Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẤU HÓA VÀ ĐỊA PHƯƠNG HÓA DU LỊCH HIỆN NAY Trịnh Xuân Thắng(*) Hà Thị Thùy Dương(*) TOURISM DEVELOPMENT IN CAN THO CITY IN THE CONTEXT OF TOURISM LOCALIZATION TODAY Abstract With the aim of becoming the center of industry, trade, services, tourism, training and education and technology science in Mekong Delta, focusing on developing tourism is the necessary direction of Can Tho City. However, in order to make tourism become a major industry and contribute more to the economic and social development of the city in the context of tourism globalization, the extreme competition of tourism between regions and regions and between countries and countries requires tourism industry of Can Tho City to pay more attention to globalization and localization. * 1. Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng có dòng sông Mê Kông chảy qua. Dòng sông huyền thoại nằm trong các con sông nổi tiếng nhất thế giới này với hai nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, trong đó nhánh sông Hậu chảy qua Cần Thơ không chỉ cung cấp phù sa mà còn tạo nên một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, những cù lao giữa sông bốn mùa hoa trái sum suê. Đây là một lợi thế để thành phố phát triển du lịch miệt vườn, sinh thái. Cần Thơ hiện có 13 điểm nhà vườn đang hoạt động, trong đó 6 điểm có cung cấp dịch vụ lưu trú. Hiện các nhà vườn có kinh doanh du lịch gồm: Mỹ Khánh, Giáo Dương, Vũ Bình, Mười Cương, Ba Xinh, chị Thơm, anh Hoàng Anh (Phong Điền); Út Trung, Cái Nai (Cái Răng); Ba Cống, Gia Trang Quán (Bình Thủy); Vườn cò Bằng Lăng, vườn ông Sáu Tia (Thốt Nốt)... Ngoài ra còn một số điểm kinh doanh lưu trú homestay. Đặc biệt, chợ nổi là nét đẹp văn hóa rất riêng của đồng bằng sông Cửu Long, là sản phẩm độc đáo nền văn minh sông nước mà hiếm nơi nào trên đất nước có được. Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ chính là một trong hai chợ nổi nổi tiếng nhất của vùng, thu hút nhiều du khách tới tham quan. Ngoài điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, Cần Thơ có rất nhiều các lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc sinh sống trên địa phương như Kinh, Hoa, Khmer… là tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa như lễ hội Kỳ Yên định Bình Thủy, lễ giỗ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, lễ giỗ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, lễ dâng y của đồng bào người Khmer, lễ vía Quan Thánh Đế Quân ở Quảng Triệu Hội Quán (chùa Ông) của người Hoa… Thành phố cũng có nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa nổi tiếng được công nhận cấp tỉnh, thành và cấp quốc gia thuận lợi cho phát triển du lịch. Các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia trên địa bản như đình Bỉnh Thủy, phần mộ cụ Thủ koa Bùi Hữu Nghĩa, di tích cơ quan Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang, di tích chùa Nam Nhã, di tích Khám Lớn Cần Thơ, Di tích địa điểm chuyển quân, trạm quân y tiền phương và nơi cất giấu vũ khí thuộc Lộ Vòng Cung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các di tích lịch sử văn hóa (*) ThS., Học viện Chính trị khu vực IV. (*) ThS., Học viện Chính trị khu vực IV.
  2. cấp tỉnh, thành như di tích chiến thắng ông Hào, di tích căn cứ Ban chỉ huy tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ (Căn cứ vườn Mận). Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý rất thuận lợi, được mệnh danh là Tây Đô, trung tâm của miền Tây, nơi rất thuận lợi về giao thông vận tải cả đường bộ, đường sông…Hơn nữa, Cần Thơ lại gần thị trường khách nội địa lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Những tiềm năng du lịch của thành phố Cần Thơ cũng có những điểm tương đồng với tiềm năng du lịch của đồng bằng sông Cửu Long như du lịch sinh thái, miệt vườn, du lịch văn hóa. Đồng thời thành phố cũng có những thế mạnh du lịch riêng, do là trung tâm của miền Tây Nam bộ nên thành phố có nhiều di tích văn hóa, lịch sử cách mạng tiêu biểu, có giao thông thuận lợi cho phát triển du lịch hơn các tỉnh khác trong vùng. Chính vì vậy, các cấp, các ngành lãnh đạo đang hướng tới mục tiêu phát triển Cần Thơ thành đô thị du lịch ven sông, trung tâm trung chuyển khách trong khu vực, xây dựng được những sản phẩm du lịch vừa mang tính đặc trưng của vùng vừa mang nét riêng của vùng đất Tây đô nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn quốc tế. 2. Sự phát triển của ngành du lịch ở thành phố Cần Thơ những năm qua theo hướng toàn cầu hóa, địa phương hóa du lịch Xác định phát triển du lịch là con đường thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Cần Thơ, các cấp, các ngành đã tổ chức, xây dựng nhiều điều kiện phục vụ cho sự phát triển du lịch đạt chuẩn quốc tế để có thể cạnh tranh về mặt chất lượng phục vụ so với các quốc gia trong khu vực. Thứ nhất, để phát triển du lịch, trước hết thành phố Cần Thơ cần phải có kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch tốt. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Cần Thơ huy động mọi nguồn lực cả trong nước và ngoài nước để thúc đẩy sự phát triển những điều kiện, tiền đề này, góp phần quan trọng vào những bước phát triển vượt bậc của ngành du lịch. Đường bộ Cần Thơ trước năm 2000 phải “lụy phà” thì nay đã có cầu và đường cao tốc, thời gian đi xe từ thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn 3 giờ so với 5 giờ so với trước. Bên cạnh đó, cửa ngõ hàng không cũng được khơi thông với việc sân bay quốc tế Cần Thơ đi vào hoạt động làm cho Cần Thơ gần hơn với miền Bắc, dễ kết nối hơn với đảo Phú Quốc. Trong thời gian qua, số lượng khách sạn trên địa bàn thành phố phát triển với tốc độ nhanh, từ 165 Cơ sở lưu trú năm 2009 đến 2013 đã có 197 cơ sở lưu trú, trong đó có 66 khách sạn đạt chuẩn từ 1 – 4 sao, gồm: 06 khách sạn chuẩn 4 sao, 12 khách sạn đạt chuẩn 3 sao, 25 khách sạn chuẩn 2 sao… Trước đây, thành phố Cần Thơ chỉ có 2 khách sạn 4 sao (Victoria, Golf) cùng vài khách sạn 3 sao thì nay số phòng từ 3 sao trở lên đang ngày càng nhiều. Những khách sạn mới như Ninh Kiều 2, Vạn Phát, Linh Phương cùng các nhà hàng đặc sản Hoa Sứ, Cây Bưởi, Sao Hôm, hay du thuyền có phòng ngù Bassac, Mekong Eye…đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng phục vụ du lịch của thành phố. Nhiều hàng lữ hành quốc tế đã về Cần Thơ lập chi nhánh như Transmekong, Saigontourist, Vietravel, Fidi, TST, Vietcircle… Thứ hai, việc thành lập Trường trung cấp Du lịch Cần Thơ cùng các bộ môn du lịch trong các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn thành phố, thì việc đào tạo nhân lực du lịch cũng có bước tiến mới. Trình độ tay nghề của nhân viên các khách sạn – nhà hàng cũng được nâng lên nhiều. Qua đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng phục vụ du lịch của thành phố theo chuẩn quốc tế. Nguồn nhân lực ngành du lịch Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2013 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 ĐH & trên ĐH 255 350 371 400 435
  3. Trung cấp & Cao đẳng 637 735 825 900 985 Đào tạo khác 690 750 975 1.100 1.364 Chưa qua đào tạo 613 690 824 840 858 Tổng số 2.695 2.795 2.995 3.240 3.642 (Đvt: người. Nguồn Sở VH TT & DL TP Cần Thơ ) Nhìn chung qua bảng 3 cho thấy lực lượng lao động trong ngành du lịch Cần Thơ tăng đều qua các năm. Trong đó số lao động có trình độ chuyên môn không nhiều, tỷ trọng nguồn nhân lực có trình độ đại học & trên đại học năm 2009 (9,4%) và năm 2013(11,9%). Trong khi đó nhân lực chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2009 (22,7%) và năm 2013 (23,5%). Thứ ba, cùng với việc đảm bảo chất lượng phục vụ du lịch đạt chuẩn quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các cấp, các ngành quản lý về du lịch của thành phố cũng quan tâm đến việc xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng của thành phố như có nhiều hoạt động để tăng thêm sản phẩm du lịch cho thành phố như đầu tư, tôn tạo phát triển các công trình văn hóa, di tích lịch sử như Di tích Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, di tích chiến