Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN THỊ ÁI VÂN Trường THPT Phan Đăng Lưu, Thừa Thiên Huế NGUYỄN TƯỞNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Du lịch lễ hội đang là xu hướng phát triển nổi bật của loại hình du lịch nhân văn. Huyện Phú Vang có nhiều tiềm năng về lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch. Việc phát triển du lịch lễ hội ở huyện không những đa dạng hóa loại hình du lịch của Thừa Thiên Huế, mở rộng tuyến du lịch về nông thôn mà còn góp phần giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống người dân, đồng thời góp phần bảo tồn giá trị đặc sắc của các lễ hội truyền thống nơi đây. Từ khóa: du lịch lễ hội, tuyến điểm du lịch lễ hội, huyện Phú Vang. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, du lịch phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhiều người trong các lĩnh vực khác nhau. Một trong những xu hướng hiện nay là sự phát triển của du lịch văn hóa, trong đó nổi bật loại hình du lịch lễ hội. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có truyền thống lịch sử lâu đời, là nơi giao thoa của các luồng văn hóa Bắc - Nam. Nơi đây vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước với kinh đô Phú Xuân. Hiện nay, có nhiều lễ hội được bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống. Huyện Phú Vang là một huyện ven đầm phá Tam Giang, có tiềm năng về lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch. Việc phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở huyện không những đa dạng hóa loại hình du lịch của Thừa Thiên Huế, mở rộng tuyến du lịch về nông thôn mà còn góp phần giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống người dân, đồng thời góp phần bảo tồn giá trị đặc sắc của các lễ hội truyền thống nơi đây. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch lễ hội truyền thống huyện Phú Vang là rất cần thiết. 2. NỘI DUNG 2.1. Khát quát về huyện Phú Vang Phú Vang có tổng diện tích tự nhiên là 27.987ha (năm 2015). Về tổ chức hành chính, huyện được chia thành 18 xã và 2 thị trấn. Dân số toàn huyện là 182.141 người (năm 2015) chiếm 16,91% và đứng thứ 2 so với toàn tỉnh. Vị trí địa lí của huyện được xác định từ 16o10’ đến 16o58’ vĩ độ Bắc và từ 107o51’ đến 108o24’ kinh độ Đông với địa giới hành chính như sau: - Phía Bắc: Giáp biển Đông; - Phía Tây: Giáp thị xã Hương Trà và thành phố Huế; - Phía Nam: Giáp thị xã Hương Thủy; - Phía Đông: Giáp huyện Phú Lộc. Trên địa bàn của huyện có quốc lộ 49 nối cảng Thuận An với thành phố Huế, các tỉnh lộ 2, 10A, 10B, 10C nối quốc lộ thông lên các huyện phía Tây. Tất cả tạo thành một hệ thống giao thông liên hoàn, hợp lý, thuận lợi cho việc giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngoài. 108
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 2.2. Một số lễ hội tiêu biểu có thể khai thác phát triển du lịch lễ hội truyền thống huyện Phú Vang 2.2.1. Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương Hạ - Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội: Ngày 10, 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, 3 năm tổ chức một lần tại làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nội dung lễ hội: Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn người đã sáng lập ra làng và dạy cho dân nghề đánh bắt cá và buôn bán ở vùng biển là ngài Trương Quý Công. Vào ngày 10, làng tổ chức các cuộc đua tài, vui chơi cho người dân. Đến ngày 11 bắt đầu hành lễ cúng hoa đăng. Ngày 12 là ngày chính lễ, lễ diễn ra từ lúc 2 giờ sáng là lễ, cầu an, tưởng niệm những người đã khuất, 5 giờ sáng là lễ cầu ngư diễn trò trên bờ dưới nước, ngoài phần lễ cầu quốc thái dân an, phong đều vũ thuận, an cư lạc nghiệp. Lễ hội Cầu Ngư là sự biểu hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”. Mặc dù đã qua bao biến chuyển của thời cuộc, dân làng vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp đó, để đến hôm nay, lễ hội vẫn được bảo trì và phát triển, thu hút nhiều người dân tham gia, nhiều du khách tham quan. 2.2.2. Hội vật làng Sình - Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội: Ngày 10 tháng Giêng Am lịch hàng năm tại làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nội dung của lễ hội: Vào lúc 2 giờ sáng ngày 10, tại đình làng diễn ra nghi lễ tưởng niệm nhớ lại công ơn của người đã khai canh ra làng đồng thời cầu cho một năm mới với nhiều thuận lợi, mưa thuận gió hòa để nhân dân làm ăn. Đến khoảng 7 giờ sáng, hội vật được diễn ra, một sân đấu bằng cát được gọi là “sới vật” nằm ngay trước sân đình được xem là sân thi đấu của các đô vật. Hội vật áp dụng theo nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc. Để giành chiến thắng, các đô vật phải đánh bại đối thủ của mình với đòn đánh làm cho đối phương “lấm lưng, trắng bụng”. Nếu vượt qua vòng đấu loại, các đô vật sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, các đô vật phải vượt qua một đối thủ nữa mới lọt được vào vòng chung kết. Hội vật làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khỏe, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui, khỏe đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ. 2.2.3. Lễ hội làng Chuồn - Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội: Ngày 15, 16 và 17 tháng 7 âm lịch, tại làng An Truyền (còn gọi là làng Chuồn), xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nội dung của lễ hội: Ngày 15 làm lễ trần thiết và cúng rằm, sáng sớm ngày 16 làm lễ rước cung nghinh các bài vị Thành Hoàng về Tổ Ðình, sau đó là lễ an vị kế hành túc yết. Ngày 17, đúng 2 giờ sáng làm lễ Chánh Tế; 5 giờ sáng làm lễ tiến cung nghinh, cúng bia bạc. Lễ hội Làng Chuồn có nhiều điểm nổi bật so với các lễ Tế ở các nơi khác. Lễ rước cung nghinh ba vị Thành Hoàng thờ ở Miễu giữa đồng (gọi là đồng Miễu) được cử hành rất đẹp mắt và trọng thể. Ðám rước đủ cờ xí, lỗ bộ, kiệu lọng. Có tất cả 3 kiệu rước, sắp đặt cách xa đều nhau, âm nhạc véo von nhịp nhàng. Gần cuối đám rước, sau lỗ bộ và kiệu là đoàn hát Thài. Một vị bô lão xướng một câu thài 4 chữ, đoàn hát Thài đọc theo, câu này tiếp câu khác. Hát Thài trong đám rước cung nghinh ở làng Chuồn là một lễ tục hiếm có còn sót lại trong các đám rước Thành Hoàng ở Thừa Thiên Huế. 109
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Quãng đường đám rước di chuyển từ Ðồng Miễu đến Ðình làng xa hơn 1 cây số. Ðám rước đi thật chậm di chuyển từng bước qua các cổng chào của các thôn xóm trong làng. Trước mỗi cổng kết hoa là bàn hương án nghi ngút khói hương trầm. Ðám rước đến trước Ðình, kèn nhạc tưng bừng chào đón. Trong lễ Chánh Tế, bộ phận nghi lễ thi hành đúng quy cách cổ truyền do Thượng thư Hồ Ðắc Trung truyền dạy. Điều này cho thấy nghi thức nghiêm trang của Khổng giáo đã thâm nhập từ cung đình đến dân gian. 2.2.4. Lễ hội Cầu Ngư làng An Bằng - Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội: Ngày 11 và 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nội dung lễ hội: Lễ hội cầu ngư, đua thuyền truyền thống của làng An Bằng lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1645 và tính đến nay đã tổ chức được 123 lần lễ. Phần lễ được tổ chức gồm 3 lễ rất trang trọng. Thứ nhất là nghênh lễ: Đây là lễ được tổ chức đêm hôm trước ngày diễn ra đại lễ. Lễ này do ông “bồ chủ” đứng làm chủ lễ. Thứ hai là lễ chính: Lễ này cũng yêu cầu phải có một ông chủ lễ, cùng với ông chủ lễ còn có hai ông lệnh (ông chiêng và ông trống), ba thầy lễ và một thư kí. Thứ ba là lễ tạ: Lễ này được tổ chức vào khoảng 16 giờ vào hôm diễn ra đại lễ và tổ chức sau khi phần hội đã kết thúc. Đi đôi phần lễ, phần hội đua thuyền được tổ chức từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều và chia làm 3 tráo đua (tức là 3 đợt đua). Lễ hội Cầu Ngư là dịp để dân làng cảm tạ và cầu xin thần thánh cho cuộc sống yên bình, đồng thời nó còn mang ý nghĩa tôn vinh nét đẹp nghề nghiệp. Những lần tổ chức gần đây, dân làng còn thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm vươn khơi bám biển, bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển đảo bằng việc trang trí, đoàn người diễu hành trên bờ biển bằng cờ, băng rôn rực sắc màu Tổ quốc. 2.2.5. Lễ thu tế làng Dương Nỗ - Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội: Tháng 7 âm lịch tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nội dung lễ hội: Lễ Thu tế làng Dương Nỗ mỗi năm tổ chức một lần gồm hai ngày, ngày đầu gọi là cáo yết, ngày thứ hai là chánh tế. Ngày cụ thể do làng coi xấu tốt, nhưng phải tổ chức trước ngày rằm tháng 7 âm lịch, tại diễn trường trung tâm là đình làng Dương Nỗ. Ngày cáo yết: Suốt sáng này, dân làng được phân công cùng ban nghinh lễ (cổ nhạc bát âm) cung nghinh các thần ở các am. Trong phần đám rước của lễ cung nghinh các thần, người dân tham gia lễ được chia làm hai hàng, trước tiên là cờ đại, cờ tiểu, đến hai hàng lỗ bộ, tiếp theo là kiệu, hương án có bát hương, ban âm nhạc, chiêng trống. Đám rước xuất phát từ đình làng đến am Cao Các, am ngài Phi Vân, am Thành hoàng, đình Tây Thượng, am các phường, am Quận Tượng, nhà thờ 7 họ rồi về lại nơi xuất phát. Ngày chánh tế: Lễ bắt đầu từ 2 giờ sáng, nghi thức theo nghi lễ Khổng giáo. Vị chủ tế là người cao niên, có uy tín trong làng. Lễ tất vào lúc 6 giờ sáng. Sau đó lễ tống thần (đưa về nơi thờ cũ, chỉ lễ tại chỗ). Lễ Thu tế ở làng Dương Nỗ thể hiện tinh thần trọng tổ tiên của quần chúng nhân dân. Làng không tổ chức vui chơi có lẽ cũng do muốn bảo trì nghiêm túc tinh thần kính trọng đó. 2.3. Thực trạng phát triển du lịch lễ hội truyền thống huyện Phú Vang 2.3.1. Về quy hoạch phát triển du lịch lễ hội truyền thống Năm 2007, huyện đã hoàn thành bản “Quy hoạch phát triển du lịch huyện Phú Vang năm 2010 và định hướng đến năm 2020” trong đó nêu rõ trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng du 110
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch - dịch vụ. Huyện đã xác định được sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch trải nghiệm và khám phá cảnh quan tự nhiên (đầm phá, vùng biển, phong cảnh làng quê nông nghiệp) cũng như văn hóa truyền thống đặc sắc (di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, những hoạt động lao động hằng ngày) của dân cư. Trên cơ sở đó, Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp với Phòng Công thương huyện Phú Vang đã triển khai khảo sát, quy hoạch được hai điểm du lịch lễ hội truyền thống và được các hãng lữ hành Hue Tourist, HGH Travel, Miền Á Đông, Huế của ta thiết kế thành tour du lịch lễ hội truyền thống gắn với di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề là: * Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương Hạ - Sản phẩm du lịch lễ hội đặc trưng: du lịch lễ hội Cầu Ngư và đua ghe truyền thống. Ngoài ra, còn có thể kết hợp tổ chức các loại hình du lịch khác như: + Du lịch làng nghề với hoạt động sản xuất (chế biến hải sản, làm nước mắm). + Du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa (di tích Trấn Hải Thành). + Du lịch khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu quan cảnh tự nhiên, hoạt động sản xuất và sinh hoạt đời sống hằng ngày của dân cư vùng biển. - Số ngày triển khai tốt tour du lịch lễ hội: 2 - 3 ngày. - Sức chứa khoảng 500 - 700 người. * Hội vật làng Sình - Sản phẩm du lịch lễ hội đặc trưng: tham quan, tìm hiểu và tham gia hội vật làng Sình. Ngoài ra, còn có thể kết hợp tổ chức các loại hình du lịch khác như: + Du lịch làng nghề (làm tranh giấy dân gian). + Du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa (đình làng Sình). + Du lịch khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu quan cảnh tự nhiên, hoạt động sản xuất và sinh hoạt đời sống hằng ngày của làng quê (homestay