Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LÊ THỊ THU HIỀN Trường Đại học Quảng Bình Email: thuhien146@gmail.com Tóm tắt: Nguồn nhân lực được xem là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình. Để có thể thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ngành du lịch Quảng Bình cần nhanh chóng chuyển mình trong mọi hoạt động, trong đó có việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nghiên cứu đã thu thập, tổng hợp, phân tích và chỉnh lý số liệu thông qua các kênh thông tin thứ cấp ở các phòng ban và các đơn vị liên quan đến nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình hướng đến phát triển du lịch bền vững trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Phát triển, nguồn nhân lực, du lịch, Quảng Bình, Cách mạng công nghiệp 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XXI, thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghệ và đang trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, giai đoạn nền kinh tế tri thức đã mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người với những thay đổi dưới thời đại công nghệ số. Để đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh khoa học, công nghệ không ngừng phát triển, nhất là thế giới đang bước vào cách mạng công nghiệp 4.0 với những thay đổi đột phá thì nguồn nhân lực chính là trung tâm. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự thay đổi lớn trong các ngành kinh tế và du lịch không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của làn sóng này. Cuộc cách mạng đã góp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước thì nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng. Bởi nguồn nhân lực chính là thành phần quyết định trong việc xây dựng nên các sản phẩm du lịch, quản lý và điều hành các hoạt động du lịch. Trong ngành du lịch nói chung và kinh doanh nhà hàng, khách sạn nói riêng, thái độ và năng lực phục vụ nhân viên trực tiếp làm nên chất lượng dịch vụ, đây là yếu tố quyết định quan trọng trong chất lượng dịch vụ nói chung. Tỉnh Quảng Bình được đánh giá là nơi có tiềm năng lớn về du lịch với tài nguyên thiên nhiên và địa hình đa dạng các loại hình từ núi, rừng, đồi, đồng bằng ven biển, hải đảo đặc biệt là hệ thống các hang động tự nhiên. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch trong đó nguồn nhân lực du lịch chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Do đó, vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với địa phương. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các số liệu, tài liệu, các công trình nghiên cứu, báo cáo tổng kết của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình và các bài báo, tạp chí có liên quan đến nguồn nhân lực du lịch. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về nghề phục vụ khách sạn, nhà hàng còn hết sức hạn chế. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay, có một số 164
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 tác giả đã có một số công trình nghiên cứu, các giáo trình đề cập đến nghề phục vụ nhà hàng, khách sạn, một số đơn vị đào tạo nghề du lịch có các ngành đào tạo như buồng, bàn, lễ tân... Trong đó tiêu biểu là Vai trò, đặc trưng của bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho du khách trong doanh nghiệp du lịch, nghề phục vụ ăn uống (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2006)... Bên cạnh đó, năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực du lịch Việt Nam và đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển. Năm 2014, tác giả Lê Anh Tuấn xây dựng bộ tiêu chí làm công cụ cho việc đánh giá mức độ đáp ứng nghề du lịch, nghề dịch vụ nhà hàng. Bộ tiêu chí này sử dụng dễ dàng cho việc đánh giá nhiều khía cạnh của đội ngũ nhân lực phuc vụ nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, một số bài báo liên quan như Thực trạng nhân lực du lịch tỉnh Khánh Hòa của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Diệp (2019), Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XI, Nhà Xuất bản Thanh niên, Hà Nội và Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập của PGS.TS. Hoàng Trung Lương đã phân tích đặc điểm thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nhân lực của ngành du lịch. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch bằng việc thu nhận thông tin và báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình và một số tài liệu khác về cách mạng công nghiệp 4.0. Phương pháp tổng hợp, phân tích và chỉnh lý số liệu: số liệu được thu thập thông qua các kênh thông tin thứ cấp ở các phòng ban và các đơn vị liên quan đến nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn nghiên cứu. Dựa trên nguồn dữ liệu thu thập thống kê sau đó tổng hợp, xử lý dữ liệu, phân tích dữ liệu làm cơ sở cho nội dung nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm trong ngành du lịch Quảng Bình Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tuy mới bắt bắt đầu (từ đầu thế kỷ XXI) nhưng đã và đang làm thay đổi sâu sắc đối với mọi mặt hoạt động của con người cũng như đối với nhiều ngành kinh tế, tạo ra nhiều việc làm đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất hay gọi đơn giản là “công nghệ số” [4]. Trong đó, mỗi công dân có thể trở thành một doanh nghiệp số, mọi doanh nghiệp đều trở thành doanh nghiệp số, mọi lãnh đạo trở thành lãnh đạo số, mọi chính phủ trở thành chính phủ số và nền giáo dục cũng trở thành giáo dục số. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra, với sức ảnh hưởng ngày các lớn tác động đến cuộc sống của con người ở tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đào tạo nhân lực. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và phân hóa cao. Tự động hóa ảnh hưởng đến công việc văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng và các ngành hỗ trợ. Tự động hóa, báo cáo tự động và trợ lý ảo sẽ trở nên phổ biến. “Robot tư vấn” trong du lịch là điện thoại, máy tính bảng... Chính vì vậy, một bộ phận nhân viên văn phòng, lao động giản đơn và những người không thích ứng với công nghệ mới sẽ ra khỏi ngành du lịch. Điều này cũng sẽ là một gánh nặng cho địa phương để giải quyết số lao động thất nghiệp dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành du lịch Quảng Bình đã từng bước khẳng định vị thế trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đóng góp tích cực vào tạo việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Để có thể thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ngành du 165
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 lịch Quảng Bình cần nhanh chóng chuyển mình trong mọi hoạt động, trong đó có việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu quả hoạt động. 3.2. Thực trạng lao động trực tiếp trong ngành du lịch Quảng Bình 3.2.1. Về số lượng lao động Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú. Bảng 1. Cơ sở lưu trú và lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phân theo hạng cơ sở Cơ sở lưu trú Năm 2009 Năm 2014 Năm 2019 (ước tính) Hạng Tổng số cơ sở Tổng số cơ sở Tổng số cơ sở Tổng số cơ sở lưu trú 177 265 390 Số buồng 2.706 3.953 6.400 5 sao 0 1 2 4 sao 0 2 7 3 sao 0 3 9 2 sao 5 21 35 1 sao 11 22 41 Khác 161 216 296 Đơn vị lữ hành 8 21 41 Quốc tế 1 3 15 Nội địa 7 18 26 Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình năm 2019 Về lưu trú du lịch: toàn tỉnh có khoảng 390 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 35 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 41 khách sạn 1 sao cùng hệ thống các nhà nghỉ du lịch, homestay, farmstay với khoảng 6.400 buồng, 12.260 giường [4]. Về lữ hành: toàn tỉnh hiện có 41 đơn vị lữ hành đăng ký hoạt động, trong đó có 15 đơn vị lữ hành quốc tế và 26 đơn vị lữ hành nội địa [4]. Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách du lịch, thương mại, dịch vụ cũng tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành với hình thức đại lý hoặc văn phòng đại diện. Về các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác: toàn tỉnh hiện có gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cùng các cơ sở, cửa hàng cung cấp các sản phẩm phục vụ du khách tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 18 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch [3]. Tổng số hướng dẫn viên được cấp thẻ đang hoạt động là 260 người, trong đó có 109 hướng dẫn viên nội địa và 151 hướng dẫn viên quốc tế [4]. Sự gia tăng mạnh mẽ của các cơ sở lưu trú, cơ sở lữ hành và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đã góp phần làm gia tăng số lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch tỉnh Quảng Bình. Đến nay, toàn ngành du lịch Quảng Bình có khoảng 5.000 lao động trực tiếp và 11.000 lao động gián tiếp [3]. Hiện có gần 30 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch (chủ yếu là các khu nghỉ dưỡng, khách sạn) vơi tổng mức đăng ký đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng trong đó đáng chú ý như Dự án quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp của tập đoàn 166
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 FLC; dự án TMS Resort của Công ty CP Toàn cầu TMS cùng nhiều đề án xây dựng các tour du lịch mạo hiểm mới trong khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng [5]. 3.2.2. Về chất lượng lao động Về trình độ đào tạo: Trong tổng số 5.