Xem mẫu

  1. Nữ doanh nhân – Sếp rõ ra là sếp! Vậy mà có mấy ai nhìn chị em bằng con mắt bình đẳng ngay từ thuở mắt mới… lọt lòng. Chẳng khác gì số đông những người đàn ông khác, bước ra đời, tôi vốn vẫn chỉ nhìn chị em như những bà chị, cô em dịu dàng… mà thôi. Đáng kính hơn thì coi như mẹ, như dì. Nhưng trong truyền thống Á Đông, mẹ hiền không có quyền quyết định. Cũng bởi cách nhìn “dịu dàng” như thế với phái đẹp, tôi thường dành phần việc nhiều hơn và nặng hơn trong công việc. Bởi những mẹ, những chị, những em tôi xứng đáng được hưởng cái “đặc ân” ấy. Và lần đầu tiên tôi không còn được ở cái thế làm người đàn ông của mình nữa. Không được giành phần hơn công việc. Không được quyền nâng niu, dỗ dành phái yếu dịu dàng. Tôi thực sự ngỡ ngàng. Vẫn vẻ đẹp dịu dàng ấy Được nhận vào làm việc cho một công ty mà đến ngày đầu tiên đi làm tôi mới biết người đứng đầu là một “bà chị” (mà có khi là “cô em”, vì chẳng biết tuổi sếp ra sao). Lần đầu tiên có cấp trên là nữ giới, tôi đối diện thực tế ấy với thái độ chẳng mấy tự tin vì chẳng biết làm sao? Thật khó biết nhường nào!
  2. Vẫn được nghe, các sếp nữ đỏng đảnh khó chiều, “thương thì thương cho đến ruột đến già, ghét thì hót… bỏ đi”. Rồi, trình độ tổ chức của các sếp nữ cũng chỉ đủ để sắp xếp cái ô bếp nhỏ ở nhà… Thôi thì đủ! Nhưng rồi tôi cũng đã qua được cái buổi ban đầu làm quen. Sếp tôi là một người phụ nữ rất đẹp. Thực sự đẹp – theo con mắt vẫn còn “tươi” (fresh) rất đàn ông của tôi lúc đó, khi chưa va chạm hay có bất cứ ấn tượng tốt xấu nào trong tôi về sếp. Lúc bước chân vào phòng để trình diện, ấn tượng ban đầu của tôi ngoài vẻ đẹp phải kể riêng ở phần trên, tôi còn nhận thấy một điều: sếp tôi đúng là một người phụ nữ. Không thể khác. Vì trong phòng sếp có tới 2 bình hoa lận. Một trang trọng, cầu kỳ đặt ngay bàn tiếp khách - một kín đáo, nhẹ nhàng nơi bàn giấy sếp ngồi. Mặc dù đơn giản, mọi thứ bài trí trong phòng có vẻ rất kỹ. Tôi rón rén chào “bà giám đốc”. “Bà” có vẻ như quen tôi từ lâu, chân thành và cởi mở, câu đầu tiên “bà” cất tiếng hỏi tôi là điều mà chưa ai hỏi tôi ngày hôm đó (kể cả vợ yêu ở nhà): Ngày mai sinh nhật anh? Xin chúc mừng trước và công ty sẽ có quà sinh nhật cho anh vào sáng sớm mai. Chỉ mỗi bấy nhiêu đó, tôi gạt đi được già nửa nỗi băn khoăn trong người về việc sếp là người khác giới… Tan sở chiều, đang thong dong trên phố nghĩ về ngày đầu tiên gia nhập một tập thể mới, suôn sẻ và khá thành công, tôi bỗng thấy Matiz xanh lá của sếp đi ngang. Trong xe là thằng con trai còn mặc nguyên bộ quần áo học trò, phía sau là những túi đồ thực phẩm và ba lô học sinh của thằng bé…
  3. Sếp tôi sao giống bà xã tôi ở nhà quá vậy! “Thân ấy” ví xẻ làm đôi được “Một trong ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các sếp nữ là thiên chức làm mẹ, làm vợ. Bản thân việc thực hiện hai thiên chức này cũng đã là một trách nhiệm rất lớn rồi, trong khi thời gian và nỗ lực lại rất hữu hạn. Nếu bạn dành nhiều thời gian cho việc này hơn, thì phải bớt thời gian cho những việc khác hơn. Do vậy, để thực hiện thiên chức cho tốt, thì cũng đòi hỏi nỗ lực, để hoàn thành trách nhiệm công việc cho tốt, cũng phải rất nỗ lực. Do vậy, khi làm sếp, gánh nặng trên vai của người phụ nữ nặng hơn gánh nặng của người đàn ông rất nhiều”. (Ghi lại lời của chị Trần Phương Lan - Giám đốc
  4. Trong quá trình làm việc, những lần tiếp xúc Trung tâm đào tạo và tư vấn và làm việc trực tiếp với sếp dần dà làm cái doanh nghiệp, khoa Quản trị non nửa băn khoăn còn lại trong tôi cũng tan Kinh doanh, Đại học Quốc biến hết từ lúc nào. gia Hà Nội) Vòng xoáy thị trường chẳng mấy lúc để sếp tôi được ngồi yên. Sáng Nam, chiều Bắc, mai Sing, kia Mã… Nhiều hôm thấy xách xe đi đón con về nhà lúc tan chiều, 7 giờ tối lại thấy sếp đã từ văn phòng gọi chúng tôi (chắc đã nấu nướng, thu xếp xong bữa tối cho bố con thằng cu ở nhà). “Quân dung tươi tỉnh, quân trang nghiêm chỉnh” luôn là hình ảnh thường trực của sếp. Tất bật, bận rộn là vậy mà chẳng bao giờ thấy dung nhan sếp “kém”. Lắm lúc anh em cũng tự hỏi nhau, bận thế thì sếp “mếc ấp” (make up) lúc nào nhỉ. Mà sếp cũng đỏm tệ, kỹ càng và cầu kỳ lắm! Cũng có nhiều hôm, sếp cáu. Khi đã thông cảm với sếp, quả tình dù bị cáu oan, chúng tôi không ai thấy “thù” sếp! Thông cảm mà! Hơn nữa, anh nọ liếc anh kia, ra chiều như muốn bảo “mắm tôm phải… thế mới ngon, mắm tôm mà như nước hoa thì ai thích”! Rồi anh nào anh nấy khúc kha khúc khích. Lại có thời gian thấy mặt sếp buồn. Cái thứ buồn không giấu đi đâu được trên khuôn mặt khả ái dù đã trang điểm thật kỹ. Anh chị em tìm hiểu mãi cũng rõ ra là chồng sếp đòi ly hôn vì sếp mắc tội “bận” quá. Khổ thân cái lũ đàn ông bất tài như chúng tôi. Thương sếp lúc bấy chỉ biết thương để đấy. Biết làm sao bây giờ! Thực là, “thân ấy” ví xẻ làm đôi được!
nguon tai.lieu . vn