Xem mẫu

  1. Những cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh Sức đề kháng tốt sẽ giúp trẻ chống trọi với các tác nhân gây bệnh cũng như bệnh tật tốt hơn. Mùa thu đông là thời điểm bé dễ ốm nhất do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Dưới đây là những cách tăng sức đề kháng cho trẻ được các bậc phụ huynh và các chuyên gia dinh dưỡng áp dụng.
  2.  Với trẻ dưới 24 tháng tuổi thì sữa mẹ chính là cách tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất. Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất kháng thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé. Về lâu dài, cơ thể bé có khả năng phòng tránh dị ứng cũng như ngăn cản nguy cơ béo phì.  “Với bé ăn dặm, bạn nên chuẩn bị đồ ăn cho con từ thực phẩm tươi ngon tại nhà, gồm nhiều quả và rau tươi” – Jacqui Walsh (chuyên gia mẹ và bé) khuyên. Ăn rau quả hàng ngày đảm bảo bé nhận đủ các vitamin, chất khoáng và dinh dưỡng.  “Hãy cho bé nhà bạn ăn một bữa thịt đỏ mỗi ngày vì thịt đỏ chứa nhiều kẽm – khoáng chất quan trọng thúc đẩy hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa cảm lạnh” – Julia (một chuyên gia dinh dưỡng) nói. Thịt đỏ còn là nguồn dồi dào sắt – chất em bé rất cần khi ăn dặm. Một nguồn kẽm dồi dào khác là trứng nhưng không cho bé ăn lòng trắng trứng cho đến khi bé được 1 tuổi.  Luôn nhớ rửa tay thật sạch trước khi gần con để ngăn chặn lây lan mầm bệnh. Tôi cũng thường xuyên cọ rửa ghế ngồi của bé để diệt vi khuẩn.  Sau khi tắm, đừng để bé bị nhiễm lạnh. Không cho bé ra gió, cho bé ngồi vào nơi khuất gió lau khô cho con thật nhanh, mặc quần áo dài tay loại cotton thấm hút mồ hôi. Mặc thêm quần áo cho phù hợp thời tiết.  Tiêm chủng đầy đủ là cách tuyệt vời bảo vệ bé lâu dài.  Tỏi là chất tăng cường miễn dịch hiệu quả. Vì thế hãy cho thêm tỏi vào bữa ăn của bé để tăng cường khỏe mạnh cho con. Những lợi ích sức khỏe quan trọng của sữa mẹ Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ đến hết 24 tháng tuổi. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chất đầy đủ và cân bằng cho sự phát triển bình thường của bé. Thêm vào đó
  3. sữa mẹ còn hỗ trợ cho sự phát triển của hệ miễn dịch của bé, cung cấp các các yếu tốt miễn dịch, giúp bé phát triển một cách khỏe mạnh. Phát triển hệ miễn dịch của bé Sữa mẹ có yếu tố “bifidogenic” bao gồm: vi khuẩn có lợi, đường oligosaccharide, hàm lượng đạm whey cao và đường lactose… cùng với hệ vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột của bé là những yếu tố giúp phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tăng cường miễn dịch bảo vệ bé Các yếu tố miễn dịch khác nhau có trong sữa mẹ, trong đó có các kháng thể có thể bảo vệ trẻ nhỏ chống lại các vi khuẩn trên diện rộng.
  4. Bảo vệ sức khỏe lâu dài Tại các nước đang phát triển, nuôi con bằng sữa mẹ có thể là một vấn đề sống còn, nhưng tại các quốc gia giàu có hơn, trẻ được bú sữa mẹ cũng khỏe mạnh hơn so với những trẻ không bú mẹ.  Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng tai cấp tính, và nhiễm trùng nặng đường hô hấp dưới.  Giảm nguy cơ hen suyễn và chàm dị ứng ở trẻ nhỏ có tiền sử gia đình mắc dị ứng.  Giảm nguy cơ thừa cân và / hoặc béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên.  Giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường.  Phát triển nhận thức tốt. Những điều chưa biết về sữa mẹ Mang thai, sinh con, cho con bú hoàn toàn là những điều thuận theo tự nhiên nhưng tự nhiên luôn chứa đựng những bí ẩn không phải ai cũng biết. Dưới đây là những điều kỳ diệu của sữa mẹ và việc cho con bú mà nhiều người không biết đến.
  5. 1/. Sữa mẹ thay đổi trong từng cữ bú Lượng sữa lúc ban đầu bầu vú mẹ tiết ra được gọi là nước sữa, có tác dụng làm dịu cơn khát cho trẻ. Khi trẻ tiếp tục bú, lượng nước sữa này sẽ được thay thế bằng sữa giàu chất béo, protein và năng lượng tăng dần đến cuối cữ bú. Lúc này sữa có chức năng thỏa mãn cơn đói của trẻ. Tuyệt đối không nên đổi bên liên tục trong cùng một cữ bú các mẹ nhé.