nhà dân). - Số ngày triển khai tốt tour du lịch lễ hội: 1 - 2 ngày. - Sức chứa khoảng 500 - 700 người. Nhìn chung, hoạt động lữ hành du lịch lễ hội trên địa bàn còn nhỏ lẻ. Các tour, tuyến chỉ tập trung ở khu vực diễn ra lễ hội, chưa có sức lan tỏa vùng phụ cận. Thời gian tổ chức tour mang tính thời vụ đúng vào thời điểm lễ hội. Tour chỉ kéo dài 1 buổi hoặc 1 ngày, chưa hình thành lưu trú trên địa bàn. 2.3.2. Về công tác đầu tư phát triển du lịch lễ hội truyền thống Về đầu tư phát triển du lịch lễ hội truyền thống, những năm qua, một số di tích gắn với lễ hội trên địa bàn huyện được đầu tư trùng tu, tôn tạo và xây mới như đình làng Thai Dương, đình làng Sình, đình làng An Truyền. Điều vừa giúp bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử vừa tạo điều kiện thuận lợi hình thành các sản phẩm du lịch lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện. Nguồn vốn này chủ yếu là xã hội hóa (huy động sự đóng góp từ con em Việt Kiều, đi làm ăn xa có điều kiện của làng). Còn nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư rất hạn chế, chủ yếu là tiết kiệm từ nguồn ngân sách địa phương. 111
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 2.3.3. Về cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch lễ hội truyền thống Về cơ sở lưu trú phục vụ du lịch của huyện Phú Vang còn thiếu và yếu, cả huyện chỉ có một vài khách sạn, resort (tập trung tại thị trấn Thuận An và xã Phú Thượng), còn lại chủ yếu là các cơ sở kinh tế cá thể, tư nhân (chỉ là các nhà nghỉ cấp III, cấp IV). Chất lượng dịch vụ còn kém chưa tạo ra sự thoải mái cho du khách khi sử dụng các trang thiết bị trong phòng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. Huyện thiếu các khách sạn lớn, nơi diễn ra hội nghị, hội họp, thiếu nơi vui chơi giải trí, thể dục thể thao nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giữ khách lưu trú lâu dài nhất là khách quốc tế. Các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Phú Vang năm 2015 Stt Xã, thị trấn Số cơ sở lưu trú Số phòng Số giường 1 Thuận An 5 193 288 2 Phú Thượng 30 266 292 3 Phú Mỹ 1 8 10 4 Phú Dương 1 22 44 5 Vinh Thanh 3 18 18 6 Phú Đa 1 12 12 Tổng số 41 519 664 Nguồn:[4] Các nhà hàng ăn uống ở Phú Vang khá nhiều. Những năm gần đây các nhà hàng tư nhân phát triển mạnh nhưng chủ yếu là quán bình dân phục vụ khách nội địa. Đặc điểm chung của các nhà hàng này là có món ăn đặc sản địa phương nhưng nằm ngoài hệ thống du lịch. Hầu hết các nhà hàng này quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản, chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, trình độ phục vụ kém do chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch. Một số nhà hàng nổi tiếng song giá cả còn đắt như: Duyên Anh, Nhất Hồ, Duyên Quê, Chân Quê, Đồng Xanh, Triều Thủy Quán. 2.3.4. Về tình hình khách du lịch và doanh thu du lịch lễ hội truyền thống Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến các điểm du lịch huyện Phú Vang ngày càng lớn. Điều này đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch của huyện Phú Vang. Hình 1. Biểu đồ du khách và doanh thu du lịch của huyện Phú Vang giai đoạn 2010 - 2015 Nguồn: [1] 112
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Tuy nhiên, hầu như du khách chỉ tập trung tắm biển. Năm 2015, có 668.600 lượt khách trong nước và 70.100 lượt khách nước ngoài đến Phú Vang để tắm biển [5] chiếm đến 89,9% tổng lượng du khách. Từ đó cho thấy, mặc dù du khách đến với lễ hội của huyện khá đông (lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương năm 2014 ước tính khoảng 4.000 lượt người, lễ hội vật làng Sình năm 2015 ước tính khoảng 2.500 lượt người, lễ hội Cầu Ngư làng An Bằng năm 2014 ước tính khoảng 1.500 lượt người - theo điều tra thực tế của tác giả), nhưng do chỉ hoạt động theo mùa vụ nhất định nên số khách du lịch lễ hội chỉ chiếm dưới 10% so với tổng số khách du lịch. Năm 2015, doanh thu du lịch chỉ đạt 77 tỉ đồng, chỉ chiếm 3,3% tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Doanh thu này chủ yếu vẫn là nguồn thu từ các bãi tắm trên địa bàn. 2.3.5. Về môi trường du lịch lễ hội truyền thống Trái ngược với không khí trang nghiêm bên trong các lễ hội, dịch vụ hàng quán, trông xe bủa vây cụm di tích đình làng, chùa. Tại các điểm tổ chức lễ hội, các hộ dân sinh sống gần khu vực lễ hội mở hàng loạt điểm trông xe với giá 5.000 đồng/xe máy, 20.000 - 30.000 đồng/ô tô, thậm chí khoảng không gian phía bên trái cổng vào di tích cũng được “trưng dụng” để trông xe với lời quảng cáo an toàn, thuận tiện, nhanh gọn. Để đi vào các lễ hội, du khách phải bước qua hệ thống hàng ăn đa dạng với đủ lời mời chào hấp dẫn, qua các cửa hàng bán đồ lễ, xem tử vi... Dịch vụ hàng quán, bãi đỗ xe tại một số di tích cũng ảnh hưởng không nhỏ tới không gian, cảnh quan trang nghiêm của lễ hội. Xét trên tổng thể, các lễ hội tại huyện Phú Vang công tác kiểm tra, xử lý nhằm loại bỏ những hành vi, hủ tục, tệ nạn xã hội cũng như khắc phục những yếu kém trong công tác điều hành giao thông, giải quyết tình trạng ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường của các ngành chức năng được tiến hành khá tốt. Tuy nhiên, để luôn có được môi trường lễ hội lành mạnh thì những người dân và khách du lịch lễ hội cũng cần nâng cao nhận thức để tránh xa các tệ nạn, hủ tục. 2.4. Các giải pháp phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở huyện Phú Vang 2.4.1. Giải pháp về xây dựng chương trình du lịch lễ hội truyền thống hấp dẫn Việc xây dựng các tuyến du lịch lễ hội truyền thống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi phải lựa chọn các điểm du lịch đặc sắc có khả năng thu hút cao, lựa chọn phương tiện đi lại thuận tiện, bố trí thời gian hợp lý để từ đó xây dựng các chương trình tham quan du lịch có giá trị: * Tuyến 1: Huế - Lễ hội vật làng Sình - Làng hoa giấy Thanh Tiên - Tranh giấy dân gian làng Sình - Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nỗ - Thời gian tham quan: 1 ngày. - Phương tiện: Ô tô. - Các điểm tham quan du lịch chính: Hội vật làng Sình, Tranh giấy dân gian làng Sình, làng hoa giấy Thanh Tiên, Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nỗ. - Cơ sở lưu trú: Khách sạn ở thành phố Huế. * Tuyến 2: Huế - Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nỗ - Lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An - Di tích Trấn Hải Thành - Làng nghề mắm ruốc Phú Thuận - Suối nước khoáng Mỹ An - Thời gian tham quan: 2 ngày 1 đêm. - Phương tiện: Ô tô. - Các điểm tham quan du lịch chính: Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nỗ, Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương, Di tích Trấn Hải Thành, Làng nghề mắm ruốc Phú Thuận, Suối khoáng Mỹ An. 113
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 - Cơ sở lưu trú: Homestay nhà dân hoặc hệ thống khách sạn, nhà nghỉ ở Thuận An. * Tuyến 3: Huế - Lễ hội làng Chuồn - Làng nghề làm bánh tét, nấu rượu gạo - Làng nghề đánh cá ven đầm phá - Thời gian tham quan: 1 ngày 1 đêm. - Phương tiện: Ô tô, thuyền. - Các điểm tham quan du lịch chính: Lễ hội làng Chuồn, Làng nghề làm bánh tét, nấu rượu gạo làng Chuồn, Làng đánh cá ven đầm phá - Cơ sở lưu trú: homestay nhà dân trong làng Chuồn * Tuyến 4: Huế - Lễ hội cầu ngư và đua ghe truyền thống - Căn cứ cách mạng Phú Đa, Phú Thứ - Bia chiến thắng Thanh Lam Bồ - Chùa Hà Trung - Chợ Viễn Trình - Đầm Hà Trung - Thời gian tham quan: 1 ngày. - Phương tiện: Ô tô, thuyền. - Các điểm tham quan du lịch chính: Lễ hội cầu ngư và đua ghe truyền thống, Đầm Hà Trung - Phá Tam Giang, Căn cứ cách mạng Phú Đa - Phú Thứ - Bia chiến thắng Thanh Lam Bồ - Chùa Hà Trung, Chợ Viễn Trình. - Cơ sở lưu trú: khách sạn ở thành phố Huế. Hình 2. Bản đồ tuyến du lịch lễ hội huyện Phú Vang 114
