt Thoát vị khe thực quản là một bệnh hiếm gặp ở trẻ em, được định nghĩa là hiện tượng thoát vị các thành phần trong ổ bụng qua khe thực quản của cơ hoành. Phẫu thuật khâu cuốn phình vị theo Nissen đã trở thành phương pháp phẫu thuật tiêu chuẩn để điều trị thoát vị khe thực quản. Ngày nay với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, các phương pháp khâu cuốn phình vị cải biên dần được áp dụng rộng rãi hơn. Ở các nước phát triển, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị khe thực quản ở trẻ em là an toàn và ít xâm lấn. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bé trai 10 tháng tuổi với biểu hiện khò khè tái phát và được chẩn đoán thoát vị khe thực quản. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị. Sau mổ, bệnh nhi phục hồi nhanh, không có biến chứng và vết mổ thẩm mỹ. Từ khoá: thoát vị khe thực quản, thoát vị hoành, phẫu thuật Nissen, phẫu thuật nội soi. I. Đặt vấn đề trùng hô hấp hay thậm chí là các bệnh lý thần Thoát vị khe thực quản (TVKTQ) là hiện kinh – cơ. Hiện nay, chẩn đoán TVKTQ chủ tượng khi một phần dạ dày chui lên lồng yếu dựa vào hình ảnh học như: X-quang thực ngực qua khe thực quản, đôi khi có thể có quản – dạ dày cản quang (TOGD), chụp cắt một phần các tạng khác như: đại tràng, ruột lớp vi tính (CLVT), nội soi tiêu hóa trên,… non, lách, trong trường hợp khe thoát vị lớn. Sự phát triển của hình ảnh học ngày nay đã Đây là một bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Ngược góp phần lớn vào việc chẩn đoán TVKTQ lại ở người lớn, đây là một bệnh thường gặp [2-3]. Phẫu thuật là phương pháp điều trị với tỷ lệ gần 60% số người trên 50 tuổi [1]. được lựa chọn khi TVKTQ có triệu chứng và Các bệnh nhân thường không có triệu chứng không đáp ứng với điều trị nội khoa. Phẫu hoặc triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng, dễ thuật khâu cuốn phình vị theo Nissen đã trở chẩn đoán lầm với các bệnh lý nội khoa khác thành phương pháp phẫu thuật tiêu chuẩn để như trào ngược dạ dày-thực quản, nhiễm điều trị TVKTQ. Ngày nay với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, các phương pháp khâu * Tác giả liên hệ cuốn phình vị cải biên dần được áp dụng rộng E-mail address: vutruongnhandr@gmail.com rãi hơn [3]. Ở các nước phát triển, đã có nhiều https://doi.org/10.47973/jprp.v6i3.424 nghiên cứu đánh giá sự hiệu quả, biến chứng
  3. 150 V.T. Nhan et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 148-154 cũng như tiên lượng dài hạn sau mổ của các Sau xuất viện 2 tuần, bệnh nhi bắt đầu ho, phương pháp phẫu thuật điều trị TVKTQ [4- khò khè và thở mệt nên nhập Bệnh viện Nhi 6]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dù đã tiến hành Gia Lai. Bệnh nhi được chụp CT scan ngực điều trị phẫu thuật TVKTQ từ lâu – cả mổ mở ghi nhận dạ dày trên lồng ngực. Sau đó, bệnh và nội soi, nhưng hiện nay vẫn chưa có nhiều nhi được chuyển Bệnh viện Nhi đồng 2 với nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị TVKTQ. chẩn đoán theo dõi thoát vị khe thực quản. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi Khám lâm sàng lúc nhập viện với tổng trạng thoát vị khe thực quản được điều trị qua nội tốt, sinh hiệu ổn định, chưa phát hiện bất soi tại Bệnh viện Nhi đồng 2. thường qua khám ngực, bụng. Trong lần nhập viện này, bệnh nhi được II. Giới thiệu ca bệnh siêu âm ngực-bụng, kết quả thoát vị hoành Bé trai, 4 tháng tuổi, tiền căn sản khoa phải, tạng thoát vị là dạ dày. Phim chụp không ghi nhận bất thường, cách nhập viện 1 TOGD ghi nhận dạ dày trong lồng ngực kết tháng bệnh nhi ho, khò khè và thở mệt nhập hợp với kết quả phim CLVT tuyến trước phù Bệnh viện Nhi Gia Lai, bệnh nhi được chẩn hợp với chẩn đoán thoát vị khe thực quản đoán viêm phổi và điều trị nội khoa 1 tuần. (Hình1). Hình 1. Dạ dày nằm ở trên lồng ngực trên phim chụp TOGD Bệnh nhi được điều trị qua phẫu thật nội soi đường bụng với 5 trocar: trocar 10mm ở rốn, 2 trocar 5mm ở dưới sườn phải và trái, 2 trocar 5mm ở 2 bên hông. Thoát vị qua khe thực quản, tạng thoát vị là dạ dày, đại tràng và mạc nối. Lỗ thoát vị có đường kính ngang khoảng 3cm và đường kính trước sau khoảng 3cm. Chúng tôi tiến hành đưa tạng thoát vị vào ổ bụng, khâu khép lỗ thoát vị bằng chỉ Silk 2-0 mũi rời, và thực hiện phẫu thuật Nissen. Thời gian mổ là 200 phút. Bệnh nhi được rút nội khí quản chuyển sang thở Oxy/canula ngay sau mổ. Chụp phim TOGD kiểm tra ngày hậu phẫu 3 (Hình 2) dạ dày dưới cơ hoành, thuốc thông tốt. Bệnh nhi được cho ăn uống lại và xuất viện sau 12 ngày.
