Xem mẫu

Những hiểu biết mới về ảnh báo chí Việt Nam Hoạt động nhiếp ảnh Việt Nam thực sự khởi sắc từ tháng Tám năm 1945. Tìm được giá trị hào hùng của dân tộc và cách mạng giống như toàn bộ hoạt động của xã hội Việt Nam lúc đấy. Các nhà nhiếp ảnh yêu nước vừa thức tỉnh trách nhiệm công dân trong Tổ quốc độc lập thì đã bước ngay vào cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp để giữ nước. “Ai có súng dùng súng”, họ có nghề ảnh, họ đánh giặc bằng máy ảnh. Thật sự họ đã sống đời chiến đấu, dùng máy ảnh ghi lại sự tích oai hùng của quân dân chủ yếu trên tuyến lửa của đất nước. “Nghề dạy nghề”, nhưng họ được giác ngộ chủ nghĩa Mác, được cổ vũ từ chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh: “Văn hóa cũng là một mặt trận, anh chị em (văn nghệ sĩ) là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”… Bằng lòng quả cảm của chiến sĩ, bằng lao động trí tuệ của nghệ thuật với chút ít chất lãng du tài tử, thế hệ nhiếp ảnh tiền nhân đã mở đường cho nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội và trong chiến tranh nhân dân giải phóng, thống nhất đất nước. Một bộ sử thi mãn nhãn nhìn-thấy-được-của-dân-tộc được chép bằng xương máu của các thế hệ người Việt kiên cường cũng như của các tác giả nhiếp ảnh. 1. Cái gốc của nhiếp ảnh là chụp tài liệu. Thuở bình minh của nhiếp ảnh (ra đời năm 1839) đã được xếp ngay vào bộ môn tạo hình với vai trò duy nhất là ghi chép thực. Chỉ ở nhiếp ảnh mới cho hình ảnh thật của thế giới! Các nhà nghệ thuật học, triết học phát kiến thuộc tính đầu tiên của nhiếp ảnh là Tính tài liệu. Liên đoàn nghệ thuật nhiếp ảnh thế giới (FIAP) viết thuật ngữ đầu tiên trong ba thuật ngữ trên lá cờ của mình là Khoa học. Khoa học là trung thực, khách quan của hình ảnh. Các nhà nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam thì nhấn mạnh tính tài liệu xã hội. Trước hết người ảnh là người của xã hội. Đi vào xã hội, tuyển chọn đề tài xã hội, ảnh phẩm trở lại phục vụ xã hội. 2. Sau năm 1954, ở miền Bắc hòa bình xây dựng xã hội XHCN mới có thuật ngữ “ảnh báo chí” (mấy năm đầu còn gọi là “ảnh tân văn”: ảnh chụp mới về người và cuộc sống). Chỗ đứng đầu tiên của những ảnh này là trên mặt báo. Giá trị thời sự trong ảnh báo là hàng đầu, nhưng một khi thời sự đã qua đi thì ảnh phẩm được giữ lại giá trị tài liệu xã hội, nhân chứng của lịch sử. Ảnh báo chí kết duyên chặt chẽ với báo chí: ảnh thời sự xuất bản nhanh chóng trên mặt báo (truyền thông-tin-nhìn cấp thời và vì thế, làm tăng sự hấp dẫn của báo chí). Từ thủa ban đầu và về sau, VNTTX đã cố gắng phát triển một lực lượng hàng nghìn lượt phóng viên nhiếp ảnh để có thể đi khắp cả nước chụp mới về người và cuộc sống; đồng thời tìm mọi cách xuất bản ảnh chụp được sớm nhất – sớm đến từng giây phút – trên mạng truyền thông trong nước và quốc tế. Hằng trăm đồng nghiệp ở các báo trong nước cũng đã làm như vậy. Có điều: một khối lượng khổng lồ phim, ảnh chụp được đâu có in hết trên báo; tất cả đều thành một “bảo tàng” giúp các đời sau nghiên cứu về lịch sử, xã hội học, dân tộc học,… Trên trường quốc tế, ảnh phát hành sớm muộn đều làm tăng tính cạnh tranh và tăng lượng phát hành của nghề báo. Báo ngày của nước nhà sau năm 1954 đã cố gắng để có ảnh thông tin sớm nhất trên mặt báo. Và, báo tuần, báo tháng có những phóng sự ảnh, hoặc tập hợp ảnh, thể hiện nhiều góc độ nhìn kèm lời văn giải trình, bình luận làm giàu tri thức bạn đọc. Cần biết rằng, trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, các hãng thông tấn quốc tế có công sức đặc biệt phát triển ảnh thời sự chiến tranh nhanh nhất, nhiều nhất trên công luận thế giới. “Ảnh chiến trường Việt Nam đến từng phòng ngủ người ta”, như lời báo chí thời đó. Về phía Việt Nam, ảnh chiến trường đất Bắc cũng đã được thực hiện sớm và rộng như vậy, nhưng ảnh chụp chiến trường trong Nam không thể kịp phát hành trong ngày. Mặc dầu phóng viên ảnh Thông tấn xã Giải phóng có mặt ở nhiều nơi, chụp giữa chiến trận bom đạn, nhưng phương tiện đi về cơ quan mất cả tuần/tháng, làm ảnh xong phát hành theo đường giao liên Trường Sơn ra tới Hà Nội mất thêm hàng tháng nữa. Ảnh được in báo và phát sóng theo chế độ nhanh nhất thì đã không còn tính thời sự, chỉ còn tinh thần thời cuộc (mặc dầu vẫn chiếm được mối quan tâm của bạn đọc). Sau khi đã đăng báo, ảnh phẩm được lưu giữ và sử dụng dài về sau là nhờ nội dung tài liệu xã hội trong đấy. 3. Xã hội phát triển, ảnh chụp phát triển theo. Nghệ thuật nhiếp ảnh được vun đắp. Các thể loại ảnh khác nhau thêm ra nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của đại chúng. Giữa các thể loại ảnh có sự lan tỏa, xâm nhập vào nhau. Ảnh sáng tác lên ngôi. Người chụp ảnh đông thêm nhờ phương tiện ngày càng lợi ích, thỏa chí giải trí trong trò chơi máy ảnh. Nghệ nhân, tài tử, nghệ sĩ nhiều hẳn lên soán chỗ phóng viên ảnh. Một số tòa soạn báo lợi dụng ảnh thu hút bạn đọc bằng thứ ảnh chụp thị hiếu thấp kém. Một số tòa soạn khác dùng ảnh trang trí cho vui mắt. May mắn hiện nay, một số tòa soạn báo đã “ngộ” ra sức mạnh chính luận của ảnh báo chí thời hiện đại. Các nhà sư phạm ảnh báo chí chỉ ra rằng, ảnh báo chí mặc dầu vẫn coi trọng các sự kiện thời sự nóng bỏng thu hút quan tâm của xã hội, nhưng còn một chỗ đứng nữa: mở rộng tầm nhìn của bạn đọc tới những chân trời mới, những gì chưa biết đến, những góc khuất của con người/đời sống/ngành nghề/vùng sâu vùng xa, những tri thức mới đang phát triển chóng mặt của loài người. Đến sự đổi mới để tồn tại của những phóng viên ảnh. Người phóng viên ảnh vốn điêu luyện mắt nhìn phóng sự-trung thực của nhà báo, tự trang bị thêm tài năng tạo hình giàu cảm xúc của nghệ thuật. Các bậc thầy ảnh báo chí trong và ngoài nước kiên trì một phong cách “ảnh sáng tác thời cuộc”, trên nền thời sự có khoé nhìn sắc bén khẳng định ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn