Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỘI AN TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HÓA – TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC Võ Thị Ánh Tuyết(*) Đào Vĩnh Hợp(**) TOURISM DEVELOPMENT IN HOI AN IN GLOBALIZATION PERIOD - POTENTIAL AND CHALLENGES Abstract Hoi An, a long historical land, is located in Central Vietnam. Since Hoi An became a World Cultural Heritage in 1999 so far, its tourism activities have prospered and developed. It has strong tourism development and become an attractive destination, attracting many tourists in the country and abroad. The economic exchanges and cultural convergence during the current globalization have created both advantages and challenges for Hoi An. * 1. Tiềm năng để phát triển du lịch Hội An Hội An may mắn được thiên nhiên ban tặng cho những điều kiện tự nhiên thuận lợi và được thừa hưởng một di sản văn hoá vô giá. Đó là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ cùng với những giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo còn được bảo tồn khá nguyên vẹn. 1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư Hội An một thành phố cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam và cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) khoảng 55 km về phía Đông Bắc. Phía đông nối với biển Đông qua cửa Đại, phía tây giáp hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía bắc giáp huyện Điện Bàn, đều thuộc tỉnh Quảng Nam. Địa hình Hội An đa dạng và phức tạp, có nhiều sông ngòi, mương lạch, cồn nổi, rừng dừa nước ngập mặn, cửa sông, cửa biển, biển đảo, núi rừng. Kết quả nghiên cứu địa chất cho biết các cồn cát cổ nhất của khu vực Hội An được tạo thành cách đây 10.000 năm(1). Môi trường tự nhiên đã ưu đãi cho Hội An các nguồn tài nguyên như: các loại hải sản như tôm, cá tươi ngon nổi tiếng từ biển Cửa Đại; rừng Cù Lao Chàm có nhiều lâm sản, dược liệu, động vật quý, đặc biệt có yến sào – một loại thực phẩm và dược liệu quý; đất đai phù sa ven sông màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Phía đông Hội An là biển Đông, bờ biển dài 7 km có cửa sông sâu, ngư trường rộng lớn, có đảo Cù Lao Chàm cung cấp nhiều tài nguyên quý hiếm và là bức bình phong trên biển che chắn sóng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền cập bến. Ngày nay đảo Cù Lao Chàm đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, Hội An có diện tích 6.068km2, dân số 82.850 người, chia thành 9 phường và 4 xã. Các phường gồm: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà. Các xã gồm: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm)(2). 1.2. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Hội An Nhờ có các yếu tố trong và ngoài nước, sau thế kỷ XV, thương cảng Hội An được hình thành. Đến thế kỷ XVII–XVIII, Hội An trở thành một đô thị – thương cảng phồn thịnh. Thương thuyền các nước đã cập bến đến buôn bán ở Hội An. Qua bao biến động của lịch sử, (*) ThS., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. (**) ThS. NCS., Trường Đại học Sài Gòn.
  2. tác động bởi thời gian nhưng Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng quần thể kiến trúc đô thị cổ quý báu cùng những giá trị văn hóa tinh thần vô giá.  Không gian kiến trúc phố cổ Hội An Quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa trong mấy trăm năm từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, vào thời kỳ đô thị - thương cảng Hội An hình thành và phát triển, đã tạo cho đô thị cổ Hội An có được hầu hết các loại hình kiến trúc cổ của Việt Nam. Hội An chính là một mô hình cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Hệ thống các di tích với mức độ tập trung khá dày đặc mà hiếm có nơi nào sánh được. Theo số liệu điều tra của Trung tâm bảo tồn di tích Hội An (tính đến cuối năm 2001) trên địa bàn Hội An hiện có 1352 di tích, trong đó có 1268 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ)(3). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An.Kiến trúc phố cổ có sự kết hợp hài hoà giữa không gian, bố cục kiến trúc và sự đan quyện giữa các phong cách kiến trúc Việt - Hoa - Nhật - Phương Tây.  Đời sống sinh hoạt kinh tế, văn hóa, tinh thần Ngoài những giá trị văn hoá qua các di sản kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể độc đáo. Cũng nhờ vai trò lịch sử của mình, cộng với những giá trị độc đáo của một đô thị cổ từ di sản mà các thế hệ trước đã để lại, cư dân Hội An ngày nay đã xây dựng nên cơ cấu kinh tế đa ngành nghề và đã biết tận dụng thế mạnh của một di sản văn hoá thế giới để phát triển các ngành dịch vụ để phục vụ cho du lịch(4). Dưới tác động của hoạt động du lịch, các làng nghề cổ truyền ở Hội An lại được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Văn hóa của cộng đồng cư dân Hội An có sự đan xen, hòa quyện giữa các yếu tố Việt – Hoa, Hoa – Việt, Chăm – Việt... Các lễ hội phong phú, đặc sắc. Ngư dâncó các lễ hội: cầu ngư – tế cá ông – đua thuyền. Nông dân có các lễ hội nông nghiệp như: tết Nguyên Đán, tết Nguyên Tiêu, tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu, lễ Cầu Bông, lễ rước Long Chu… Các lễ hội vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Tài Thần… của cư dân thương nghiệp. Các lễ hội này vốn đã hình thành từ lâu, nay lại được khôi phục. Bên cạnh đó, đời sống ẩm thực với các món ăn truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian muôn hình, muôn vẻ với các truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích, huyền thoại, ngụ ngôn, cùng với những lời hát ru dạt dào, những điệu hò khoan trữ tình, những câu dân ca bài chòi nồng thắm… đã truyền vào lòng người những tình cảm sâu lắng, bình dị.Quan trọng hơn cả là con người Hội An với những đặc trưng về tính cách, lối sống, phong cách ứng xử… vừa bình dị, vừa sâu sắc mang nặng yếu tố truyền thống của người Việt vốn có cội nguồn từ văn hóa lúa nước, văn minh xóm làng phương Bắc. Đồng thời qua giao lưu, tiếp xúc, cư dân Hội An cũng thể hiện sắc thái, cốt cách của riêng mình. “Hội An – Đó là một sự hội thủy, hội nhân và hội tụ văn hóa vô cùng đa dạng”(5). Quan trọng hơn cả là con người Hội An với những đặc trưng về tính cách, lối sống, phong cách ứng xử… vừa bình dị, vừa sâu sắc mang nặng yếu tố truyền thống của người Việt vốn có cội nguồn từ văn hóa lúa nước, văn minh xóm làng phương Bắc. Đồng thời qua giao lưu, tiếp xúc, cư dân Hội An cũng thể hiện sắc thái, cốt cách của riêng mình. “Hội An – Đó là một sự hội thủy, hội nhân và hội tụ văn hóa vô cùng đa dạng”(6). Nếu quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như một “bảo tàng sống”, thì người dân Hội An bao đời nay vẫn được xem là những con người “sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày cuộc sống đời thường diễn ra ngay trong lòng phố cổ; từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trưng của con người Hội An. 2. Sự phát triển du lịch Hội An trong trong thời kỳ toàn cầu hóa và những thách thức