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 * Tuyến 5: Huế - Lễ hội cầu ngư và đua ghe truyền thống làng An Bằng - Tháp Chăm Phú Diên - Đồn Hà Thanh - Khu lăng mộ An Bằng - Thời gian tham quan: 1 ngày. - Phương tiện: Ô tô. - Các điểm tham quan du lịch chính: Lễ hội cầu ngư và đua ghe truyền thống làng An Bằng, Khu lăng mộ An Bằng, Tháp Chăm Phú Diên, Đồn Hà Thanh. - Cơ sở lưu trú: Khách sạn ở thành phố Huế. 2.4.2. Giải pháp về tổ chức quản lý - Cần kiện toàn tổ chức bộ máy cơ chế quản lí du lịch trên địa bàn huyện. - Thành lập các ban hoạt động du lịch lễ hội truyền thống để quản lí, bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội và triển khai công tác xúc tiến du lịch với các công ty lữ hành để thành lập các tour du lịch lễ hội truyền thống hấp dẫn. - Tổ chức điều tra, đánh giá tiềm năng, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn để kinh doanh du lịch lễ hội truyền thống kết hợp theo định kỳ ở các tuyến, điểm du lịch từ đó có kế hoạch điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch. Cần có sự đầu tư hợp lý vào hai điểm du lịch lễ hội chủ lực: hội vật làng Sình, lễ hội cầu ngư làng Thai Dương Hạ. 2.4.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực Để đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch lễ hội trên địa bàn huyện, phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phú Vang cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các tổ chức, các nhà nghiên cứu văn hóa địa phương đồng thời phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch thực hiện: * Đào tạo, bồi dưỡng quản lý du lịch lễ hội truyền thống cho cán bộ địa phương - Gặp gỡ, trao đổi, thuyết trình về nội dung và lợi ích khi phát triển du lịch lễ hội truyền thống. Làm rõ vai trò cũng như những hoạt động mà chính quyền địa phương có thể thực hiện để trợ giúp việc khai thác lễ hội phục vụ mục đích du lịch. - Nâng cao kiến thức quản lý cho cán bộ phụ trách du lịch và các hoạt động liên quan. - Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm về du lịch lễ hội truyền thống tại các địa phương phát triển mạnh loại hình này như: Vĩnh Phúc, Hà Nội... * Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người dân nơi diễn ra lễ hội - Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các lễ hội, các di tích lịch sử và môi trường lễ hội. - Bồi dưỡng những kiến thức về an toàn sức khỏe và những kĩ năng chế biến đồ ăn thức uống sạch, hợp vệ sinh của các nhà hàng đăng ký trong tour du lịch. - Hướng dẫn thiết kế cơ sở lưu trú homestay với các tour nghỉ ngơi tại nhà dân để đón khách. 2.4.4. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật - Ưu tiên phát triển, nâng cấp các tuyến đường nối các điểm du lịch trọng điểm. Nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ 49B nối Thuận An với các điểm du lịch Phú Diên, Vinh Thanh, Vinh An; tuyến tỉnh lộ 2 từ làng Dương Nỗ đi làng Thanh Tiên, làng Sình và đập Thảo Long; tuyến tỉnh lộ 10A nối quốc lộ 49 với các điểm du lịch An Truyền, Tây Hồ... Bên cạnh đó, cũng cần 115
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 hoàn thiện các tuyến đường nông thôn (liên thôn, liên xóm) để đáp ứng nhu cầu khám phá và tham quan làng quê của du khách. - Cần phối hợp chính quyền và người dân địa phương tại các điểm du lịch lễ hội truyền thống tiềm năng để hình thành các điểm lưu trú (nhà nghỉ nông thôn, nghỉ tại nhà dân, điểm cắm trại) với các trang thiết bị đầy đủ và an toàn để thu hút khách lưu trú để đa dạng hóa thật sự tour du lịch lễ hội. - Mở thêm các dịch vụ như đổi ngoại tệ, trung tâm hướng dẫn, bán hàng lưu niệm, ẩm thực địa phương, cho thuê phương tiện di chuyển. 2.4.5. Giải pháp về chính sách - Cần có cơ chế, chính sách miễn, giảm thuế, cho nộp thuế chậm, lãi suất ưu đãi vốn vay đầu tư đối với các dự án ưu tiên đầu tư tại các điểm du lịch lễ hội truyền thống trọng điểm; ưu đãi đặc biệt cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các điểm, cụm du lịch - vui chơi giải trí trên địa bàn huyện. - Cần có chính sách phân chia lợi nhận hợp lý cho địa phương để nâng cao đời sống xã hội. - Có chính sách hỗ trợ đào tạo, hướng nghiệp cho cộng đồng địa phương. 