Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

PHÁT HIỆN TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG VÀ
NHIỄM HPV Ở PHỤ NỮ THÁI NGUYÊN
Lê Quang Vinh1, Lưu Thị Hồng2
1

Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2Trường Đại học Y Hà nội

Nghiên cứu tiến hành nhằm xác định tỷ lệ tế bào bất thường và các typ HPV trên 1004 phụ nữ tỉnh Thái
Nguyên có độ tuổi từ 20 - 60 bằng xét nghiệm sàng lọc tế bào học phụ khoa và được định typ HPV trong thời
gian từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011. Kết quả: Tuổi trung bình của phụ nữ làm xét nghiệm là
46 ± 8,6, số phụ nữ trong độ tuổi 30 - 50 chiếm ≈ 84%. Có 1,9% HSIL; 2,9% ASC và 4,1% LSIL. Có 92
trường hợp nhiễm HPV (chiếm 9,2%) với tổng số 19 typ. Trong số đó, 5,1% là các trường hợp nhiễm HPV
typ nguy cơ thấp (6 typ), trong đó chiếm nhiều nhất là typ 81 (2,3%), tiếp đến là typ 11 (1,9%). Các typ khác
chiếm tỷ lệ thấp (< 1%). Chúng tôi phát hiện được 114 lượt xuất hiện của HPV typ nguy cơ cao với 13 typ,
trong đó typ 16 và 18 chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt là 3,8% và 2,5%).Toàn bộ các trường hợp HSIL đều
nhiễm HPV, có 97,6% trường hợp LSIL nhiễm HPV và chỉ có 62,1% các trường hợp ASC nhiễm HPV.
Từ khóa: Ung thư cổ tử cung, sàng lọc tế bào học phụ khoa, HPV

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung là bệnh có tỷ lệ mắc cao,

đề tài với cỡ mẫu khiêm tốn, trên diện hẹp và

ở Việt Nam, đứng hàng thứ hai trong tổng số

hầu như chỉ tập trung tại Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, ít được thực hiện tại các địa phương

các ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Từ đầu
thế kỷ XXI, đã xác định được nguyên nhân chính
gây ung thư cổ tử cung là HPV (99,7% các
trường hợp ung thư cổ tử cung). Tuy nhiên, đây
là một trong số ít ung thư có thể phát hiện sớm
bằng sàng lọc tế bào học phụ khoa tại cộng
đồng, đặc biệt cho nhóm phụ nữ có nguy cơ cao
(30 - 50 tuổi). Chính nhờ phương pháp sàng lọc
này, tỷ lệ ung thư cổ tử cung tại Hoa Kỳ đã giảm
từ vị trí số 1 trong thập niên 50 của thế kỷ trước
xuống thứ 8 ở đầu thế kỷ 21 [1]. Tại Việt Nam,
sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
bằng xét nghiệm tế bào phụ khoa đã được tiến
hành từ nhiều thập niên qua, chưa có tính hệ
thống và định kỳ. Đặc biệt, việc xác định tỷ lệ và
các typ HPV thường gặp cũng mới chỉ là những

khác [2, 3, 4]. Trước thực tế, chúng tôi phối hợp
cùng với Trường đại học Y tế công cộng nghiên
cứu nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ các tế bào bất
thường và các typ HPV tại cộng đồng phụ nữ ở
tỉnh Thái Nguyên.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
1004 phụ nữ sống tại tỉnh Thái Nguyên
được khám và lấy tế bào cổ tử cung – âm
đạo, xét nghiệm định typ HPV trong khoảng
thời gian từ tháng 8/2011 đến tháng 11/2011.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Là những phụ nữ từ 20 - 60 tuổi; đã có
quan hệ tình dục; không có thai; không rửa

Địa chỉ liên hệ: Lưu Thị Hồng, Bộ môn Phụ sản, trường
Đại học Y Hà Nội
Email: luuhong1960@yahoo.com
Ngày nhận: 13/03/2013
Ngày được chấp thuận: 20/6/2013

TCNCYH 83 (3) - 2013

sâu vào âm đạo trước khi xét nghiệm; không
điều trị bệnh phụ khoa trước đó ít nhất 7 ngày;
không vào thời kỳ hành kinh; không quan hệ
tình dục trước khi xét nghiệm 3 ngày.

151

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tiêu chuẩn loại trừ

trong hộp đựng tiêu bản và gửi về Khoa Giải

Những trường hợp có 1 trong các tiêu chí
sau: Đã khoét chóp hay cắt tử cung hoàn

phẫu bệnh, bệnh viện Phụ sản Trung ương.
- Nhuộm phiến đồ theo phương pháp

toàn/Bệnh nhân mới nạo, sảy thai chưa được

Papanicolaou.
- Phân loại tổn thương theo hệ Bethesda

7 ngày trở lên. Những bệnh nhân tái khám, đã
hoặc đang điều trị bệnh đường sinh dục dưới.
Tiêu chuẩn loại trừ (hoặc xét nghiệm lại) các
phiến đồ không đủ điều kiện nghiên cứu
Các phiến đồ có 1 trong các vấn đề dưới
đây: Phiến đồ có quá ít tế bào, phiến đồ
không lấy được tế bào vùng chuyển tiếp
phiến đồ quá dầy, các tế bào chồng chất lên
nhau hoặc có quá nhiều tế bào viêm che lấp
các thành phần khác.
2. Phương pháp

năm 2001.
- Định typ HPV bằng kỹ thuật PCR đặc
hiệu theo typ tại Labo Bệnh viện Da liễu Quốc
gia theo quy trình sau:
+ Thu nhận bệnh phẩm;
+ Tách chiết DNA tổng số;
+ Thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi;
+ Tinh sạch sản phẩm PCR, dòng hóa sản
phẩm PCR;
+ Giải trình tự DNA trực tiếp và giải trình tự
DNA plassmid tách dòng;
+ Truy cập ngân hàng gen;

Thiết kế nghiên cứu

+ Phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả;

- Nghiên cứu được tiến hành theo phương

3. Xử lý số liệu

pháp mô tả cắt ngang.
- Cỡ mẫu: Bốc thăm chọn ngẫu nhiên 3

Thông tin sau khi thu thập được làm sạch,
quản lý và phân tích bằng phần mềm Epi -

phường và 3 xã (để bao gồm có cả nông thôn
và thành phố). Tất cả phụ nữ ở các địa

Info 6.04. Kết quả nghiên cứu thể hiện dưới
dạng bảng, biểu đồ và tỷ lệ %.

phương này nếu đủ điều kiện chọn mẫu sẽ
đưa vào nhóm nghiên cứu.
Các biến số nghiên cứu

4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu không xâm lấn, đề cương

Tuổi, kết quả tế bào cổ tử cung - âm đạo

được thông qua hội đồng đạo đức của bệnh
viện. Các thông tin của bệnh nhân được giữ bí

bao gồm: ASC; ASC-H (tế bào vảy không điển
hình ý nghĩa không xác định); AGC (tế bào

mật. Đảm bảo các số liệu được thu thập theo
đúng đề cương nghiên cứu.

tuyến không điển hình ý nghĩa không xác
định); LSIL (tổn thương nội biểu mô vảy mức

III. KẾT QUẢ

độ thấp); HSIL (tổn thương nội biểu mô vảy
mức độ cao); ung thư, và các typ nhiễm HPV.
Quy trình nghiên cứu

1. Phân bố số phụ nữ xét nghiệm tế bào
phụ khoa theo nhóm tuổi
Bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 20, nhiều tuổi

- Những phụ nữ đủ điều kiện được phỏng

nhất là 60. Tuổi trung bình là 46 ± 8,6. Nhóm

vấn thu thập các thong tin về tuổi, khám và lấy
tế bào cổ tử cung - âm đạo theo quy trình của

tuổi ít bệnh nhân nhất là 20 - 29 (9,2%). Nhóm
tuổi nhiều bệnh nhân nhất là 50 - 60 với
36,2%. Có sự phân bố tương đối đồng đều

Tổ chức Y tế Thế giới.
- Các phiến đồ được cố định ngay trong

giữa các nhóm tuổi 30 - 39; 40 - 49 và 50 - 60

dung dịch cồn - ête với tỷ lệ 1:1, xếp thứ tự

tuổi (bảng 1).