  3. 2.1. Sự phát triển du lịch Hội An trong trong thời kỳ toàn cầu hóa Tất cả những tiềm năng vô giá cho sự phát triển du lịch Hội An đã được chính quyền và nhân dân Hội An giữ gìn, nâng niu và bảo tồn gần như nguyên vẹn. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và hiếm thấy trên thế giới, đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Hội An là vùng đất vừa hội nhân, hội thuỷ, vừa cận thị, vừa cận giang(7). Nhờ sự nỗ lực lớn trong bảo tồn khu phố cổ Hội An, đặc biệt là kiến trúc khu phố cổ, nên ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới.Năm 2008, Hội An lại được vinh hạnh được trở thành thành phố trực thuộc tỉnh – Thành phố Hội An(8). Năm 2009, Cù Lao Chàm – Hội An được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Thế giới. Hội An đã được nhận rất nhiều giải thưởng cao quý của các tổ chức quốc tế trao tặng, như: “Giải thưởng kiệt xuất về bảo tồn di sản”, “Giải vàng về phát triển du lịch”,“tốp 10 thành phố hấp dẫn nhất thế giới”, “Thành phố quyến rũ nhất Việt Nam”… Thành quả lớn nhất của ngành du lịch Hội An trong những năm qua là đã xây dựng và phát triển được uy tín thương hiệu Hội An - một điểm đến an toàn, thân thiện. Hội An cũng đã tập trung phát triển du lịch Cù Lao Chàm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, được du khách yêu thích, tiếp tục được các tổ chức du lịch quốc tế bình chọn là thành phố hấp dẫn ở Châu Á(9). Thành phố Hội An vừa được trang mạng du lịch www.touropia.com xếp thứ 4 trong top 10 thành phố kênh đào nổi tiếng thế giới, chỉ sau Venice - Italia, Amsterdam - Hà Lan và Bruges - Bỉ(10). Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thị xã (Thành phố) lần thứ XV đã xác định là Dịch vụ – Du lịch – Thương mại, Công nghiệp – TTCN – Xây dựng, Ngư – Nông nghiệp. Trong đó lĩnh vực Dịch vụ – Du lịch – Thương mại giữ vai trò chủ đạo, là ngành kinh tế trọng yếu, quyết định sự phát triển của Thành phố(11). Ở Hội An hiện nay đã có nhiều hoạt động cùng các chương trình đặc biệt để thu hút khách tham quan, góp phần tao nên một “thương hiệu” du lịch đặc sắc cho Hội An. Các chương trình đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Chương trình “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20” được thực hiện từ ngày 8/9/1998. Từ đó đến nay, đã có hơn 200 đêm phố cổ được tổ chức định kỳ vào 14 âm lịch hàng tháng. Tại đây, du khách được tham gia nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống như: chơi bài chòi, cờ tướng, cờ làng, đập nồi, hò khoan đối đáp, xướng họa thơ đường, nhóm thơ truyền thống, biểu diễn tuồng, võ thuật truyền thống, trình tấu nhạc cổ truyền, dạy hát dân ca, thư pháp, hát nhạc cổ điển, nhạc thính phòng, chợ đêm, thả đèn trên sông hay âm nhạc đường phố… Dự án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” ra đời năm 2004. Đến nay đã qua nhiều lần điều chỉnh thời gian hoạt động để phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của người dân và thời điểm tham quan của khách du lịch. Hiện nay, phố đi bộ Hội An hoạt động từ 8h30 đến 11h00 và từ 15h00 đến 21h30 hàng ngày. Các chương trình lễ hội đặc sắc, như lễ hội “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản”, được tổ chức thường niên từ năm 2003 tại thành phố Hội An. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc, minh chứng rõ nét cho mối quan hệ tốt đẹp không ngừng được củng cố và phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Nhật Bản. 2.2. Những thách thức của du lịch Hội An trong thời kỳ toàn cầu hóa Hiện nay, quá trình toàn cầu hóađang diễn ra mạnh mẽ, đã tác động đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố. Bên cạnh những lợi thế như: tạo sự biến động mạnh mẽ về dân cư, đô thị, thúc đẩy mối quan hệ vùng miền, quốc tế, đưa Hội An phát triển thì nó cũng tạo ra không ít những khó khăn, thách thức, trong đó có một số đáng ghi nhận như sau:  Những áp lực về dân số, dân cư: Dân số đô thị tăng nhanh, mật độ dân số rất cao: Biến động dân số giữa vùng nông thôn và thành thịcủa Hội An khá chênh lệch. Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở
  4. ngày 1/4/2009, dân số toàn thành phố có 88.933 người. Địa bàn thành thị có 68.639 người. Địa bàn nông thôn có 20.294 người. Dân số thường trú các xã phường quản lý gồm 85.805 người. Ngoài dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hằng năm ở Hội An tốc độ gia tăng dân số cơ học khá cao(12). Do vậy, khi quy hoạch Hội An phải tính đến chỗ ở, việc làm và các dịch vụ đời sống khác cho lượng khách du lịch ngày một tăng do phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch. Các vấn đề về mặt dân cư: người dân bản xứ Hội An vốn xuất thân là nông dân, ngư dân, thợ thủ công… trong quá trình đô thị hóa, dịch chuyển kinh tế, những tư tưởng, tác phong làm việc, hành xử cũ không dễ bắt kịp nhịp sống đô thị, sự giao lưu hòa nhập văn hóa, nhất là văn hóa phương Tây. Từ đấy, đã tạo nên tính cách hỗn tạp, khó tiếp cận các tri thức khoa học tiên tiến trong một bộ phận cư dân. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế du lịch Hội An, nhiều bộ phận cư dân từ các vùng miền khác nhau. Nhóm cư dân này gồm nhiều thành phần: doanh nhân, thợ thủ công, người làm thuê…, trong số đó có không ít người nước ngoài với nhiều quốc tịch khác nhau trên thế giới, một số còn kết hôn – lấy vợ là người Việt Nam, thuê nhà hoặc mua đất làm nhà, định cư sinh sống, làm ăn ở Hội An. Những bộ phận cư dân này có nguồn gốc rất khác nhau, tâm lý, tính cách, văn hóa, lối sống… không đồng nhất. Điều này gây trở ngại không ít cho sự phát triển của Hội An.Cơ cấu dân số khá trẻ, lực lượng trong ngành du lịch rất trẻ, 93% có độ tuổi dưới 45, được đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ, có thể đáp ứng yêu cầu lao động hiện tại nhưng số lao động được đào tạo chuyên môn cao từ đại học đến sau đại học chưa nhiều, hiện chỉ có 20%(13). Do đó, đội ngũ lao động quản trị doanh nghiệp còn thiếu và yếu, hầu hết đều là người đến từ các địa phương khác và nước ngoài.  Hệ thống hạ tầng không đáp ứng kịp tốc độ đô thị hóa, giao thông đô thị quá tải dẫn đến ùn tắc, ô nhiễm môi trường, cảnh quan Mật độ dân số tập trung cao tại các phường trung tâm: Thực trạng khảo sát về mật độ dân số năm 2010 tại các phường cho thấy(14) : Minh An 10.157 người/ km2, Cẩm Phô 8.551 người/ km2, Sơn Phong 6.188 người/ km2, một phần phường Tân An 6.661 người/ km2(trong khi mật độ dân số bình quân cả nước là 243 người/km2, TP. Hồ Chí Minh là 3.400 người/ km2, TP. Hà Nội là 2.000 người/ km2, TP. Đà nẵng là 700 người/ km2). Dân cư khu vực này chiếm trên 30% tổng số dân toàn thành phố. Điều này gây một áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng cận khu phố cổ và tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước...  Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng với việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống: Hiện nay, Hội An có nhiều di tích trong khu đô thị cổ Hội An cũng đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có di tích Chùa Cầu. Các di tích khác cũng có nhiều biến động xấu, như: tình trạng cải tạo, cơi nới; xu hướng xây kiến trúc mới của người dân… Từ năm 1999 đến nay có hơn 83 trường hợp chuyển nhượng nhà, 181 trường hợp cho những người từ các địa phương khác thuê nhà, 264 trường hợp chủ nhà di dời khỏi chỗ ở cũ.Việc tu bổ, sửa chữa di tích không đúng nguyên tắc, vi phạm quy chế; sử dụng di tích còn sai chức năng. Khó khăn đang đặt ra đối với Hội An là nhiều di tích, trong đó có các nhà cổ đang đứng trước nguy cơ bị sập đổ cần phải được trùng tu khẩn cấp. Nguồn kinh phí để trùng tu, bảo tồn di sản, di tích là rất lớn, trong khi đó ngân sách của thành phố, của tỉnh và trung ương là rất hạn hẹp. Thành phố đã cố gắng rất nhiều, phát huy nội lực, kêu gọi sức dân, có những biện pháp khẩn cấp, tức thời để bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An.  Những thách thức khác: Nguy cơ đe dọa sự mất còn của di sản từ thiên nhiên, tự nhiên ngày càng hiện ra rõ nét: Bão lụt, mối mọt, sự bất trắc của khí hậu, môi trường ô nhiễm... Bên cạnh đó những áp lực
  5. của sự phát triển, tình trạng thương mại hóa di sản, vấn đề an toàn cháy nổ… luôn luôn là những thách thức lớn đang đặt ra từng ngày, từng giờ với Hội An. Ngành du lịch thiếu hoạch định chiến lược, phát triển du lịch ồ ạt dẫn đến sự quá tải của các di tích, văn minh kinh doanh chưa được chú trọng, tình trạng ô nhiễm môi trường… là những thách thức không nhỏ đối với du lịch Hội An. Còn quá nhiều bất cập trong quy hoạch đô thị, công viên, khu giải trí còn hạn chế... Nơi ở của các chủ nhân di tích còn nhiều bất cập, chưa ngăn nắp, lộn xộn trong kiến trúc và đang có xu hướng tùy tiện trong xây dựng… Nguồn vốn đầu tư không cần bằng: chủ yếu tập trung vào các dịch vụ lưu trú, khu nghỉ mát và dịch vụ giải trí, rất ít các dự án đầu tư về thương mại, dịch vụ, tu bổ di tích. Quy mô hoạt động kinh doanh chuyên ngành tại Hội An vẫn còn nhỏ lẻ, lợi ích của cộng đồng chưa được các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhận thức rõ. Thêm vào đó, du lịch Hội An đang đứng trước khó khăn do thiếu lao động quản trị doanh nghiệp du lịch. 3. Một vài đề xuất cho sự phát triển du lịch Hội An Thời gian tới, ngoài việc bảo tồn, phát huy tốt vốn di sản văn hóa quý báu của các thế hệ trước để lại, các nhà nghiên cứu về Hội An và các cơ quan chức năng cần phát triển du lịch Hội An phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của thành phố. Nhằm phát triển Hội An trở thành một thành phố di sản hài hoà với cuộc sống con người và bảo tồn cảnh quan sinh thái môi trường ở mức cao nhất. 3.1. Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển Phát triển là quy luật vận động khách quan, là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Bảo tồn và phát triển là hai nhiệm vụ song hành, đồng thời cũng là áp lực lớn mà chính quyền và nhân dân Hội An quan tâm. Hạt nhân cấu thành đô thị cổ Hội An chính là cácgiá trị kiến trúc đô thị cổ và đười sống sinh hoạt thường nhật của cộng đồng dân cư. Do đó cần bảo tồn và phát triển cả những vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của di sản cũng như nét ứng xử thân thiện, hiếu khách, chuẩn mực văn hóa riêng có của người Hội An. Kết hợp bảo tồn tốt kiến trúc đô thị cổ; giữ gìn lối sống truyền thống; đáp ứng cuộc sống hiện tại và ngăn chặn biến dạng di tích trong phố cổ Hội An. Để giải quyết được các vấn đề này nhất thiết phải có sự tham gia tích cực của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, nhất là phát huy ý thức tự giác của cộng đồng dân cư–những chủ nhân trực tiếp của di sản. Đảm bảo cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích thường xuyên. Phát triển du lịch Hội An theo định hướng chiến lược: Bảo tồn di sản vững chắc và phát huy du lịch bền vững. Bảo tồn tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vốn có. Đồng thời, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo tồn di sản với lợi ích mang lại từ việc khai thác, phát huy giá trị của di sản thông qua hoạt động du lịch - dịch vụ. Phát huy các lợi thế của du lịch Hội An: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề gắn với nghỉ dưỡng, giải trí, hội nghị, hội thảo... 3.2. Chú trọng đến công tác quản lý của các cấp chính quyền, sự hợp tác của cộng đồng Trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Hội An, cần làm tốt vai trò gắn kết giữa các cấp chính quyền, nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các chủ nhân của di sản, di tích, chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh... trong việc ưu tiên tối đa cho bảo tồn di sản và phát triển du lịch ở Hội An. Mọi chính sách đưa ra để thực hiện trong thời gian tới đều phải vì lợi ích của cả cộng đồng, đáp ứng tối ưu các nhu cầu dân sinh của cư dân, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân... Ngoài ra, cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo, triển khai thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học mang tầm quốc gia và quốc tế để nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản bền vững. Để chủ động hội nhập và phát triển du lịch Hội An trong bối cảnh toàn cầu hóa, chính quyền, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân Hội An cần nhận thức những khó khăn, thách