thắng ông Hào, hỗ trợ làng du lịch Mỹ Khánh tiếp cận dự án du lịch cộng đồng của Đan Mạch (GCF) để mở rộng diện tích và tăng thêm sản phẩm, dịch vụ du lịch. Đồng thời, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố còn góp ý, hướng dẫn bà còn nông dân tạo thêm nhiều sản phẩm mới để thu hút khách du lịch: tham quan vườn cây ăn trái, thưởng thức các dịch vụ tại nhà vườn như học làm bếp, tham quan quy trình sản xuất ca cao thủ công, thưởng thức đòn ca tài tử tại vườn..., phối hợp tổ chức đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm làm du lịch sinh thái cho bà con nông dân huyện Phong Điền tại các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An giang, kết quả ban đầu khả quan với việc hình thành 4 điểm vườn du lịch mới là Vàm Xáng, Mười Cương, chị Thơm, Vũ Bình. Đặc biệt, thành phố rất quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng riêng của thành phố như Sở văn hóa, thể thao, du lịch Cần Thơ đã tổ chức thành công cuộc bình chọn sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đặc trưng của thành phố Cần Thơ, đã chọn được 11 sản phẩm lưu niệm du lịch Cần Thơ; được các doanh nghiệp du lịch đánh giá cao; tạo được sự chú ý của thị trường quà tặng du lịch và nhà sản xuất. Hiện đang tiếp tục vận động 01 hợp tác xã thủ công mỹ nghệ chuyên hàng xuất khẩu mở điểm tham quan và bán sản phẩm thủ công cho khách du lịch đến Cần Thơ. Thứ tư, công tác tiếp thị điểm đến – một khái niệm xa lạ của 10 năm về trước thì nay đã được triển khai thường xuyên. Việc đón các khách lữ hành đến khảo sát, hay tự tin đem sản phẩm đi xúc tiến tại thị trường miền Trung, miền Bắc được Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long và IT thành phố Cần Thơ tổ chức đều đặn trong những năm gần đây. Ví dụ như trong năm 2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tổ chức Roadshow giới thiệu du lịch Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long tại Hà Nội từ ngày 15 – 18/5/2013, tổ chức Đoàn Famtrip du lịch Cần Thơ đi Đà Nẵng nhằm phối hợp tổ chức chương trình liên kết du lịch 2 địa phương Đà Nẵng – Cần Thơ và ký kết hợp tác phát triển du lịch Đà Nẵng – Cần Thơ. Báo, đài Cần Thơ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thực hiện phóng sự quảng bá du lịch của Cần Thơ để giới thiệu trong các sự kiện lớn tầm khu vực, quốc gia và quốc tế tổ chức tại Cần Thơ, ví dụ như Triển lãm Hội chợ “Thành phố Cần Thơ – 10 năm thành tựu và phát triển”. Khách đã biết đến Cần Thơ nhiều hơn, thúc đẩy họ đến với các địa danh nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, bền Ninh Kiều hay nhà cổ Bình Thủy. Nhờ những nỗ lực trong nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của các cấp, các ngành, ngành du lịch thành phố đã có sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các chỉ tiêu
  4. từ doanh thu đến số lượng khách đến tham quan. Chúng ta có thể tham khảo bảng số liệu dưới đây: Hoạt động du lịch từ năm 2004 – 2014 Chi tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2013 So sánh (năm 2013 tăng so với năm 2004) 1.Tổng doanh thu Triệu đồng 189.143 970.000 Gấp hơn 5 lần 2. Tổng số khách đến Lượt khách 407.330 1.250.000 Gấp 3 lần Trong đó: Khách quốc tế Khách trong nước 86.648 210.000 Gấp hơn 2 lần Gấp hơn 3 lần 320.682 1.040.000 3. Lữ hành Khách 17.769 98.000 Gấp 5,5 lần - Đón khách vào 1.380 14.500 Gấp 10,5 lần - Đưa khách ra - Khách du lịch trong nước 789 11.500 Gấp 14.5 lần 15.600 72.000 Gấp 14,5 lần 4. Tổng số khách sạn Khách sạn 89 190 Gấp hơn 2 lần 5. Dịch vụ khác Cơ sở 16 28 Gấp gần 2 lần - Chi nhánh, Văn phòng, công ty lữ hành 3. Một số thách thức trong phát triển ngành du lịch của thành phố Cần Thơ Mặc dù có những cố gắng nhất định song sự phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ để hướng tới chất lượng đạt chuẩn quốc tế song vẫn mang đặc trưng riêng của sản phẩm du lịch thành phố thì còn rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện Thứ nhất, cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du lịch của thành phố chưa đạt chuẩn quốc tế Cơ sở lưu trú du lịch ở Cần Thơ có mức tăng trưởng khá ổn định, trung bình mỗi năm có đến khoảng 15 – 20 khách sạn mới được xây dựng và từ 3 – 5 điểm vườn du lịch mới được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, chất lượng chưa được chú trọng cải thiện nhiều, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ, thiếu sản phẩm du lịch ấn tượng, điểm vui chơi giải trí còn đơn điệu. Phần lớn các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố còn quy mô nhỏ (dưới 50 phòng), điều này phần nào phản ánh chất lượng và năng lực cạnh tranh thấp của các cơ sở lưu trú ở Cần Thơ. Nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 – 2 sao, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, hệ thống dịch vụ của khách sạn chỉ mới đáp ứng được các nhu cầu cơ bản cho du khách.