2.4.6. Giải pháp về vốn đầu tư - Cần huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật tại các điểm du lịch lễ hội, các di tích lịch sử văn hóa. Đặc biệt coi trọng giải pháp “đổi đất lấy hạ tầng”, đấu thầu sử dụng quỹ đất, tạo vốn đầu tư phát triển du lịch (kinh nghiệm nhiều địa phương đã thực hiện một cách rất có hiệu quả). - Tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách ưu đãi để toàn dân tham gia (xã hội hóa) vào việc đầu tư phát triển du lịch lễ hội truyền thống để thật sự người dân là chủ thể của lễ hội: đầu tư vào lễ hội, tham gia lễ hội và thu lợi nhuận từ lễ hội. 2.4.7. Giải pháp về xúc tiến quảng bá - Cần coi trọng việc mở rộng thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. - Tiến hành hợp tác với Thành phố Huế và các huyện, thị xã trong tỉnh, các tỉnh lân cận, đặc biệt là với các công ty lữ hành trong nước và quốc tế để giới thiệu và quảng bá các sản phẩm du lịch của huyện Phú Vang. Trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá (lập website và bản đồ du lịch lễ hội truyền thống huyện Phú Vang) nhằm tạo dựng được hình ảnh hấp dẫn của du lịch Phú Vang trong vùng, trong khu vực và trên thị trường quốc tế. 3. KẾT LUẬN Huyện Phú Vang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch lễ hội truyền thống dựa trên cơ sở sự đa dạng của lễ hội, nguồn tài nguyên du lịch phong phú về cả tự nhiên lẫn nhân văn. Thực tế hoạt động du lịch lễ hội truyền thống nơi đây chỉ mới được tiến hành khai thác qua hai lễ hội lớn trên cơ sở thiết lập với các tour du lịch thuộc công ty lữ hành ở địa bàn Thành phố Huế. Nếu các công ty lữ hành này không thực hiện tour thì hoạt động du lịch lễ hội tại địa phương dễ rơi vào tình trạng “chực chờ”. Để du lịch lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện thật sự mang lại hiệu quả cao thì đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan đặc biệt là nâng cao được vai trò chủ động của cộng đồng dân cư địa phương, sáng tạo của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện và lôi kéo sự ủng hộ, giúp sức của các công ty kinh doanh du lịch. 116
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chi cục Thống kê Phú Vang (2016), Niên giám thống kê 2015. [2] Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. [3] Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang (2008), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Vang đến năm 2020. [4] Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang (2016), Đề án phát triển dịch vụ du lịch giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025. [5] Tôn Thất Bình (2002), Lễ hội dân gian Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. Title: FESTIVAL TOURISM DEVELOPMENT IN PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: Festival tourism is an outstanding development trend of cultural tourism. Phu Vang district has great potential to serve the traditional festivals of tourism development. The development of festival tourism in the district not only diversifes the types of tourism of Hue, expansion of rural tourist routes but also contributes to creating jobs, improving people's lives as well as playing an important role in the conservation of the unique value of traditional festivals here. Keywords: festival tourism, festival tourism destination and routes, Phu Vang district. TRẦN THỊ ÁI VÂN Trường THPT Phan Đăng Lưu, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế Số điện thoại: 0983326722; Email: tranthiaivanpdl@gmail.com TS. NGUYỄN TƯỞNG Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Số điện thoại: 0913427200; Email: ngtuong54@yahoo.c 117
nguon tai.lieu . vn