  6. thức trong thời kỳ mới. Thành phố cần đầu tư phát triển du lịch bền vững với các định hướng phù hợp. Chủ động quy hoạch, xây dựng các chính sách quảng bá du lịch lâu dài, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh. Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời ngăn ngừa các tác động xấu đến môi trường tự nhiên, xã hội. Tất cả nhằm xây dựng một hình ảnh, thương hiệu Hội An đặc trưng. 3.3. Đầu tư ưu tiên hỗ trợ tối đa cho phát triển du lịch Hội An Để phục vụ tốt cho hoạt động du lịch, Hội An cần chú trọng đến các yếu tố hạ tầng đô thị, môi trường cảnh quan, nhân lực, các chương trình quảng bá du lịch.... Cần đầu tư kiện toàn cơ sở hạ tầng: xây dựng hạ tầng đô thị, phát triển hạ tầng khu vực nông thôn, biển đảo, xúc tiến nhanh các dự án hạ tầng mang tính đột phá.Thành phố cần phải huy động tốt các nguồn lực để có thể đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng dân sinh xã hội phù hợp với vai trò của một thành phố/đô thị sinh thái – văn hóa – du lịch. Đồng thời, nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường. Về công tác đào tạo nguồn nhân lực, thành phố cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ. Nhất là các chuyên viên khảo cổ, kiến trúc, lịch sử… để nghiên cứu và kịp thời xử lý các di tích văn hóa, lịch sử của địa phương, nghiên cứu toàn diện Hội An. Đồng thời, cần đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp để tham gia hoạt động du lịch: các quản trị doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên, lễ tân… nhất là trong quá trình đô thị hóa, hội nhập và phát triển mạnh của thành phố hiện nay. Khắc phục những hạn chế, thiết sót và xem xét mở rộng thêm nhiều chương trình nghệ thuật, không gian mới phục vụ cho hoạt động du lịch. Qua đó, nhằm giúp cho các chương trình: “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20”, “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ”, các lễ hội… ngày càng trở thành những thương hiệu độc đáo riêng của Hội An. Các đề xuất khác nhằm nâng cao chất lượng các chương trình, hoạt động phục vụ du lịch. Đối với đêm phố cổ Hội An, cần: xây dựng thêm địa điểm gửi xe; kiên quyết không cho xe đạp điện, xe máy điện lưu thông trong khu phố cổ. Ngoài ra, hệ thống các lồng đèn, bảng hiệu, tranh ảnh… treo trên các tuyến phố phải phù hợp mỹ quan đô thị. Cư dân phố cổ cần có ửng xử văn minh, khéo léo. Các dịch vụ ăn uống, mua sắm cần nâng cao chất lượng phục vụ du khách… 4. Thay lời kết Phố cổ Hội An là nơi hội đủ các yếu tố nổi trội toàn cầu, như các điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, các các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể... Với những tiềm năng và lợi thế vốn có của mình, nhờ vào sự chung sức của cả cộng đồng,sau hơn một thập niên trở thành di sản văn hoá thế giới (năm 1999), hoạt động du lịch và việc bảo tồn di sản trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Tuy nhiên, hiện nay, du lịch Hội An cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với sự nỗ lực phấn đấu của chính quyền và nhân dân thành phố, Hội An sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy tốt những di sản văn hóa vốn có của mình, đưa du lịch thành phố phát triển hơn. Trong tương lai gần,thành phố Hội An sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động kinh tế – văn hóa – du lịch, trở thành điểm đến có dấu ấn riêng, tạo ấn tượng đặc biệt trong lòng du khách trong và ngoài nước, là niềm tự hào của du lịch khu vực miền Trung và cả Việt Nam. Chú thích: (1) Cát Nguyên Hùng, Hoàng Anh Sơn (2004), Sơ lược về địa chất vùng Hội An, in trong Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An – Kỷ yếu HTKH, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An, tr. 54. (2) Cục thống kê Quảng Nam (2013), Niên giám thống kê 2012, Nxb. Thống kê, tr.13.
