Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN TRÀ BỒNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ĐOÀN SỸ SƠN1,*, NGUYỄN TƯỞNG2 Trường THPT Số 1 Nghĩa Hành, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi * Email: sondianh1@gmail.com 2 Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Huyện Trà Bồng là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú, nổi bật là huyện có nhiều cảnh quan hấp dẫn với vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú, thảm động, thực vật phong phú, khí hậu ôn hòa, mát mẻ sẽ thu hút khách du lịch đến tham quan và nghĩ dưỡng. Bên cạnh đó huyện còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử cách mạng có giá trị và có nhiều làng nghề truyền thống. Đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa, tâm linh nổi tiếng và lan tỏa là quần thể di tích Điện Trường Bà - Đá Bà - Lăng Bạch Hổ. Tuy nhiên, hiện trạng phát triển du lịch tại huyện chưa tương xứng với tiềm năng du lịch: doanh thu thấp, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, tài nguyên du lịch có nguy cơ dần suy thoái. Do đó, việc nâng cao năng lực quản lý và bảo tồn, khái thác tài nguyên du lịch, thực hiện đồng bộ các giải pháp là những vấn đề cấp bách và cần được quan tâm. Từ khóa: Du lịch, huyện miền núi, Trà Bồng, giải pháp, tài nguyên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Trà Bồng có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch với nhiều di tích lịch sử và cảnh quan đẹp như Quần thể núi Cà Đam (Trà Bùi), Quần thể Hà Nang (thôn 4, xã Trà Thủy), Quần thể suối khoáng Thạch Bích (Trà Bình), Thác Trà Bói (Trà Giang), với các di tích lịch sử cách mạng như Đồn Mỹ (Trà Xuân), Trạm xá T30 (Trà Tân), Xưởng rèn đúc vũ khí Nà Piêu (Trà Thủy), Địa đạo Vực Chùa (Trà Phú), Đài tiếng nói Trung Trung bộ (Trà Bùi);… tạo nên bản sắc văn hóa. Trong giai đoạn 2011 – 2015, hoạt động du lịch của huyện đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch còn hạn chế, hiệu quả du lịch chưa cao, chưa phù hợp. Qua đó, việc đánh giá phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 là mang tích cấp bách. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập, thống kê tài liệu: Thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái, các số liệu thống kê từ các nguồn tài liệu, từ Phòng Thống kê huyện Trà Bồng, Phòng Văn hóa huyện Trà Bồng, Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó tiến hành xử lý, thống kê phục vụ việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp thực địa: Phương pháp này được sử dụng nhằm điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã - hội của khu vực nhằm bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu nhập. Đồng thời, việc trực tiếp khảo sát tại địa phương đã giúp tác giả đánh giá sâu sắc hơn về thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở địa phương nghiên cứu. Trong đề tài này tác giả đã tiến hành thực địa tại các điểm du lịch huyện Trà Bồng nhằm mục đích khảo sát và thu thập các số liệu về lượt khách, doanh thu,... phục vụ phát triển du lịch. Phương pháp bản đồ: Phương pháp bản đồ là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu Địa lý. Qua bản đồ có thể rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Từ các thông tin, số liệu thu thập đã qua xử lý, tính toán để xây dựng bản đồ đáp ứng yêu cầu đặt ra của đề tài. 97
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Trong đề tài tác giả đã áp dụng phương pháp này vào việc xây dựng các bản đồ: Bản đồ hành chính huyện Trà Bồng, bản đồ một số điểm du lịch huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa vào những tài liệu thu thập được, những tài liệu từ khảo sát thực địa, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm rút ra những luận điểm của vấn đề nghiên cứu. Từ đó, vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa tiết kiệm thời gian và công sức nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được vận dụng trong việc xin ý kiến, định hướng, góp ý của cán bộ chuyên trách trong bộ máy chính quyền, cán bộ ngành du lịch, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch có nhiều kinh nghiệm. Đây là những thông tin quý giá để vận dụng vào nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Những lợi thế phát triển du lịch huyện Trà Bồng 3.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên Trà Bồng là một trong 6 huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh lỵ 50km. Ở vào vị trí 15,10 vĩ bắc, 108,30 kinh đông, nằm ở độ cao 80 - 1.500m so với mặt nước biển, phía Đông giáp huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh, phía Nam giáp huyện Sơn Hà, phía Tây giáp huyện Tây Trà, phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My và huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam). Dân số tính đến tháng 10 năm 2011 là: 30.030 người. Trà Bồng có diện tích 419,26 km2; khí hậu quanh năm ôn hòa, mát mẻ, được bao bọc bởi thảm tài nguyên rừng và hệ động, thực vật phong phú, địa hình dốc, có nhiều thác ghềnh, sông suối, đã tạo cho Trà Bồng nhiều thắng cảnh đẹp. Cây Quế Trà Bồng được coi là cây đặc sản của miền Tây Quảng Ngãi nói riêng, cả nước nói chung, đã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu “Quế Trà Bồng, Tây Trà”. Bên cạnh đó, Trà Bồng có nền văn hóa tiềm tàng, phong phú, nhất là nghệ thuật dân ca, dân nhạc, dân vũ và các lễ hội truyền thống đặc sắc; đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc cây Gur và cây Nêu trong lễ hội ăn trâu của dân tộc Kor. Trà Bồng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa nắng rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26oC, có những vùng quanh năm mang đặc điểm khí hậu ôn đới như Cà Đam (Trà Bùi) và Hà Nang (Trà Thủy). Thời tiết có nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch. 3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Rừng Trà Bồng có nhiều lâm, thổ sản và dược liệu quý như sa nhân, hà thủ ô, ngũ gia bì, magan, trầm hương, mật ong; có nhiều gỗ quý như lim, sao, dổi, gõ, chò... Theo thống kê của nhóm nghiên cứu năm 2000, thì ở Trà Bồng có 469 loài thực vật, trong đó có 53 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam (1992). Hiện nay, rừng Trà Bồng còn có nhiều động vật phong phú, đa dạng như: Hổ, gấu, nai, lợn rừng, chồn hương, nhím, chim công, gà rừng, gà lôi lam, trĩ sao, rắn hổ mang, hỗ chúa… 3.1.3. Tài nguyên du lịch a. Tài nguyên du lịch sinh thái Trà Bồng một huyện miền núi có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như: Quần thể núi Cà Đam (Trà Bùi), Quần thể Hà Nang (thôn 4, xã Trà Thủy), Quần thể suối khoáng Thạch Bích (Trà Bình), Thác Trà Bói (Trà Giang), Thác Cà Đú, Suối Trà Cân, Suối Bàng Khoa (Trà Thủy); Suối Chè, Núi Răng Cưa (Trà Hiệp), Hang Tà Ná (Trà Tân), Hồ Gò Kiêu, Hồ Sình Kiến (Trà 98
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Bình), Hồ Vực Thành (Trà Phú),... với vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú, thảm động, thực vật phong phú, khí hậu ôn hòa, mát mẻ sẽ thu hút khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. b. Tài nguyên du lịch di tích lịch sử cách mạng Trà Bồng có bề dày lịch sử trong truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm có phong trào “Nước Xu đỏ” gắn liền với tên tuổi cụ Phó Mục Gia; nổi bật là cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và Miền Tây Quảng Ngãi (28/8/1959) đã ghi vào trang vàng chói lọi của cả nước với nhiều di tích lịch sử cách mạng đã được công nhận cấp quốc gia như: Lô cốt trung tâm, đồn Nước Giọt, đồn Tà Lạt, đồn Đá Liếp, đồn Xây Dựng... Bên cạnh đó Trà Bồng còn có các di tích lịch sử khác như: Đồn Mỹ (Trà Xuân), Trạm xá T30 (Trà Tân), Xưởng rèn đúc vũ khí Nà Piêu (Trà Thủy), Địa đạo Vực Chùa (Trà Phú), Đài tiếng nói Trung Trung bộ (Trà Bùi)… Đặc biệt là di tích Trường lũy được Bộ VHTTDL công nhận là di tích cấp quốc gia tại Quyết định số 800/QĐ-BVHTTDL, ngày 09/3/2011 của Bộ VHTTDL về xếp hạng di tích quốc gia đi qua 6 xã/ thị trấn: Trà Sơn, Thị trấn Trà Xuân, Trà Phú, Trà Bình, Trà Tân và Trà Bùi, đây là điểm nhấn thu hút khách du lịch nhất là khách quốc tế trong hành trình Di sản: Cố Đô Huế, Mỹ Sơn, Hội An, Trường Lũy. c. Tài nguyên du lịch văn hóa, tâm linh Nổi tiếng và lan tỏa là quần thể di tích Điện Trường Bà - Đá Bà - Lăng Bạch Hổ. Nghệ thuật điêu khắc, dân ca, dân nhạc, dân vũ vô cùng đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật diễn tấu chiêng đối đáp dân tộc Kor; Các lễ hội văn hóa dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội ăn trâu, ăn mừng lúa mới, lễ hội ngã rạ, lễ hội mừng nhà mới,... của đồng bào dân tộc Kor, cùng với những món ăn đặc sản như cá niên, rau ranh ốc đá, thịt trâu nấu xà bần, cơm lam, cà xé,... cũng góp phần quan trọng vào phát triển du lịch văn hóa ẩm thực của huyện Trà Bồng. d. Tài nguyên du lịch làng nghề Trà Bồng còn nổi tiếng với cây Quế bản địa; có nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm từ vỏ Quế; nếu được tổ chức quy hoạch đầu tư tốt trong tương lai gần sẽ là sản phẩm nổi tiếng thu hút sự quan tâm của khách du lịch. 3.2. Hiện trạng phát triển du lịch huyện Trà Bồng giai đoạn 2011 - 2015 - Trà Bồng là huyện có tiềm năng lớn về du lịch, song thời gian qua trong điều kiện của một huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nên nguồn kinh phí dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chưa đủ sức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch của địa phương, chưa có doanh nghiệp đầu tư về lĩnh vực du lịch, một số doanh nghiệp có khả năng tài chính nhưng chưa quan tâm đầu tư cho du lịch, mặt khác huyện cũng chưa có chính sách quảng bá, kêu gọi đầu tư, chưa có đề án cụ thể làm cho các nhà đầu tư nhận thấy rõ tiềm năng, lợi thế mà du lịch mang lại. - Hệ thống nhà hàng, khách sạn của huyện chưa được đầu tư ngang tầm để thu hút khách du lịch, trên địa bàn huyện chỉ có 04 nhà nghỉ và một nhà khách của UBND huyện khoảng 56 phòng, chưa có hệ thống nhà hàng tiêu chuẩn du lịch, chỉ có 08 nhà hàng của tư nhân phục vụ du khách và nhân dân trên toàn huyện. - Trên địa bàn đã hòa mạng lưới điện quốc gia, 2 nhà máy thủy điện Cà Đú và Hà Nang công suất 24MW; mạng lưới Bưu chính - Viễn thông đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin trên địa bàn huyện. Hệ thống ngân hàng, dịch vụ ngân hàng đảm bảo phục vụ thuận lợi cho du khách trong quá trình giao dịch. 99
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 - Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa: Huyện đã từng bước lập quy hoạch cho các điểm di tích lớn trên địa bàn huyện nhằm thu hút cho phát triển ngành dịch vụ, du lịch, cụ thể: Nâng cấp Nhà Bảo tàng chuyên đề Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi. Đầu tư và kêu gọi đầu tư các dự án Quy hoạch Hang Đá Bà, Lăng Bạch Hổ, nằm trong chuỗi di tích cấp quốc gia Điện Trường Bà. - Phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch thực hiện kêu gọi đầu tư cho khu du lịch nghỉ dưỡng Thạch Bích; khu du lịch sinh thái Cà Đam. - Quy hoạch Hang Đá Bà, Lăng Bạch Hổ nằm trong chuỗi di tích cấp quốc gia Điện Trường Bà. - Nâng cấp và trùng tu Nhà Bảo tàng chuyên đề khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi; nâng cấp Quảng trường 28/8 xây dựng tượng đài Khởi nghĩa Trà Bồng. - Hàng năm Tổ chức Lễ hội Điện Trường Bà Trà Bồng nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan. Tạo sức hút đối với hoạt động du lịch của huyện. Đáng ghi nhận là lượng khách đến tham quan, dâng hương mùa Lễ hội ngày càng đông, đã đạo được sức sút và điểm nhấn cho hoạt động du lịch văn hóa của huyện. 3.3. Kết quả đạt được và hạn chế 3.3.1. Những kết quả đạt được Trà Bồng là huyện miền núi có tiềm năng lớn về du lịch, song thời gian qua trong điều kiện của một huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nên nguồn kinh phí dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chưa đủ sức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch của địa phương, chưa có doanh nghiệp đầu tư về lĩnh vực du lịch, một số doanh nghiệp có khả năng tài chính nhưng chưa quan tâm đầu tư cho du lịch. Trong những năm qua sau khi Huyện ủy ban hành Nghị quyết 01-NQ/HU ngày 08/11/2011 về phát triển Du lịch huyện Trà Bồng giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020; HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND ngày 23/11/2011; UBND huyện ban hành Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 8/10/2012 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Trà Bồng, giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở đó, huyện đã thực hiện được những kết quả ban đầu: - Tiến hành thực hiện nhiệm vụ quy hoạch: Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Thạch Bích 200 ha, điểm du lịch Cà Đú 75 ha, Điện Trường Bà với diện tích 3,7ha. Đến nay, UBND tỉnh đã quyết định giao việc quy hoạch và đầu tư khu du lịch nghĩ dưỡng sinh thái Thạch Bích cho Công ty Thiên Tân thực hiện. - Đối với khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Cà Đam, UBND tỉnh đã giao cho công ty QH làm chủ đầu tư xây dựng, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên việc quy hoạch và xây dựng vẫn chưa thực hiện được. Hiện vẫn được UBND tỉnh tiếp tục kêu gọi đầu tư. - Việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của địa phương luôn được UBND huyện quan tâm hàng đầu. Coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống phát huy những giá trị mới về dân ca, dân nhạc, dân vũ; nghệ thuật điêu khắc, nhà sàn truyền thống nguyên gốc của dân tộc Kor. Phát huy và gìn giữ truyền thống văn hóa đường rừng và đường nước. Nhằm gắn kết về phát triển du lịch văn hóa cộng đồng của địa phương với du khách. - Công tác phát triển dịch vụ, du lịch của huyện mới ở giai đoạn đầu hình thành; song, bước đầu đã tạo nên sự chú ý và thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài tỉnh. Do đó, số lượt khách du lịch đến tham quan tại địa phương; Năm 2010, ước khoảng 4.000 lượt khách; 100
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 năm 2015, tăng gấp 3 lần so với các năm trước; trong 09 tháng đầu năm 2016 ước khoảng 15.000 ngàn lượt khách. Lượng khách chủ yếu đến tham quan, viếng hương di tích quốc gia Điện Trường Bà, đồng thời nghiên cứu các lễ hội văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Kor. Tổng lượt khách du lịch đến Trà Bồng khoảng 17.000 lượt; doanh thu từ du lịch ước đạt trên 1 tỷ đồng. 3.3.2. Những mặt hạn chế trong phát triển du lịch - Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông tại các điểm quy hoạch các tuyến đường chưa hoàn thiện, hệ thống nhà hàng, khách sạn tại địa phương chưa phát triển. - Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng chưa hiệu quả; thiếu các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của địa phương; chưa có các dịch vụ về vui chơi, mua sắm,… tại các điểm đến. - Công tác đầu tư của nhà nước chưa tương xứng. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu; doanh nghiệp chưa chú trọng công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. - Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được chú trọng đúng mức. - Lượng khách du lịch đến với Trà Bồng còn thấp so với các điểm du lịch trong tỉnh. Nguyên nhân: - Các cấp chính quyền địa phương chưa kịp thời cụ thể hóa việc triển khai thực hiện các nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch đã ban hành nên việc thực hiện chưa mang lại hiệu quả cao. - Nhận thức của cán bộ và nhân dân trong xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện chưa cao. - Chính sách của tỉnh chưa thật sự thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng các khu du lịch trên địa bàn huyện trong đó có: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Thạch Bích; khu du lịch sinh thái Cà Đam - Hồ Nước Trong. Nguồn ngân sách thực hiện quy hoạch chưa có, nên ảnh hưởng đến việc quy hoạch không hiệu quả. - Là