152

TCNCYH 83 (3) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi của những phụ nữ được xét nghiệm tế bào học
20 - 29

30 - 39

40 - 49

50 - 60

Tổng

n

92

248

300

364

1004

%

9,2

24,7

29,9

36,2

100,0

2. Phân bố các tế bào biểu mô bất thường
Bảng 2. Phân bố các tế bào biểu mô bất thường
ASC

AGC

LSIL

HSIL

Tổng

n

29

0

41

19

89

%

2,9

0,0

4,1

1,9

8,9

Trong nghiên cứu không gặp trường hợp AGC nào, có 1,9% HSIL; 2,9% ASC và 4,1,% LSIL.
3. Tỷ lệ các typ HPV
Bảng 3. Phân bố các typ HPV nguy cơ thấp
Typ

6

11

42

62

71

81

Tổng

n

6

19

1

1

1

23

51

n%

0,6

1,9

0,l

0,1

0,1

2,3

5,1

Bảng 4. Phân bố các typ HPV nguy cơ cao
16

18

31

33

35

45

51

52

53

56

58

59

66

Tổng

n

38

25

1

6

5

5

1

4

2

2

16

8

1

114

%

3,8

2,5

0,1

0,6

0,5

0,5

0,1

0,4

0,2

0,2

1,6

0,8

0,1

11,4

Biểu đồ 1. Phân bố theo số lượng typ HPV bị nhiễm ở một phụ nữ
- Có tổng số 92 trường hợp nhiễm HPV (chiếm 9,2%) với tổng số 19 typ.
- Có 5,1% các trường hợp nhiễm HPV typ nguy cơ thấp với 6 typ, trong đó chiếm nhiều nhất
là typ 81 (2,3%), tiếp đến là typ 11 (1,9%). Các typ khác chiếm < 1%.
- Các trường hợp nhiễm HPV typ nguy cơ cao với 13 typ, trong đó typ 16 và 18 chiếm tỷ lệ
TCNCYH 83 (3) - 2013

153

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
cao nhất (lần lượt là 3,8% và 2,5%).
- Số phụ nữ chỉ nhiễm 1typ HPV chiếm nhiều nhất 4,6% (46/92 trường hợp nhiễm HPV).
4. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với tỷ lệ các bất thường tế bào biểu mô
Bảng 5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với tỷ lệ các bất thường tế bào biểu mô
20 - 29
(n1 = 92)

Nhóm tuổi/
Tổn thương

30 - 39
(n2 = 248)

40 - 49
(n3 = 300)

50 - 60
(n4 = 364)

Tổng

n

%

n

%

n

%

n

%

ASC

4

4,3

7

2,8

8

2,7

10

2,7

29

LSIL

3

3,3

13

5,2

14

4,7

11

3,1

41

HSIL

1

1,1

4

1,6

7

2,3

7

1,9

19

- Tỷ lệ ASC cao nhất ở nhóm tuổi 20 - 29 (4,3%), có sự khác biệt có ý nghĩa so với các nhóm
tuổi còn lại (p < 0,05).
- Tỷ lệ LSIL cao nhất ở nhóm tuổi 30 - 39 (5,2%), tiếp đến là nhóm tuổi 40 - 49 (4,7%). Cả hai
nhóm tuổi này chiếm 27/41 trường hợp.
- Tỷ lệ HSIL cao nhất ở nhóm tuổi 40 - 49 với 2,3%, tiếp đến là nhóm tuổi 50 - 60 với 1,9%.
Tính chúng cho khoảng tuổi từ 40 - 60, số bệnh nhân bị HSIL chiếm 14/19 trường hợp.
5. Phân bố typ HPV theo nhóm tế bào bất thường
Bảng 6. Liên quan giữa nhiễm HPV với loại bất thường biểu mô
HPV
p

Tổng

11 (37,9)

< 0,05

29

40 (97,6)

1 (2,4)

< 0,001

41

19 (100,0)

0 (0,0)

0,000

19

Dương tính [n (%)]

Âm tính [n (%)]

ASC

18 (62,1)

LSIL
HSIL

Toàn bộ các trường hợp HSIL đều nhiễm HPV, có 97,6% trường hợp LSIL nhiễm HPV và chỉ
có 62,1% các trường hợp ASC nhiễm HPV.

IV. BÀN LUẬN
Phân bố số phụ nữ được xét nghiệm tế
bào phụ khoa theo nhóm tuổi

sớm ung thư cổ tử cung tại cộng đồng nên
việc tập trung phát hiện ở các nhóm tuổi có
nguy cơ cao là hoàn toàn hợp lý. Theo kết

Có sự phân bố tương đối đồng đều giữa

quả của nhiều nghiên cứu, ở nhóm tuổi trẻ
< 20 và nhóm tuổi già > 70 thì tỷ lệ phát hiện

các nhóm tuổi 30 - 39; 40 - 49 và 50 - 60 tuổi.
Vì đây là một chương trình sàng lọc phát hiện

các bất thường biểu mô là khá thấp cho nên
người ta ưu tiên cho các đối tượng từ 30 - 60

154

TCNCYH 83 (3) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
tuổi [5]. Do vậy, việc lựa chọn các nhóm tuổi

rất có ích vì theo phân bố dịch tễ học tỷ lệ

trên cho mục đích phát hiện các tế bào bất
thường và tỷ lệ nhiễm HPV là đảm bảo cho

nhiễm HPV tương đối hằng định từ độ tuổi
này [6].

tính đại diện cho các biến số nghiên cứu ở
cộng đồng tại địa phương được xét nghiệm.
Theo diễn tiến tự nhiên của ung thư cổ tử
cung, các tổn thương đi từ những bất thường
ASC rồi đến loạn sản nhẹ, loạn sản vừa, loạn
sản nặng, ung thư tại chỗ, ung thư vi xâm
nhập và kết thúc cuộc đời người bệnh ở giai
đoạn ung thư xâm nhập. Tiến trình này có thể
diễn ra trong hàng chục năm hoặc hơn nếu
tính từ khi người phụ nữ có quan hệ tình dục.
Do vậy, để sàng lọc có hiệu quả, cần tập trung
vào nhóm đối tượng từ 30 - 50 tuổi [6]. Theo
kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ
trong nhóm tuổi này chiếm ≈ 84% (844/1004
phụ nữ) là hoàn toàn phù hợp. Theo Melnikow
J, tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất ở khoảng tuổi 20
- 30, thường sau tuổi sinh hoạt tình dục lần
đầu tiên. Các tổn thương tiền ung thư thường
xuất hiện 10 - 15 năm sau nhiễm HPV và đỉnh
xuất hiện tỷ lệ ung thư cổ tử cung cao nhất
vào khoảng 40 - 50 tuổi ở các trường hợp
nhiễm HPV mạn tính. Như vậy nếu xét nghiệm
HPV DNA cho các phụ nữ 35 tuổi trở lên sẽ

Phân bố các tế bào biểu mô bất thường
Theo phân loại Bethesda 2001, trong
nghiên cứu này có sự phân bố các tế bào biểu
mô bất thường như sau: Không gặp trường
hợp AGC hoặc ASC-H nào, có 1,9% HSIL;
2,9% ASC và 4,1,% LSIL, chúng tôi cũng
không phát hiện được trường hợp ung thư
nào. Kết quả này có sự khác biệt với kết quả
nghiên cứu của Lê Quang Vinh (2010) khi thực
hiện xét nghiệm cho 1115 phụ nữ đến khám
bệnh tại bệnh viện Phụ sản trung ương có
2,3% ASCUS-H, LSIL chiếm 2,5% còn HSIL
chiếm tới 9,8% và tỷ lệ ung thư là 6,1% [7].
Sự khác biệt này do nhóm đối tượng nghiên
cứu khác nhau (nghiên cứu của chúng tôi
thực hiện tại cộng đồng, của Lê Quang Vinh
năm 2010 thực hiện trên những phụ nữ có
bệnh phụ khoa đi khám). Tỷ lệ các tế bào
bất thường của chúng tôi cũng thấp hơn
nhiều so với các nghiên cứu trong và ngoài
nước thực hiện trên các bệnh nhân phụ
khoa tới khám tại các bệnh viện như ở bảng
7 dưới đây.

Bảng 7. Phân bố kết quả tế bào bất thường qua xét nghiệm Pap ở một số nghiên cứu
Kết quả tế bào âm đạo cổ tử cung (%)
Nghiên cứu
ASC
Chen CC

AGC
34,6

LSIL

HSIL

Ung thư
vảy

Ung thư
tuyến

35,5

29,9

-

-

Phạm Việt Thanh

46,1

1,2

36,7

16,0

-

-

Trương Quang Vinh

24,0

1,5

46,5

20,7

6,2

1,1

Hồ Thị Phương Thảo

48,7

5,3

22,0

18,0

4,0

2,0

Nghiên cứu này

2,9

-

4,1

1,9

-

-

TCNCYH 83 (3) - 2013

155

nguon tai.lieu . vn