  7. (3) Trần Ánh (2005), Nhà gỗ Hội An – Những giá trị và giải pháp bảo toàn, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An, tr. 44. (4) Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An (2008), Nghề truyền thống ở Hội An, tr.32. (5) Trần Quốc Vượng (1991), “Vị thế địa lịch sử và bản sắc địa–văn hóa của Hội An”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,, tr. 52. (6) Trần Quốc Vượng (1991), “Vị thế địa lịch sử và bản sắc địa–văn hóa của Hội An”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,, tr. 52. (7) Trần Quốc Vượng (1991), Sđd, tr.53. (8) http://hoianheritage.net/index.php?language=vi&nv=di–san–van–hoa&op=Gioi– thieu/VAI–NET–VE–DI–SAN–VAN–HOA–THE–GIOI–HOI–AN–1 (9) Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Số liệu năm 2014. (10) http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15518 (11) Báo cáo “Giải trình kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2010–2015”, VP Ủy ban Nhân dân TP. Hội An. (12) http://hoian.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=163&Itemid=75 (13) http://www.quangnamtourism.com.vn/vn/tin300.asp (14) http://hoian.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=321:thong-ke- dan-so-2010&catid=93:bao-cao-thong-ke&Itemid=141 Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo “Giải trình kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2010–2015”, VP Ủy ban Nhân dân TP. Hội An. 2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Số liệu năm 2014. 3. Cát Nguyên Hùng – Hoàng Anh Sơn (2004), “Sơ lược về địa chất vùng Hội An”, Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An – Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An, tr. 54. 4. Cục thống kê Quảng Nam (2013), Niên giám thống kê 2012, Nxb. Thống kê, tr.13. 5. Nguyễn Chí Trung, 2005, Cư dân Faifo Hội An trong lịch sử, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An. 6. Trần Ánh (2005), Nhà gỗ Hội An – Những giá trị và giải pháp bảo toàn, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An. 7. Trần Quốc Vượng (1991), “Vị thế địa lịch sử và bản sắc địa–văn hóa của Hội An”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.51–62. 8. Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An (2008), Nghề truyền thống ở Hội An, tr.32. 9. http://quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=9145 10. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15518 11. http://hoian.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=321:thong- ke-dan-so-2010&catid=93:bao-cao-thong-ke&Itemid=141 12. http://hoianheritage.net/index.php?language=vi&nv=di–san–van–hoa&op=gioi– thieu/vai–net–ve–di–san–van–hoa–the–gioi–hoi–an–1
  8. 13. http://www.quangnamtourism.com.vn/vn/tin300.asp TÓM TẮT Hội An một vùng đất lịch sử lâu đời nằm ở miền Trung Việt Nam. Từ khi Hội An trở thành Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999 cho đến nay, hoạt động du lịch của thành phố đã có nhiều khởi sắc và phát triển. Nơi đây đã phát triển mạnh mẽ những hoạt động du lịch, trở thành điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Quá trình giao lưu kinh tế và hội tụ văn hoá trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay đã tạo ra cả những thuận lợi và thách thức cho Hội An.
nguon tai.lieu . vn