  6. 2/. Sữa mẹ thay đổi theo thời tiết Nếu trời nắng nóng cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều nước sữa hơn bình thường để có đủ nước cho bé yêu. 3/. Mẹ cho con bú cần nhiều nước Các chuyên gia về trẻ em cho rằng chị em nên uống một cốc nước lọc đầy trước mỗi lần cho em bé bú. Như vậy vừa kích thích sữa cho con, vừa đảm bảo mẹ không bị khát trong lúc em bé bú sữa mẹ. 4/. Sữa mẹ thay đổi theo giới tính của bé Lượng sữa mẹ khi có bé trai thường nhiều hơn 25% so với lượng sữa mẹ của em bé gái. 5/. Trẻ sơ sinh có thể nhịn chờ mẹ có sữa Khi mới sinh ra, dạ dày của trẻ vô cùng nhỏ, không lớn hơn một hòn bi ve. Chính vì thế nếu từ 1 đến 5 ngày đầu mà sữa mẹ chưa về, các mẹ cũng đừng quá lo lắng. Chỉ cần 1-2 giọt sữa rớt ra từ bầu sữa mẹ trẻ đã cảm thấy dịu cơn đói và các mẹ có thể cùng con yêu yên tâm chờ sữa mẹ. Những giọt sữa đầu này được gọi là colostrum,rất giàu protein và năng lượng, hoàn toàn thích hợp cho em bé. Bé không phải bú một giọt sữa ngoài nào trong lúc chờ sữa mẹ về. 6/. Sữa mẹ không ai giống ai Thậm chí ngay cả sữa của một bà mẹ cũng có sự thay đổi và khác nhau trong ngày. Sữa buổi sáng cũng khác so với sữa buổi chiều hoặc buổi tối. Bé vừa ngủ vừa bú Chào các chuyên gia.
  7. Con trai tôi 3 tháng tuổi, vì nhiều nguyên nhân từ mẹ nên cháu ăn sữa công thức và bú bình từ bé. Nhưng không hiểu vì sao thời gian gần đây khi thức cháu không bao giờ chịu bú chỉ khi nào thiu thiu ngủ thiwf mới chịu ngậm núm cao su bú bình. Tôi đã thử nhiều cách bón sữa, thay núm cao su loại khác con cũng không chịu bú. Mong các chuyên gia đưa ra giải pháp khắc phục giúp tôi. Tôi sợ tình trạng này kéo dài con sẽ bị thiếu chất. Xin chân thành cảm ơn. Bé nhỏ dưới 6 tháng chế độ dinh dưỡng thích hợp gần như duy nhất là sữa. Bé không được bú sữa mẹ cần chọn sữa công thức theo lứa tuổi. Số lượng sữa hàng ngày được ước tính là 150 ml cho mỗi kg cân nặng của bé.
  8. Để biết bé đã bú đủ cần quan sát số lượng nước tiểu, bé tiểu nhiều, màu vàng trong, ngoài ra là bé ngủ ngoan và tăng cân đều. Bé còn nhỏ cần bú nhiều lần trong ngày do kích thước dạ dày nhỏ, bé lớn dần mỗi lần bú được nhiều hơn nên số lần cho bú cũng giảm đi. Bé trên 6 tháng mới nên bắt đầu tập cho ăn dặm, ăn dặm sớm khi hệ tiêu hóa chưa trưởng thành sẽ làm bé bỏ ăn, thiếu dinh dưỡng, chậm tăng trưởng. Bé còn nhỏ nên các hoạt động trong một ngày của bé khá đơn giản là ngủ, bú, chơi. Bé đói sẽ phát “tín hiệu” thường là khóc để mẹ biết cho bé bú. Bé còn trong tháng gần như ngủ cả ngày nhưng đến tháng thứ 3 bé đã phân biệt được rõ ngày và đêm, bé chuyển giấc ngủ chính vào ban đêm, ban ngày ngủ vài giấc ngắn. Bé ngủ vẫn có phản xạ bú, do đó khi mẹ đút bình bé vẫn bú mà không phải do đói. Bú khi ngủ không được khuyến khích do khả năng gây sặc sữa cao hơn lúc thức, chưa kể làm bé giật mình thức giấc, gián đoạn giấc ngủ. Đổi sữa thường xuyên cho bé là hoàn toàn không nên, không có gì đảm bảo là sữa mới bé sẽ bú tốt hơn sữa đang có, chưa kể gây xáo trộn hệ tiêu hóa của bé và một lý do nữa là không kinh tế. Xin cung cấp cho bạn về mức tăng trưởng của bé trai 3 tháng tuổi theo mức chuẩn là 6,4 kg và 61,4 cm. Nếu bé tăng cân đủ gián tiếp cho thấy bé đã bú đủ và bạn không có gì phải lo lắng cả.
nguon tai.lieu . vn