  4. V.T. Nhan et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 148-154 151 Hình 2. Phim TOGD sau mổ 3 ngày Sau mổ một tháng, bệnh nhi được tái khám, vết mổ lành tốt (Hình 3). Theo dõi trong 12 tháng sau mổ, bệnh nhi ăn uống được, lên cân tốt, không ói ọc, không ghi nhận biến chứng và tái phát. Hình 3. Hình ảnh vết mổ lành tốt III. Bàn luận thực quản (teo thực quản, bỏng thực quản,…) Thoát vị khe thực quản là hiện tượng khi [7]. Thoát vị khe thực quản được chia thành một phần dạ dày chui lên lồng ngực qua khe hai nhóm lớn là thoát vị trượt khe thực quản thực quản, đôi khi có thể có một phần các và thoát vị cạnh thực quản [8]. Hầu hết những tạng khác như: đại tràng, ruột non, lách, trong bệnh nhân có thoát vị nhỏ thường không có trường hợp khe thoát vị lớn. Đây là một bệnh triệu chứng. Những bệnh nhân có thoát vị lớn lý hiếm gặp ở trẻ em. Ngược lại ở người lớn, thường biểu hiện triệu chứng của tình trạng đây là một bệnh thường gặp với tỷ lệ gần 60% trào ngược dạ dày-thực quản gồm ợ nóng, số người trên 50 tuổi [1]. TVKTQ có thể do nôn và nuốt khó. Hiếm khi thấy biến chứng ở những khiếm khuyết bẩm sinh ở lỗ thực quản loại thoát vị này, nếu có thường liên quan đến cơ hoành hoặc do mắc phải sau các chấn trào ngược (thực quản Barrett, viêm đường thương, phẫu thuật có liên quan đến vùng hô hấp tái phát nhiều lần,…) [7,9].
  5. 152 V.T. Nhan et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 148-154 Đối với loại thoát vị cạnh khe thực quản, cần thiết [7-8]. Những năm gần đây số lượng có thể dẫn đến các biên chứng như: xoắn ca bệnh báo cáo tăng lên có thể do việc nâng dạ dày, xuất huyết do loét dạ dày, viêm dạ cao cảnh giác trong chẩn đoán. Bệnh nhân dày hoặc xói mòn thành dạ dày (tổn thương của chúng tôi cũng có những biểu hiện triệu Cameron) khi túi thoát vị bị nghẹt. Biến chứng hô hấp mơ hồ như ho, sốt tái lại. Bệnh chứng hô hấp do tạng thoát vị lên lồng ngực nhi cũng nhiều lần được chụp X-quang ngực nhiều chèn ép phổi. Ở trẻ em, biểu hiện bệnh nhưng chưa có bất thường nào được ghi nhận. thường là những đợt nhiễm trùng hô hấp tái Bệnh nhân có TVKTQ được chỉ định điều đi tái lại và được phát hiện khi chụp phim trị phẫu thuật trong các trường hợp: tất cả Xquang ngực thẳng. Chẩn đoán thường thông các trường hợp thoát vị cạnh thực quản có qua chụp phim X-quang ngực, phim thực triệu chứng (nuốt khó, nôn ói, đau sau xương quản-dạ dày cản quang và CT scan. Hình ảnh ức,…): phẫu thuật cấp cứu trong các trường của TVKTQ là một khối dạng nang, giới hạn hợp có biến chứng nhứ xoắn dạ dày thứ phát, rõ, nằm sau bóng tim, có thể kèm mực nước – tắc nghẽn đường ra dạ dày hay xuất huyết hơi hoặc thể hiện gián tiếp qua hình dãn thực tiêu hóa không kiểm soát [13]. Các trường quản hoặc vị trí bất thường của ống thông dạ hợp thoát vị trượt khe thực quản có triệu dày trong lồng ngực. X-quang thực quản- dạ chứng thất bại với điều trị nội khoa hoặc có dày cản quang giúp đánh giá được kích thước biến chứng nặng (viêm phổi hít, hen phế quản khối thoát vị, trục của dạ dày cũng như vị trí không kiểm