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, thì số lượng nhân lực có trình độ đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và số người được đào tạo về du lịch chiếm tỷ lệ còn thấp (dưới 50%) [3]. Về độ tuổi lao động trong ngành du lịch: Độ tuổi lao động ngành du lịch của tỉnh hiện nay tương đối trẻ, chủ yếu dưới 35 tuổi. Độ tuổi này chính là lực lượng lao động có trình độ văn hóa cao đẳng hoặc đại học, đa số họ sử dụng được ngoại ngữ và tiếp thu nhanh kiến thức. Về trình độ chuyên môn: chất lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Quảng Bình không đồng đều. Thực tế, mặc dù nguồn nhân lực du lịch khi qua tuyển dụng đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch nhưng doanh nghiệp du lịch vẫn phải đào tạo lại để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Ngành du lịch phát triển mạnh, dẫn đến thu nhập từ ngành này tăng chính là sức hút đối với lao động có trình độ chuyên môn cao về du lịch từ các nơi khác đến. Bên cạnh đó, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình cũng đã đáp ứng được một lực lượng lớn lao động chuyển dịch từ những ngành khác sang, trong đó ngày càng thu hút nhiều lao động chuyển dịch từ khu vực nông thôn. 3.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Quảng Bình trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 Sở Du lịch Quảng Bình đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức và phát triển du lịch cho cán bộ, giảng viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang trên toàn tỉnh. Năm 2018, Sở Du lịch đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển khách du lịch; 01 lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô điện bốn bánh; 02 lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch và nâng cao nhận thức phát triển du lịch cộng đồng cho người dân tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch và huyện Bố Trạch [2]. Sở Du lịch phối hợp với Trường Trung cấp Du lịch Công nghệ số 9 tổ chức đào tạo 07 lớp nghề lễ tân, buồng, bàn, nấu ăn, phục vụ nhà hàng, quản lý cơ sở lưu trú và kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân [3]; các lớp chứng chỉ du lịch ngắn hạn; các lớp tập huấn cho hướng dẫn viên nhằm góp phần từng bước chuyên nghiệp hóa nhân lực trong ngành du lịch, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh điểm đến Quảng Bình an toàn, thân thiện, mến khách. 3.4. Hạn chế và nguyên nhân 3.4.1. Hạn chế Về mặt số lượng: Đội ngũ giảng viên giảng dạy du lịch chưa đáp ứng nhu cầu thực tế cả về số lượng và chất lượng. Tại các cơ sở đào tạo, số lượng giảng viên chuyên ngành du lịch còn ít. Một số giảng viên chuyển từ ngành khác sang giảng dạy chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về du lịch. Đội ngũ nhân lực du lịch còn ít và mỏng, cơ bản mới chỉ đáp ứng 50% yêu cầu. Về mặt chất lượng: Đội ngũ nhân lực du lịch còn thiếu lực lượng có chuyên môn, tay nghề cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch còn thấp và cơ cấu bất hợp lý. Về trình độ chuyên môn, chất lượng lao động trong ngành du lịch không đồng đều. Mặc dù nguồn nhân lực du lịch khi qua tuyển dụng một số đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, 167
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 nhưng vẫn phải đào tạo lại để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Thực tế vẫn còn một số bất cập trong chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch, bất cập trong định hướng ngành đào tạo so với yêu cầu thực tế, nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế rất nhiều về cả chuyên môn và nghiệp vụ. Nguồn nhân lực du lịch do các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh ngành du lịch Quảng Bình có nhiều điều kiện phát triển như hiện nay. Vấn đề đầu ra việc làm với các sinh viên khi theo học tại các cơ sở đào tạo du lịch chưa được đảm bảo, dẫn tới sức hút đối với người có năng lực tốt theo học chưa nhiều. Mức lương cho nhân viên ngành du lịch không đồng đều và đối với một số lĩnh vực còn thấp như hướng dẫn viên. 3.4.2. Nguyên nhân Tỉnh Quảng Bình có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng nội lực kinh tế thấp, việc huy động các nguồn lực bên trong cho việc đầu tư phát triển du lịch không cao nên gặp khó khăn trong việc thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch trong nước và nước ngoài. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn những vấn đề bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, tỉnh chưa có trường chuyên đào tạo nghề du lịch. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch còn thiếu chủ động trong công tác đào tạo nhân lực. Những người có trình độ, được đào tạo bài bản sau khi tốt nghiệp đã ở lại làm việc tại các thành phố lớn hoặc những nơi có du lịch phát triển và môi trường công tác tốt hơn. Số lao động trở về làm việc tại quê hương thường có trình độ ở mức trung bình và khi được tuyển chọn để làm việc tại các doanh nghiệp du lịch lại phải mất công đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ đầu. 3.