  5. Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực du lịch và các công ty du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch, cạnh tranh gay gắt giữa các địa điểm du lịch hiện nay Đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý của khách sạn hầu hết chưa được đào tạo bày bản, kỹ năng phục vụ và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của nhân viên còn yếu và thiếu, đặc biệt là các khách sạn tại các vị trí không phải là trọng điểm du lịch của thành phố. Các công ty lữ hành ở Cần Thơ còn nhỏ về quy mô, yếu về nghiệp vụ, thường làm dịch vụ hay đại lý cho các Công ty du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các trung tâm du lịch lớn trong nước. Chưa thực sự đủ tầm lớn mạnh để có thể vực dậy tiềm năng du lịch vùng hay khai thác tối đa nguồn khách xa từ những vùng khác đến. Thứ ba, các sản phẩm du lịch còn chưa mang tính địa phương cao Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, thiếu tính độc đáo, thường trùng lắp giữa các địa phương trong vùng, gây cảm giác nhàm chán từ du khách; nếu đã đến với Tiền Giang hay Bến Tre tham quan nhà vườn rồi, du khách thường rất ít chịu đến với Cần Thơ để tham quan tiếp tục nhà vườn hay khu sinh thái nữa. Hoặc khi đã đến với chợ nổi Cái Bè tham quan, sau đó lại đến Cần Thơ đi chợ nổi Cái Răng thì cũng sẽ vấp phải sự nhàm chán từ du khách. Bên cạnh đó, với hoạt động du lịch tự phát, theo kiểu “đèn nhà ai nấy sáng”, dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch khó lòng được kiểm duyệt hay quản lý. Thứ tư, việc gắn kết địa danh du lịch Cần Thơ với các du khách nước ngoài cũng còn nhiều hạn chế Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Cần Thơ chưa được chú trọng đúng mức, còn bị động; việc bảo tồn và phát huy nguồn tài nguyên du lịch còn bỏ ngỏ, chủ yếu chỉ chú trọng khai thác, thu lợi nhuận mà chưa quan tâm đến việc tôn tạo, giữ gìn một cách có hệ thống và chung sức. Vấn đề về bảo vệ môi trường sinh thái song song với việc phát triển du lịch vẫn chưa được chú trọng và chưa đưa ra được giải pháp tối ưu. Có thể điển hình một thực trạng đáng chú ý tại chợ nổi Cái Răng: Du lịch chợ nổi hình thành tự phát nên không có sự quản lý, tổ chức vì thế việc kinh doanh ít hiệu quả. Nhiều thương lái buôn bán ế ẩm, chỉ độ 10 ngày sau là các hàng nông sản như trái cây, rau, khoai khô héo, hư hỏng hoặc biến chất, giảm chất lượng và họ thất thu. Người tham gia mua bán trên sông không có ý thức giữ gìn môi trường sống. Họ vứt rác bừa bãi xuống sông, thậm chí ngay tại dưới lòng ghe mình đậu rồi múc nước ngay tại chỗ để tắm, giặt, thậm chí nấu ăn. Những rác thải khó phân hủy như bịch ni-lông, cao su trôi lềnh bềnh trên sông gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường và làm cho phương tiện di chuyển trên sông gặp nhiều khó khăn. Có thể minh họa bằng một ví dụ về mức độ ô nhiễm môi trường tại chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) thông qua số liệu sau: Với tỉ lệ hư thối hàng hóa của hộ kinh doanh bình quân trong năm là 2,27% (do nhiều ngày neo đậu chờ bán hàng hóa và gặp những lúc mưa bão), thì khối lượng chất thải từ chợ nổi Cái Răng được ước tính hằng năm là 4.410,91 tấn và trung bình mỗi ngày là 12,25 tấn. 4. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch ở thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ đã trở thành một địa danh du lịch, nhiệm vụ của Cần Thơ trong thời gian tới là đưa thành phố trở thành một điểm đến mang tầm vóc quốc tế trên tuyến du lịch Việt Nam – Campuchia, đạt chuẩn quốc tế về chất lượng nhưng vẫn mang tính địa phương đặc sắc đủ sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Với mục tiêu đưa ngành du lịch lên một tầm cao mới, thành phố cần tập trung thực hiện tốt một số công việc sau đây: Thứ nhất, thành phố cần đẩy mạnh các hoạt động mời gọi các tập đoàn khách sạn nổi tiếng trên thế giới đến xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp... nhằm tăng cường kết
