Xem mẫu

  1. Nói chuyện thế nào ? Kể từ hôm nay chúng ta sẽ khai triển sâu từ từ, làm thế nào xây dựng vòng ảnh hưởng của ta lớn rộng và chắc chắn. Từ nhỏ tới lớn chắc chẳng mấy khi ta được học lớp về nói chuyện. Lúc bắt đầu bập bẹ một hai chữ… ba… ma… là bắt đầu nói chuyện với mẹ. Rồi từ đó về sau là nói chuyện tự nhiên với mọi người, từ bố mẹ anh em đến thầy cô bạn bè. Thỉnh thoảng có học được một tí vể ăn nói cho lễ độ tế nhị, nhưng đó chỉ là một vài cách thưa hỏi, c hứ chẳng có lớp nào dạy ta nói chuyện cả. Nhưng đó mới chính là vấn đề. Đi thì ai cũng biết đi, chẳng có lớp dạy đi. Nhưng sự thật là con nhà võ phải học đi rất kỹ, và vì vậy đi như con nhà võ thì rất chắc chắn, khó bị ngã. Ăn thì chẳng có lớp dạy ăn, nhưng ăn như thiền sư “ăn chính niệm” thì tốt cho sức khỏe hơn 10 lần. Ngày xưa đi sinh con thì đi, nhưng học thì không có lớp. Ngày nay cả bố lẫn mẹ đều học lớp “sinh con” để công việc “đi biển” của phụ nữ trôi chảy hơn và có được người bạn đường chia sẻ. Vậy thì, ta cũng cần phải học nói chuyện. Nhưng, tại sao lại phải học? Nếu không học thì có hại gì? Từ nhỏ tới lớn tôi nói chuyện một ngày 24 tiếng (nói quên ăn quên ngủ ) có sao đâu? Nếu ta không học nói, thì cách nói chuyện chỉ là biểu hiên tự nhiên của cá tính (do bẩm sinh và thói quen nhờ giáo dục gia đình), và như vậy là hên xui may rủi. Có người thì nói chuyện ai cũng thương, có người thì ai cũng ghét, đa số chúng ta thì thường khi nói chuyện xong mới thấy là có những điều mình đã không nên nói, hoặc là những cách nói mình đã không nên dùng…
  2. Nói chung là vì ta không thuần thục kỹ năng nói chuyện, cho nên chất lượng nói chuyện tùy thuộc nhiều vào hên xui may rủi, tùy theo hôm đó ra ngõ có gặp… trai… hay không. Vậy thì ta cần nghiên cứu học hỏi để có thể kiểm soát và thuần thục kỹ năng nói chuyện hơn. Và vì nói chuyện là kỹ năng ăn nói chính—truớc cả nói trước đám đông, trước cả phỏng vấn tìm việc, trước cả giảng bài—cho nên nói chuyện là kỹ năng mẹ đẻ của tất cả các kỹ năng nói khác. Học cách nói chuyện là học căn bản nói cho tất cả các kỹ năng nói khác. Nói đến nói chuyện, chúng ta dễ bị đi lạc vào cả một rừng qui luật, như là phải khiêm tốn, phải nhỏ nhẹ, phải thành thật, phải thấu hiểu, v.v… Rất dễ bị hỗn độn trong đầu và bị lạc vòng vòng. Cho nên, chúng ta sẽ dùng một cách khác, giản dị hơn và hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ chú trọng vào một hai điểm chính, từ đó mọi điều tốt khác sẽ tự động nảy sinh. I. Mục đích của nói chuyện: Xưa nay chẳng mấy người trong chúng ta nghĩ đến mục đích của nói chuyện. Gặp bạn là nói, cả tiếng đồng hồ, hết giờ thì bye-bye ra vể. Vậy thôi. Nhưng nếu nghĩ lại kỹ một tí thì nói chuyện là chia sẻ. Chia sẻ gì thì chưa cần biết. Nhưng chắc chắn là nói là để chia sẻ–thông tin, sở thích, tình cảm, kiến thức… Mà muốn chia sẻ thì mình phải hiểu người kia. Càng hiểu sâu hiểu kỹ, càng chia sẻ tốt. Ví dụ hai màn đối thoại sau đây: “Buồn quá ghé nhà bồ chơi.” – “Buồn gì vậy?”
  3. “Buồn quá ghé nhà bồ chơi.” – “Ừ qua đi. Để mình chạy ra tiệm tạp hóa đầu ngõ mua vài trái xoài nhâm nhi.” Dù rằng chẳng ai biết chuyện gì đã xảy ra, ai cũng có thể thấy được người bạn trong ví dụ thứ hai có vẻ nhậy cảm và hiểu bạn mình hơn người trong ví dụ 1 rất nhiều. Đây là qui luật thực hành đầu tiên. (Quy luật số một bên trên là mục tiêu trong tư tưởng). Và qui luật lắng nghe này trái ngược lại với đa số chúng ta. Chúng ta thường thường dùng nói chuyện để trình bày ý kiến của mình (“Thằng cha đó xí trai dã man tàn bạo”), hay sở thích (“Tôi thích nhạc rock hơn nhạc cổ điển), hay kiến thức (Decartes là cha đẻ của tam đọan luận). Nhưng đó chỉ là một chiều, và là chiều thứ hai. Chiều đầu là chiều lắng nghe, vì nếu không lắng nghe thì ta cũng nói không hiệu quả. Phải lắng nghe trước khi nói.
nguon tai.lieu . vn