soát, viêm hẹp thực quản, thực chính xác của đường Z (vòng B) tương quan quản Barrett) [14-15]. với tạng thoát vị. Thoát vị trượt khe thực quản Phẫu thuật điều trị TVKTQ hiện nay có được chẩn đoán khi khoảng cách từ đường Z thể được thực hiện qua ngả bụng (mổ mở đến khe thực quản cơ hoành lớn hơn 2 cm hoặc mổ nội soi) hoặc qua ngả ngực. Tiếp cận [10]. qua ngả ngực cho phép phẫu thuật viên đánh Tuy nhiên, chỉ khoảng 15% số trường hợp giá tốt về khối thoát vị, kích thước khe thực có hình ảnh đường Z rõ trên lâm sàng [11]. quản cũng như khả năng di động thực quản Tiêu chuẩn để xác định vị trí đường Z trên tốt hơn ngả bụng. Tuy nhiên, hiện chưa có phim X-quang cản quang là hình ảnh vòng nghiên cứu ngẫu nhiên nào so sánh hiệu quả thắt nằm ngay trên các nếp nhăn niêm mạc dạ giữa các cách tiếp cận. Ngoài ra, ý kiến của dày và/hoặc vòng thắt có đường kính nhỏ hơn nhiều chuyên gia cho rằng thời gian mắc bệnh 13mm [11-12]. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và thời gian hồi phục kéo dài liên quan đến có ưu điểm trong việc đánh giá chính xác kích đường mổ ngực khiến cho phương pháp này thước khối thoát vị, các tạng thoát vị và mối hiện nay không còn được sử dụng rộng rãi tương quan giải phẫu với các cơ quan lân cận. [8]. Hiện nay phẫu thuật nội soi ổ bụng được Việc chụp CLVT có thể dựng hình nhiều mặt xem là cách tiếp cận tiêu chuẩn trong điều phẳng khác nhau (mặt phẳng đứng dọc, mặt trị phẫu thuật TVKTQ. So với mổ mở, mổ phẳng trán) và cả dựng hình 3D giúp tăng độ nội soi có thời gian nằm viện ngắn hơn, bệnh nhạy trong việc chẩn đoán TVKTQ. Theo các nhân phục hồi nhanh hơn, ít các biến chứng tác giả chẩn đoán TVKTQ chỉ nên thực hiện như đau, nhiễm trùng vết mổ hơn và có tỉ lệ X-quang thực quản – dạ dày cản quang hoặc tái phát tương đương. Mổ mở được chỉ định chụp CLVT để tránh phơi nhiễm tia X không trong các trường hợp TVKTQ có biến chứng,
  6. V.T. Nhan et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 148-154 153 TVKTQ tái phát hoặc có tiền căn phẫu thuật [3] Stylopoulos N, Rattner DW. The vùng bụng trước đó [7-8]. History of Hiatal Hernia Surgery. Năm 2016, Mohamed R. [5] báo cáo Ann Surg 2005;241(1):185- nghiên cứu so sánh mổ mở và mổ nội soi với 193. https://doi.org/10.1097/01. cỡ mẫu 20 ca bệnh trong vòng 8 năm (2006 sla.0000149430.83220.7f - 2014). Thời gian theo dõi sau mổ là 9 - 12 [4] Cheng C, Wu Y, Pan W et al. Follow-up tháng. Thời gian mổ mở ngắn hơn (trung bình report of laparoscopic fundoplication 117,6 phút so với 168,3 phút) và thời gian cho in different types of esophageal hiatal ăn lại lâu hơn so với mổ nội soi (trung bình hernia in children. J Laparoendosc Adv 4,2 ngày so với 2 ngày). Thời gian nằm viện Surg Tech A 2019;29(10):1320-1324. ở nhóm mổ nội soi trung bình 24,3 ngày, ngắn https://doi.org/10.1089/lap.2019.0071 hơn ở nhóm mổ mở 56,2 ngày. Không ghi [5] Mohamed R. Laparoscopic versus nhận trường hợp nào tái phát. Có 1 ca tử vong open management of hiatal hernia in do phẫu thuật bệnh tim mạch kèm theo. Năm children. Egypt J Surg 2016;35(3):209- 