  6. cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch của thành phố, đặc biệt là nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch theo chuẩn quốc tế. Để kết nối thành phố Cần Thơ với nhiều hành trình du lịch của cả nước cũng như quốc tế thì thành phố cần có kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất tốt. Thành phố đang muốn thu hút các hãng tàu chạy liên tuyến Việt Nam – Campuchia chọn thành phố là nơi đón khách và dịch vụ hậu cần. Muốn vậy, thành phố phải có bến du thuyền hiện đại. Để thực hiện mục tiêu này, việc mạnh dạn xây dựng cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư cho phát triển du lịch từ các tập đoàn, công ty lớn có đẳng cấp quốc tế là một hướng đột phá mà thành phố cần tập trung thực hiện. Thứ hai, thành phố cũng cần tiếp tục triển khai nhiều hoạt động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch theo chuẩn quốc tế. Trong những năm qua, thành phố đã mở nhiều lớp bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao chất lượng phục vụ du khách của ngành du lịch như trong năm 2013, thành phố đã tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch năm 2013 ( với 31 học viên); tổ chức lớp tập huấn về thuyết minh viên tại điểm di tích văn hóa, lịch sử cho các cán bộ tại Phòng văn hóa, thông tin Quận huyện và các điểm du lịch với (46 học viên) và lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái tàu, lái xe và người phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch (162 học viên). Qua đó, chất lượng nguồn nhân lực du lịch từng bước được nâng lên. Vì vậy, thời gian tới, thành phố cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ và các đơn vị liên quan, mở lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch ngắn hạn cho cán bộ nhân viên các cơ sở lưu trú, các điểm vườn du lịch, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô, tàu vận chuyển khách du lịch, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh du lịch ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của ngành. Cùng với đó, thành phố cần đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên của trường trung cấp du lịch Cần Thơ để sớm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nâng lên thành trường cao đẳng hoặc đại học. Thứ ba, đẩy mạnh việc xúc tiến quảng bá du lịch thành phố trong cả nước cũng như trên quốc tế. Để có thể đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, thành phố cần thực hiện điều tra, khảo sát, đặc biệt là những điểm du lịch mới để xây dựng thông tin, dữ liệu tổng hợp về tài nguyên du lịch của thành phố. Bên cạnh việc giới thiệu với các công ty lữ hành trên địa bàn cũng như cả nước về các điểm du lịch mới nhằm xây dựng các chương trình tour mới thì thành phố cần với phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố Cần Thơ đẩy mạnh chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Cần Thơ với các thành phố lớn trong nước và các tỉnh thành, xúc tiến ký kết hợp tác phát triển về du lịch với các trung tâm du lịch lớn của cả nước. Với những nỗ lực này, chắc chắn du lịch thành phố Cần Thơ sẽ còn đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai. TÓM TẮT Với mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc tập trung phát triển du lịch là hướng đi cần thiết của thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên để đưa ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch, sự cạnh tranh về phát triển du lịch giữa các địa phương, các quốc gia diễn ra gay gắt hiện nay đòi hỏi ngành du lịch của thành phố Cần Thơ cần phải chú ý đến tính toàn cầu hóa và địa phương hóa.
nguon tai.lieu . vn