huyện nghèo miền núi nên kinh phí đầu tư phát triển du lịch như tôn tạo các di tích, xúc tiến quảng bá, liên doanh, liên kết trong kinh doanh du lịch,... còn nhiều hạn chế. Chưa huy động được nhiều nguồn lực để phát triển du lịch nên phát triển du lịch trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện. 3.4. Giải pháp Hình thành các tuyến du lịch; quảng bá, xúc tiến đầu tư, tham quan học tập, mở rộng liên doanh, liên kết, tạo thương hiệu cho du lịch Trà Bồng. * Các tuyến du lịch - Hình thành, phát triển các tuyến du lịch trong huyện theo hướng tạo sự liên kết giữa phát triển thị trấn, thị tứ với các điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa, du lịch sinh thái. + Tuyến du lịch di tích lịch sử cách mạng gồm các điểm di tích: Địa đạo vực Chùa, Nhà Bảo tàng chuyên đề, Lô Cốt trung tâm, Đồn Mỹ, Đồn Xây Dựng, Đồn Tà Lạt, Đồn Eo Chim. + Tuyến du lịch Trà Bói, Cà Đú, Hà Nang, Trà Cân, Bàng Khoa, núi Răng Cưa, Suối Chè, Sông Trường. 101
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 + Tuyến du lịch Sông Giang, Hang Tà Ná, Trạm Xá T30, Cà Đam. + Tuyến du lịch văn hóa tâm linh: Đình làng Phú Long, Điện Trường Bà, Lăng Bạch Hổ, Đá Bà. - Đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch giữa Trà Bồng với các tuyến du lịch Bình Sơn - Trà Bồng - Tây Trà - Bắc Trà My; Quảng Ngãi - Trà Bồng - Cà Đam - Hồ Nước Trong để tạo thu hút khách du lịch. * Công tác quảng bá du lịch - Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều nội dung, hình thức có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, đảm bảo thiết thực hiệu quả. - Đẩy mạnh hoạt động kêu gọi đầu tư, thực hiện tốt các cơ chế ưu đãi đầu tư theo quy định, tạo cơ chế thông thoáng về các thủ tục đầu tư để cho các nhà kinh doanh du lịch mạnh dạn đầu tư tại huyện. - Đầu tư xây dựng nhà trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhằm tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm điêu khắc và các sản phẩm du lịch đặc sắc khác. - Từ nay đến năm 2020, cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau: + Tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến du lịch. + Xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá: tờ rơi, tờ gấp, sách giới thiệu du lịch, xây dựng các chuyên mục quảng cáo, quảng bá trên website của huyện, xây dựng catalog, đĩa VCD về quê hương, đất nước, con người Trà Bồng. - Tổ chức tham quan, học tập, nghiên cứu các huyện và tỉnh bạn về cách làm du lịch như: tham quan khu du lịch sinh thái Mang Đen (Kon Tum), khu du lịch sinh thái Bà Nà (Đà Nẵng), khu du lịch Sơn Mỹ (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi), Du lịch Bản Đôn (Đắk Lắk). - Tham gia và chủ trì mở các đợt xúc tiến quảng bá triển lãm, hội thảo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng kênh thông tin trao đổi, cập nhật thường xuyên giữa trung tâm thông tin du lịch của huyện với các công ty lữ hành về du lịch tỉnh. Mỗi năm xây dựng một số sự kiện nổi bật để tạo “điểm nhấn”, tổ chức các lễ hội đặc biệt là lễ hội Điện Trường Bà, lễ hội Ăn trâu,… để thu hút khách du lịch. Về tuyên truyền, vận động: - Tăng cường nâng cao nhận thức về phát triển du lịch ở các cấp, các ngành và cộng đồng, trước hết là các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Coi phát triển du lịch là một trong ba khâu đột phá để phát triển kinh tế, xã hội của huyện. - Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường theo hướng bền vững, thực hiện triệt để công tác gìn giữ, bảo tồn thiên nhiên rừng và các cảnh quan, di tích và danh lam thắng cảnh. Về quy hoạch, quản lý quy hoạch: - Hoàn thành công tác quy hoạch phát triển du lịch đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện đến năm 2020, bổ sung quy hoạch chi tiết các điểm, khu du lịch trên địa bàn. - Quản lý theo quy hoạch, thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, hình thành các điểm, khu du lịch, tạo sự liên kết chặt 102
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 chẽ giữa miền núi với miền xuôi; kết hợp du lịch sinh thái rừng với du lịch biển đảo; hình thành kết nối tuyến du lịch Lý Sơn, Dung Quất, Thạch Bích, Cà Đam và Hà Nang… Về cơ chế chính sách: - Để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển, thực hiện các quy chế chính sách của UBND tỉnh ban hành theo quyết định số 93/2003/QĐ-UB ngày 16/5/2003 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc quy định cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như sau: + Hỗ trợ kinh phí bồi thường và giải phóng mặt bằng. + Ưu đãi về quyền thuê đất. + Ưu đãi về thuế. + Ưu đãi về đào tạo nghề. + Hỗ trợ kinh phí vận động thu hút đầu tư. - Bên cạnh các chính sách khuyến khích đầu tư, cần: + Ưu tiên về đất đai, giải phóng mặt bằng cho các dự án du lịch có quy mô lớn, trọng điểm. + Ban hành các quy chế quản lý du lịch tại các địa bàn có tiềm năng đã đầu tư. + Đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong và ngoài tỉnh. Về phát triển nguồn nhân lực: - Tập trung chuẩn bị nguồn nhân lực trực tiếp cho lĩnh vực du lịch, chuyển dịch cơ cấu từ lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ, đào tạo các ngành nghề du lịch, phổ cập kiến thức về du lịch, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho thế hệ trẻ. Liên kết với các trường để đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên chuyên trách, người lao động trong lĩnh vực du lịch. - Cần có chế độ hỗ trợ, khuyến khích ưu đãi cho các nghệ nhân có điều kiện phát huy được tài năng của mình tại các làng văn hóa du lịch, tự làm các sản phẩm du lịch, hàng lưu niệm mang đặc trưng của địa phương. Giải pháp về nguồn vốn: - Thực hiện tốt công tác dự báo phát triển, đồng thời đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực du lịch, thu hút đầu tư dự án lớn, xây dựng các làng nghề thủ công, các sản phẩm phục vụ du lịch. - Lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án trên địa bàn huyện, để đầu tư trên lĩnh vực du lịch. - Quyết định đầu tư, đơn vị thực hiện và quản lý; trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quá trình triển khai, thực hiện. Bảo vệ môi trường du lịch: Tại các quần thể, khu, điểm du lịch cần xây dựng các nội quy, quy chế theo quy định hiện hành, áp dụng thực hiện một cách nghiêm túc, cần có sự kết hợp thực hiện giữa ban quản lý tại cơ sở du lịch với khách tham quan và địa phương. 103
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Tại các điểm du lịch phải tăng cường ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đặc biệt là kiểm tra, đánh giá tác động môi trường, đảm bảo các điểm du lịch được xanh - sạch - đẹp, văn minh và thân thiện. An ninh, an toàn về du lịch: - Tăng cường phối hợp liên ngành, các cấp chính quyền, các cơ quan đoàn thể làm tốt trách nhiệm trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn, văn minh cho khách du lịch. Tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh lữ hành, các địa phương có điểm du lịch, khu du lịch, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cần chú trọng hướng dẫn khách tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán và tín ngưỡng của địa phương. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, các tổ chức cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Tăng cường công tác gìn giữ vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống của dân tộc Kinh, Kor và các dân tộc khác đang sinh sống ở Trà Bồng. 4. KẾT LUẬN Trà Bồng là huyện miền núi có tiềm năng lớn về du lịch, song thời gian qua trong điều kiện của một huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nên nguồn kinh phí dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chưa đủ sức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch của địa phương, chưa có doanh nghiệp đầu tư về lĩnh vực du lịch, một số doanh nghiệp có khả năng tài chính nhưng chưa quan tâm đầu tư cho du lịch. Trong những năm qua sau khi Huyện ủy ban hành Nghị quyết 01-NQ/HU ngày 