2019, Cheng C. [4] tổng kết 110 ca TVKTQ 214. https://doi.org/10.4103/1110- được điều trị khâu cuốn phình vị qua nội soi 1121.189407 nhằm so sánh tính hiệu quả, biến chứng sau [6] Yousef Y, Lemoine C, St-Vil D et al. mổ và tiên lượng dài hạn giữa thoát vị trượt Congenital paraesophageal hernia: The khe thực quản và thoát vị cạnh thực quản. Montreal experience. J Pediatr Surg Kết quả, không có sự khác biệt về biến chứng 2015;50(9):1462-1466. https://doi. cũng như chất lượng cuộc sống sau mổ giữa org/10.1016/j.jpedsurg.2015.01.007 hai loại thoát vị, phẫu thuật nội soi là một [7] Garvey EM, Ostlie D. Hiatal and phương pháp tiếp cận an toàn và hiệu quả để paraesophageal hernia repair in điều trị tất cả các loại TVKTQ. pediatric patients. Seminars in Pediatric IV. Kết luận Surgery 2017;26(2):61-66. https://doi. org/10.1053/j.sempedsurg.2017.02.008 Thoát vị khe thực quản là bệnh hiếm gặp ở trẻ em, được chẩn đoán bởi hình ảnh dạ dày [8] Kohn GP, Price RR, DeMeester SR et al. lên lồng ngực qua khe thực quản trên phim Guidelines for the management of hiatal chụp đường tiêu hóa có cản quang. Phẫu thuật hernia. Surg Endosc 2013;27(12):4409- nội soi ổ bụng điều trị thoát vị khe thực quản 4428. https://doi.org/10.1007/s00464- ở trẻ em là an toàn và có tính thẩm mỹ cao. 013-3173-3 [9. Hines OJ. Esophagus and Diaphragmatic Tài liệu tham khảo Hernia. Schwartz’s Principles of Surgery, [1] Goyal RK. Diseases of the Esophagus. McGraw- Hill Medical 2010:1568- Harrison’s Principles of Internal 1732. Medicine 2008, 17th. [10] Yu HX, Han CS, Xue JR et al. Esophageal [2] Hollwarth ME. Gastroesophageal Reflux hiatal hernia: risk, diagnosis and Disease. Pediatric Surgery, Elsevier management. Expert Rev Gastroenterol Health Sciences 2012:947-958. Hepatol 2018;12(4):319-329. https://
  7. 154 V.T. Nhan et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 148-154 doi.org/10.1080/17474124.2018.144171 Surg 2016;264(5):854-861. https://doi. 1 org/10.1097/sla.0000000000001877 [11] Kahrilas PJ, Kim Hc, Pandolfino [14] Fornari F, Madalosso CAS, Farre R et al. JE. Approaches to the diagnosis and grading of hiatal hernia. Best Pract Res The role of gastro-oesophageal pressure Clin Gastroenterol 2008;22(4):601- gradient and sliding hiatal hernia 616. https://doi.org/10.1016/j. on pathological gastro-oesophageal bpg.2007.12.007 reflux in severely obese patients. Eur J [12] Canon CL, Morgan DE, Einstein Gastroenterol Hepatol 2010;22(4):404- DM et al. Surgical Approach to 411. https://doi.org/10.1097/ Gastroesophageal Reflux Disease: What the Radiologist Needs to Know. meg.0b013e328332f7b8 RadioGraphics 2005;25(6):1485-1499. [15] Stefanidis D, Hope WW, Kohn GP et https://doi.org/10.1148/rg.256055016 al. Guidelines for surgical treatment of [13] Markar SR, Mackenzie H, Huddy JR gastroesophageal reflux disease. Surg et al. Practice Patterns and Outcomes After Hospital Admission With Acute Endosc 2010;24(11):2647-2669. https:// Para-esophageal Hernia in England. Ann doi.org/10.1007/s00464-010-1267-8
nguon tai.lieu . vn