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 Nguồn nhân lực được xem là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những yếu tố quyết định đối với sự phát triển của ngành du lịch. Thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang đến những cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực du lịch. Căn cứ trên những kết quả đạt được và những mặt hạn chế, có thể đề xuất một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 như sau: Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách du lịch, đầu tư nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh vực du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, vận chuyển, khu điểm du lịch, cán bộ quản lý nhà nước ở các cấp của tỉnh; rà soát đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh để xây dựng định hướng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hợp lý; bố trí, điều chuyển việc làm phù hợp những đối tượng bị thay thế bởi các thiết bị, máy móc thông minh. Huy động các nguồn lực để tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, khả năng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư. Phối hợp với các đơn vị liên quan để cung cấp chi tiết, đầy đủ và rộng rãi thông tin lao động trong ngành và chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức đa dạng như internet, báo chí, ấn phẩm, truyền hình QBTV… Bồi dưỡng chuyên môn du lịch, cần đào tạo các kỹ năng và kiến thức ngành để nâng cao nghiệp vụ của người lao động. Khối các kỹ năng mềm gồm: kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, 168
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; khối chuyên môn gồm có kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Xây dựng kế hoạch triển khai tập huấn nghiệp vụ du lịch cho: đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, cập nhật kiến thức du lịch cho đội ngũ hướng dẫn viên. Triển khai các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững và học tập các mô hình phát triển du lịch cộng đồng cho cán bộ công chức các huyện, thị xã, thành phố. Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp với các cơ sở đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn cho các đơn vị hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh trong công tác tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động để từng bước chuyên nghiệp hóa nhân lực trong ngành du lịch, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh điểm đến Quảng Bình an toàn, thân thiện và mến khách. 4. KẾT LUẬN Nhìn chung, về nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình, có thể nhận thấy lao động trong ngành du lịch của tỉnh đang đứng trước cơ hội và thách thức cả về số lượng, chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ có tác động đến nhiều ngành kinh tế trong đó có du lịch, tạo nhiều cơ hội đến vị trí việc làm trong nhiều ngành, đòi hỏi cao về nguồn nhân lực. Vì thế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhất là nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Để thực hiện được nhiệm vụ này, không những cần sự nỗ lực từ các cơ sở đào tào, cách doanh nghiệp kinh doanh du lịch mà còn là sự quyết tâm của người học và sự quan tâm của xã hội, hội nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, kết quả nghiên cứu của bài báo có thể là cơ sở đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình hướng đến phát triển du lịch bền vững trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2019). Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2018, NXB Thống kê, Hà Nội. [2] Nguyễn Thị Hoàng Diệp (2019). Thực trạng nhân lực du lịch tỉnh Khánh Hòa, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XI, NXB Thanh niên, Hà Nội. [3] Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình (2019). Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2019, Quảng Bình. [4] Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình (2019). Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh du lịch quý I năm 2019 và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019, Quảng Bình. [5] Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình (2018). Báo cáo Kết quả thực hiện Đề án bảo đảm an ninh du lịch tại Quảng Bình 6 tháng đầu năm 2018, Quảng Bình. Title: DEVELOPING TOURISM HUMAN RESOURCES IN QUANG BINH PROVINCE IN THE PERIOD OF INDUSTRIAL NETWORK 4.0 Abstract: Human resources are considered as one of the decisive factors for the development of tourism in Quang Binh province. In order to develope tourism as a key economic sector of the province, Quang Binh tourism industry needs to quickly change in all activities, including training, fostering and developing the tourism human resources meeting occupational standards requirements in the context of the industrial revolution 4.0. The research has collected, synthesized, analyzed and corrected data through secondary information channels from departments and units related to tourism human resources in the study area. The research results form the basis for the tourissm human resource development strategy in Quang Binh province towards sustainable tourism development in the industrial revolution 4.0 period. Keywords: Human resources, tourism, Quang Binh, The Industrial Revolution 4.0. 169
nguon tai.lieu . vn