08/11/2011 về phát triển Du lịch huyện Trà Bồng giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020; HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND ngày 23/11/2011; UBND huyện ban hành Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 8/10/2012 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Trà Bồng, giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở đó, huyện đã thực hiện được những kết quả ban đầu: - Tiến hành thực hiện nhiệm vụ quy hoạch: Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Thạch Bích 200ha, điểm du lịch Cà Đú 75ha, Điện Trường Bà với diện tích 3,7ha. Đến nay, UBND tỉnh đã quyết định giao việc quy hoạch và đầu tư khu du lịch nghĩ dưỡng sinh thái Thạch Bích cho Công ty Thiên Tân thực hiện. - Đối với khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Cà Đam, UBND tỉnh đã giao cho công ty QH làm chủ đầu tư xây dựng, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên việc quy hoạch và xây dựng vẫn chưa thực hiện được. Hiện vẫn được UBND tỉnh tiếp tục kêu gọi đầu tư. - Việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của địa phương luôn được UBND huyện quan tâm hàng đầu. Coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống phát huy những giá trị mới về dân ca, dân nhạc, dân vũ; nghệ thuật điêu khắc, nhà sàn truyền thống nguyên gốc của dân tộc Kor. Phát huy và gìn giữ truyền thống văn hóa đường rừng và đường nước. Nhằm gắn kết về phát triển du lịch văn hóa cộng đồng của địa phương với du khách. - Công tác phát triển dịch vụ, du lịch của huyện mới ở giai đoạn đầu hình thành; song, bước đầu đã tạo nên sự chú ý và thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài tỉnh. Do đó, số lượt khách du lịch đến tham quan tại địa phương; Năm 2010 ước khoảng 4.000 lượt khách; Năm 2015 tăng gấp 3 lần so với các năm trước, trong 09 tháng đầu năm 2016 ước khoảng 104
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 15.000 ngàn lượt khách. Lượng khách chủ yếu đến tham quan, viếng hương di tích quốc gia Điện Trường Bà, đồng thời nghiên cứu các lễ hội văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Kor. Tổng lượt khách du lịch đến Trà Bồng khoảng 17.000 lượt; doanh thu từ du lịch ước đạt trên 1 tỷ đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chi cục Thống kê huyện Trà Bồng (2018). Niên giám thống kê huyện Trà Bồng năm 2017, Quảng Ngãi. [2] Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2018). Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2017, Quảng Ngãi. [3] Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2011). Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. [4] Ủy ban Nhân dân huyện Trà Bồng (2016). Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch huyện Trà Bồng giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, Quảng Ngãi. [5] Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2007). Tài Nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. Title: TOURISM DEVELOPMENT IN TRA BONG DISTRICT PERIOD 2011-2015 AND ORIENTATION TO 2020 Abstract: Tra Bong, which is a mountainous district in Quang Ngai district, has rich and various tourism resources, especially there are several attractive natural landscapes, various faunal and floristic composition, and temperate climate attracts tourists for visit and relaxation. Besides, this district is also well known for valuable historical revolution monuments and traditional trade villages. For instance, monument community Dien Truong Ba - Da Ba - Bach Ho tomb is one of the most popular cultural tourism and spirit source. However, actuality of tourism development in this district does not deserve its potentiality: low income, simple tourism products, tourism resource decrease gradually. Therefore, it is essential to raise managing and preservative ability, exploit tourism source and carry out solutions comprehensively. Keywords: Tourism, mountainous districts, Tra Bong, solution, source. 105
nguon tai.lieu . vn