Xem mẫu

Nội dung cơ bản của công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh Một trong những nội dung quan trọng của công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh là phải nắm cho được mối quan hệ hữu cơ đồng nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm. Có hiểu rõ điều này người làm công tác lý luận phê bình mới có khả năng đi sâu phân tích tác phẩm có tình có lý, góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy phong trào sáng tác ảnh nghệ thuật đạt đỉnh cao. Như chúng ta đã biết, nhiếp ảnh nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo, nên nó cũng giống như các loại hình văn học, nghệ thuật khác đều phải chịu sự chi phối của những qui luật chung xác định nên nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Trong ảnh nghệ thuật, cũng như trong các loại văn học nghệ thuật khác, những quy luật chung đó mang lại những nét độc đáo khác nhau, làm cho nội dung hình thức của nghệ thuật này khác xa nội dung hình thức của những nghệ thuật khác. Nội dung tác phẩm nghệ thuật không phải chỉ là đối tượng mô tả hay là đề tài, mà là lượng tư tưởng mang chất thơ nằm trong tác phẩm đó. Còn hình thức tác phẩm là sự thể hiện nội dung thông qua nguyên liệu của chính loại hình nghệ thuật đó. Nói cách khác, hình thức nghệ thuật là hệ thống tín hiệu khác nhau dùng để thu nhận, thể hiện và truyền đạt cho người xem hội họa, nhiếp ảnh, người âm nhạc, người đọc văn học lượng nội dung đáng tin cậy mà nó chứa đựng. Như vậy rõ ràng rằng mỗi loại hình nghệ thuật có một hình thức mang chất thơ riêng biệt. Nội dung của tác phẩm nhiếp ảnh được hình thành bởi sự kết hợp cái khách quan (hiện thực) với cái chủ quan (cái tư duy của tác giả), tức là giữa cái nhận thức được và cái đã đánh giá, giữa đức tính mẫn cảm và vốn sống của nhà nghệ sĩ. Điều này không thể hiện trong ảnh tư liệu, ảnh khoa học, ảnh dịch vụ... vì ảnh tư liệu, khoa học, dịch vụ... cốt làm sao cho cái khách quan (hiện thực), không bị cái chủ quan (cái tôi của tác giả) chi phối. Nhưng nếu loại ảnh này (tư liệu, thời sự, khoa học...) có một cấu trúc nghệ thuật nhất định thì giá trị nhận thức thông tin sẽ được nhấn mạnh hơn nhiều và trở thành ảnh thời sự (tài liệu, khoa học) nghệ thuật. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của các loại hình nghệ thuật khác nhau là hoàn toàn khác nhau: Đối với ảnh nghệ thuật, trong nội dung hình tượng bao giờ cái kháchq uan cũng được đặt lên trên cái chủ quan. Cái khách quan và cái chủ quan trong ảnh nghệ thuật là một thể thống nhất. Trong ảnh nghệ thuật sự thống nhất hai mặt của nội dung – cáo khách quan và cái chủ quan – là hoàn toàn cần thiết như các ngành nghệ thuật khác. Nhưng trong nhiếp ảnh nghệ thuật, mối tương quan giữa đối tượng (khách thể) và ý đồ thể hiện của tác giả (chủ thể) khác với các ngành nghệ thuật khác. Trong nhiếp ảnh sự bay bổng của nhà nhiếp ảnh bị giới hạn trong phạm vi mà đối tượng cho phép. Nghĩa là đối tượng thể hiện có bao chất thơ, thì nhà nhiếp ảnh thể hiện được bấy nhiêu. Khác với các nhà văn, hoạ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh không cần tưởng tượng xem nhân vật của mình sẽ như thế nào, bối cảnh và môi trường sẽ ra sao. Mặc dầu những yếu tố này góp phần biểu hiện tư tưởng và tình cảm tác giả. Thật vậy, đối với nhiếp ảnh ý đồ biểu hiện của nghệ sĩ phụ thuộc cái mà anh ta gặp trong cuộc sống. Nghĩa là người nghệ sĩ nhiếp ảnh tìm ngay trong cuộc sống, trong hiện thực khách quan, những hiện tượng nào, khoảnh khắc nào biểu hiện được tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình đối với thế giới. Khác với nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh nảy sinh ý đồ sáng tác không phải vì yếu tố nội tại thuộc chủ quan, mà luôn luôn do những cái bên ngoài thuộc khách quan tác động. Tức là ý đồ sáng tác của nhiếp ảnh phụ thuộc vào đối tượng mà anh ta tìm thấy hấp dẫn đến mức nào, chứ không phụ thuộc vào trạng thái, tâm hồn mà anh ta muốn biểu hiện. Nói cách khác nhà nhiếp ảnh đi sáng tác trước hết không hải do cảm xúc mà do tư tưởng. Ngược lại, trong văn học, hội họa, âm nhạc..., người nghệ sĩ sáng tác trước hết là do cảm xúc, chứ không phải do tư tưởng thúc bách. Trong nhiếp ảnh nghệ thuật, nội dung khách quan được biểu hiện ở giai đoạn đầu, giai đoạn chụp, còn giai đoạn sau, giai đoạn làm ra tấm ảnh. Ở giai đoạn sau có sự thay đổi về chất. Ở giai đoạn chụp là ghi lại mối tương quan giữa tư tưởng và cảm xúc cũng như sức biểu hiện của hình tượng do chính nhà nhiếp ảnh xây dựng nên, tức là khoảnh khắc trong quá trình tồn tại của đối tượng mà tác giả phát hiện ra, khi lựa chọn bối cảnh, đường nét, bố cục, áng sáng, phạm vi thể hiện... cho tấm ảnh. Nhưng từ tấm phim làm ra tấm ảnh là nhằm mục đích nâng cao tới mức tối đa sức biểu hiện nghệ thuật với sự hỗ trợ của kỹ thuật, kỹ xảo (phần mềm của photoshop) để phù hợp với nội dung và khuếch trương tính tích cực của nội dung nghệ thuật được thay đổi mà cả tương quan giữa nội dung và hình thức cũng được thay đổi theo. Nhưng điều quan trọng sự thay đổi đó không làm mất đi tính hiện thực khách quan. Trong ảnh nghệ thuật, tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp biểu hiện bao gồm 2 mặt có liên quan mật thiết với nhau. Đó là đánh giá mức độ tư tưởng (nội dung) và đánh giá cấu trúc nghệ thuật của đối tượng. Cấu trúc nghệ thuật, chính là phương diện chứa đựng và truyền đạt ý nghĩa tinh thần của đối tượng (hình thức). Đó chính là mối tưong quan đồng nhất giữa nội dung và hình thức. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn