Xem mẫu

  1. Những thách thức cuả các "sếp lớn" trong năm 2012 Một số nhận định về “số phận” một số nhà điều hành lớn trên thế giới do tạp chí Economist đưa ra. Những thách thức cuả các "sếp lớn" trong năm 2012 Thế giới đang đi đến những ngày cuối cùng của năm 2011. Một câu hỏi đặt ra, năm 2012, hãng Apple sẽ ra sao dưới bàn tay Tim Cook, HP có tìm được lời giải cho bài toán “thay đổi” hay không? Tổng thống Nam Phi ông Thabo Mbeki, người kế nhiệm ông Nelson Madela thường được hỏi ông cảm thấy như thế nào khi đảm nhiệm vị trí Tổng thống từ người tiền nhiệm lỗi lạc. Quá bực tức vì câu hỏi nói trên, ông đáp lại một
  2. cách châm biếm rằng ông Mandela đã mang một “đôi giày” quá xấu xí mà ông sẽ không bao giờ để tâm đến chúng. Hơn ai hết, Tim Cook, ông chủ mới của hãng Apple có lẽ là người hiểu cảm giác của ông Mbeki nhất. Vị trí mà Steve Jobs từng đảm nhiệm, quả là khó khăn để có thể tiếp bước. Nhiều nhận định cho thấy Tim Cook chắc chắn sẽ phải trải qua một năm 2012 nhiều sóng gió. Apple sẽ vẫn tạo ra lợi nhuận khổng lờ nhờ vào các sản phẩm iPad và iPhones bởi Tim Cook đủ khả năng để không hoang phí “gia tài” mà Jobs để lại. Nhưng để sánh vai được với Jobs, không phải là điều dễ dàng. Ở một khía cạnh khác, nếu phải kế nhiệm một ông chủ không mấy thành công cũng là chuyện không hề dễ dàng. Điển hình là Hewlett-Packard (HP), hãng công nghệ lớn nhất thế giới tính theo doanh số cũng đang gặp phải rắc rối: công ty này đã sa thải đến sáu vị giám đốc điều hành kể từ năm 1999. Gần đây nhất là ông Léo Apotheker, người bị cách chức vào tháng 9/2011 do những đề xuất kinh doanh “viển vông”, không thể thuyết phục các nhà đầu tư và hội đồng quản trị. Năm 2012, Meg Whitman, CEO eBay là người mang “sứ mệnh” khôi phục lại thời kỳ huy hoàng của HP. Các phương tiện truyền thông xã hội sẽ nở rộ trong năm 2012, tuy nhiên phần thưởng bao giờ chỉ dành cho số ít. Andrew Mason, ông chủ trẻ của Groupon, một công ty chuyên sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để bán phiếu giảm giá từ các cửa hàng có thể sẽ gặp thất bại lớn nhất trong năm 2012. Mô hình của Groupon rất dễ để bắt chước, do đó nhiều bản sao của hãng này rồi đây sẽ “xơi tái” bữa tiệc giảm giá của ông Mason.
  3. Không giống với Mason, năm 2012 lại được cho là năm phát tài của tỷ phú trẻ tuổi Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook. Càng nhiều người sử dụng Facebook, lợi ích mang lại càng lớn, do đó, thành công của mạng xã hội này càng được củng cố. Tuy nhiên Zuckerberg sẽ gặp phải khó khăn khi đầu tư vào Trung Quốc. Facebook sẽ sớm nhận ra luật pháp thiếu minh bạch cũng như sự kiểm duyệt quyết liệt ở đất nước này. Nếu Zuckerberg không thận trọng thì công việc kinh doanh ở Trung Quốc sẽ gây thiệt hại tới hãng này trên toàn thế giới. Phía Châu Á, những tên tuổi doanh nhân đình đám ở Trung Quốc như Robin Li và Jack Ma là những người được kỳ vọng lớn trong năm 2012. Ông Ma người sáng lập hãng Alibaba – công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc có tham vọng chia nhỏ Yahoo! – công ty Internet của Mỹ từng là một trong những nhà đầu tư đầu tiên của hãng này hoặc sẽ mua lại nó. Ông Li, người đứng đầu trẻ tuổi của Baidu, cỗ máy tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc. Dù gặp phải khó khăn đối với những hãng truyền thông cả nước, tuy nhiên đến nay, công ty của ông Li vẫn kinh doanh phát đạt vì dịch vụ của hàng này quá phổ biến đến mức chính phủ không thể triệt tiêu nó mà không gây ra tình trạng xáo trộn. Trong năm 2012, mức tăng trưởng sẽ còn tiếp tục nhích chậm, do đó, các công ty phương Tây sẽ phát triển nhờ vào công việc kinh doanh với các thị trường mới nổi có mức tăng trưởng nhanh. Tập đoàn Reckitt Benckiser, nhà sản xuất các vật dụng gia đình, đã gặt hái thành công từ việc bán hàng cho người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu. Ông chủ mới của hãng này Rakesh Kapoor sẽ tận dụng kiến thức về thị trường Ấn Độ để bán thêm nhiều hơn nữa
  4. thuốc chữa đau họng và các loại bột giặt. Trái ngược với hãng này, ông chủ của Campbell – Denise Morrison sẽ không thuyết phục người tiêu dùng Trung Quốc và Ấn Độ từ bỏ loại súp tự nấu chỉ vì các thực phẩm đóng hộp. Các công ty ở các thị trường mới nổi sẽ tiếp tục theo đuổi công việc kinh doanh ở các thị trường khác hơn là chỉ chú tâm vào các thị trường truyền thống ở các nước giàu có. Ví dụ, các công ty gia công của Ấn Độ cài đặt các phần mềm và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các công ty đặt tại châu Phi, châu Mỹ Latin và Đông Âu. Chủ tịch công ty Tata Consulting Services, S.D. Shibulal – ông Natarajan Chandrasekaran – người chủ mới của Infosys và N.V. Tyagarajan, ông chủ mới của hãng Genpact sẽ gánh vác trách nhiêm này. Nhiều công ty gia đình sẽ dành lại quyền điều hành cho thế hệ sau. Trong nhiều trường hợp, duy trì quyền lực trong phạm vi gia đình là một sai lầm. Mặc dù là một giám đốc điều hành có năng lực, James Murdoch vẫn không thể làm tăng ảnh hưởng của News Corporation theo cách mà người cha – ông Rupert đã làm. Lee Kun-Hee, chủ tịch tập đoàn Samsung, một tập đoàn của Hàn Quốc đang chuẩn bị cho hai con của mình trở thành những người kế nhiệm sáng giá; không ai trong số họ sẽ đưa ra những ý tưởng mới lạ. Đối lập với tập đoàn này, Tata Group, một tập đoàn của Ấn Độ thâu tóm các hãng sản xuất chè đến thép sẽ thế chân ngài chủ tịch Ratan Tata bằng người trong nội bộ tập đoàn chứ không phải là một thành viên của gia tộc Tata. Điều này sẽ giúp cho tập đoàn thêm chuyên nghiệp khi tiếp tục mở rộng thị trường ra khỏi biên giới Ấn Độ.
nguon tai.lieu . vn