Xem mẫu

  1. Những thực phẩm không thể thiếu trong bữa sáng của bà bầu Bữa sáng được xem là có vai trò rất quan trọng đối với bà bầu trong suốt thời gian mang thai. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là rất tốt cho bữa sáng của bà bầu. Buổi sáng là thời gian sự trao đổi chất bên trong cơ thể đạt hiệu quả tốt nhất và cũng là lúc hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bất kể bạn ăn gì đi nữa thì thời gian ăn tốt nhất vẫn là buổi sáng. Vì vậy, nếu không ăn sáng hoặc ăn không đủ no sẽ làm giảm đến 50% chất dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể. Bà bầu cần đặc biệt chú ý điều này để cân nhắc thực đơn bữa sáng của mình và thai nhi.  1. Thực phẩm chế biến từ lúa mỳ, lúa gạo Các món tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này là cháo gạo, bánh mỳ, các loại bánh làm từ bột lúa mỳ, lúa gạo. Bà bầu nên chọn những món ăn vẫn giữ được độ tươi ngon nguyên chất, không thêm các thành phần phụ gia khác từ đường và ngũ cốc. Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn kèm với lạc, nho khô hay mật ong tùy theo khẩu vị và sở thích. Trong các loại thực phẩm chế biến từ lúa mỳ, lúa gạo thì bánh mỳ có thể đảm bảo lượng chất xơ lên đến 20 – 30g mỗi ngày, đồng thời cung cấp một lượng phong phú chất sắt và kẽm.
  2.  2. Sữa và các chế phẩm từ đậu tương Trong thời gian mang thai, bà bầu cần hấp thụ khoảng 1.000 miligam can xi mỗi ngày, nhiều gấp 2 lần lúc bình thường. Vì vậy, sữa và các chế phẩm từ đậu tương là sự lựa chọn thích hợp để cung cấp canxi cho bà bầu ngay từ buổi sáng. Không chỉ canxi mà trong sữa và các chế phẩm từ đậu tương còn có nhiều protein đủ để đáp ứng nhu cầu của bà bầu. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng uống một ly sữa trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp bà bầu ngủ ngon hơn.
  3.  3. Thịt nạc Sắt đóng vai trò không thể thay thế trong quá trình vận chuyển khí oxy cho máu và hình thành các tế bào hồng cầu. Trong thai kỳ, các bà bầu thường hay bị thiếu sắt do nhu cầu máu tăng lên nhằm đáp ứng đủ lượng máu cung cấp cho thai nhi. Trong thịt nạc giàu chất sắt và có thể được hấp thu dễ dàng vào cơ thể. Vì thế, thịt nạc là một trong những món ăn vừa lành tính vừa có thể bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể.  4. Rau xanh Các nhà khoa học cho rằng loại rau nào có màu đậm thường có hàm lượng vitamin cao. Bà bầu nên ăn nhiều loại rau này để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Trong các loại rau thì súp lơ xanh chứa nhiều canxi, axit folic, chất xơ, chất chống oxy hóa và các kháng thể. Ngoài ra xúp-lơ xanh cũng phối hợp với một số loại rau khác giúp cơ thể hấp thu chất sắt một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, bà bầu cũng cần để tâm đến một số “kiêng kỵ” trong bữa sáng như: không uống nhiều đồ lạnh, không ăn chuối tiêu và dứa khi đói. Cách chế biến một số món cháo ngon, bổ dưỡng cho bà bầu Bổ sung dưỡng chất trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng với bà bầu nhưng bạn đã biết những món ăn nào tốt cho thai phụ chưa?  1. Cháo cá chép Món ăn này rất phổ biến với bà bầu vì nó giúp an thai và làm da dẻ thai nhi hồng hào hơn. Nguyên liệu: - 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg. - Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm. - 1 nắm gạo nếp.
  4. - Gia vị, mì chính, hạt nêm. - 4 củ hành khô. - Lá ngải tươi. - Rau mùi ta, thì là. Chế biến: - Cá chép rửa sơ qua (không được rửa hết nhớt của cá), không được mổ tránh làm mất máu cá (máu cá chép rất bổ cho bà bầu), rửa sạch khu vực mang cá. - Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40’ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá, bóp nhuyễn. - Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín. Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, để có món cháo cá chép thành phẩm chúng ta có 2 cách như sau: - Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín ta thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được. - Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (mà nghén thì hay sợ mùi tanh): 4 củ hành khô ta bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
  5.  2. Cháo lươn Có tác dụng mát cho cơ thể, tránh chảy máu cam Nguyên liệu: - 300g lươn tươi sống. - 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp. - Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà). - Gia vị, hạt nêm. - Hành khô 3 củ. - Mùi ta, thì là, rau răm. Chế biến: - Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị. - Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép). - Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều. - Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.
  6.  3. Cháo thập cẩm Loại cháo này là nguồn dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C và protein… được gọi là vitamin thiên nhiên. Nho khô có công dụng bổ khí, bổ máu, mạnh gân cốt, an thai. Hạt đào là thực phẩm bổ não, có lợi cho trí óc, hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn loại cháo này có thể thu được chất dinh dưỡng hợp lý và toàn diện, có lợi cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi. Nguyên liệu: - 200g hạt kê. - 100g gạo. - 50g đậu xanh. - 50g đậu phộng. - 50g táo tàu. - 50g hạt đào. - 50g nho khô. - Một lượng đường đỏ thích hợp. Cách chế biến: - Kê, gạo, đậu xanh, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vo, rửa sạch. - Đậu xanh cho vào nồi, thêm một ít nước, nấu mềm; sau đó tiếp tục cho thêm nước sôi vào. - Cho kê, gạo, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vào, thêm đường đỏ, trộn đều, nấu đến khi chín mềm là ăn được.
nguon tai.lieu . vn