Xem mẫu

  1. Những bài thuốc Đông Y Chữa người cao tuổi bị đái són Một số người từ 60 tuổi trở lên, tối ngủ hay đi tiểu nhiều lần hoặc khi đi tiểu cứ kéo dài, lâu ngớt và cứ đứng một lúc lại đái tiếp, có khi rớt ra quần hoặc đái ra quần mà không hay biết. Giai đoạn tiểu trong quần mà không biết là giai đoạn nặng do thần kinh không nhạy cảm. Nếu gặp trường hợp này thì nên uống bài thuốc sau đây: Thục địa: 25g Sâm cát lâm: 20g Kỷ tử: 20g Quy đầu: 20g Bắc đỗ trọng: 20g Thanh man: 15g Cát cánh: 15g Lệ hạch: 10g Quế chi: 10g Nhục thung dung: 15g Đổ thuốc vào sắc, đổ ba bát nước, sắc còn nửa bát, ngày sắc uống 2 lần. Uống vào lúc sau bữa ăn nửa giờ. Mỗi đợt uống 5 tháng. Nghỉ một giai đoạn rồi uống tiếp. Chữa trẻ em sốt lên thuỷ đậu Sa sâm 8g Bạch linh 8g Bạch truật 8g Bắc cam thảo 4g Sinh địa 12g Thông thảo 5g Đăng tâm 5g Nhân trần 8g Sài hồ 8g Cây năng 10g (Nếu không có cây năng thì chặt đầu chiếc chiếu 1 nắm rửa sạch bỏ chung vào thuốc sắc uống).
  2. Trẻ em từ 1 tuổi đến 6 tuổi uống nửa số lượng thang thuốc này. Từ 7 tuổi đến 15 tuổi và người lớn nhân lên gấp đôi số lượng thang thuốc này. Chữa khí hư Kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ nhạt, loãng, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn vô lực. Bài 1: Đảng sâm 15g Chích hoàng kỳ 15g Bạch truật(sao) 10g Sơn dược(sao) 10g Hắc thăng ma 4g Ngũ vị tử 6g Chích cam thảo 6g Đại táo 5 quả Đổ 1.000ml nước, sắc còn 450ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Ngày 1 thang. Dùng liên tục trong mấy ngày hành kinh. Bài 2: Đảng sâm 15g Chích hoàng kỳ 15g Bạch truật(sao) 10g Hắc thăng ma 4g Bào khương 4g Ô tặc cốt 10g Ngũ vị tử 6g Ngải diệp (sao cháy vàng) 6g Đổ 1.000ml nước, sắc còn 450ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Ngày 1 thang. Dùng liên tục trong mấy ngày hành kinh. Bài 3:
  3. Đảng sâm 15g Chích hoàng kỳ 15g Bạch truật (sao) 10g Đương quy thân 10g Thục địa 20g Bạch thược (sao) 10g Tiên hạc thảo 10g Chích cam thảo 6g Đại táo 6 quả Đổ 1.000ml nước, sắc còn 300ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Ngày 1 thang. Dùng liên tục trong mấy ngày hành kinh Bài 4: Đảng sâm 15g Chích hoàng kỳ 15g Đại táo 10 quả Đổ 800ml nước, sắc còn 300ml, chia uống 2 lần sáng, chiều, lúc bụng đói. Ngày 1 thang. Sau kỳ hành kinh uống liên tục khoảng 1-2 tuần. Chữa ra mồ hôi, mồ hôi trộm Ra mồ hôi là chỉ không lao động, không phải vì khí hậu oi nóng mà vẫn ra mồ hôi, phần nhiều vì biểu hư không đủ bền vững. Mồ hôi trộm là nói lúc ngủ ra mồ hôi, tỉnh dậy thì lại hết, phần nhiều do âm hư, không giữ được tân dịch. Bài 1: “Bản thảo cương mục” Ra mồ hôi, lấy mỡ bò, mỡ dê hoà với rượu nóng uống. Hoặc cùng rang hai thứ gạo nếp, tiểu mạch rồi tán bột, mỗi lần uống 10g với nước cơm hoặc thịt lợn chấm ăn. Bài 2: “Chứng trị yếu quyết” Tim lợn đực một cái, còn cả máu trong đó, cho nhân sâm, đương quy mỗi thứ 10g vào, luộc chín bỏ thuốc ăn tim. Chữa tâm hư ra mồ hôi, mất ngủ. Chỉ ăn mấy lần là khỏi.
  4. Bài 3: “Thanh huệ phương” Gà trống lông vàng 1 con, bỏ lòng ruột rửa sạch, rễ ma hoàng 10g, cho nước vừa phải, đun cho chín kỹ. Bỏ thuốc và gà ra, cho 10g Nhục thung dung, 20g bột Mẫu lệ vào nước đun tiếp. Chia uống ba lần trong một ngày. Chữa người ốm xong gầy yếu, đêm ngày ra mồ hôi nhiều, miệng khô, lòng buồn phiền. Bài 4: “Chu thị tập nghiệm phương” Phòng phong 10g, một ít vỏ trấu tiểu mạch rang lên, một miếng da lợn bằng bàn tay. Tất cả cùng sắc lấy nước uống. Chữa ra mồ hôi nhiều. Bài 5: “Thiên kim yếu phương” Hẹ 49 gốc, sắc với 400ml nước cho cạn đến 200ml, uống dần. Chữa ra mồ hôi trộm ban đêm. Bài 6: “Bản thảo cương mục” Bột mì làm hoàn 20 viên to, ăn lúc đói. Bài 7: “Thiên kim yếu phương” Lấy hạt của 1 quả đào khô trên cây, mơ khô 2 quả, hành gốc 7 đoạn, bấc đèn 2 thẻ , trần bì 3g, rễ lúa, mạch nha mỗi thứ 10g, sắc uống, chữa mồ hôi trộm. Bài 8: “Vệ sinh bảo giám” Tiểu mạch (loại hạt lép) rang bằng lửa nhỏ, giã bột. Mỗi lần uống 6g với nước cơm, ngày uống 3 lần hoặc nấu uống thay trà. Chữa ra mồ hôi, mồ hôi trộm. Bài 9: Hạt tiểu mạch lép 30g
  5. Hồng táo 10 quả Sắc uống thay trà, chữa ra mồ hôi, mồ hôi trộm. Chữa huyết trắng Bài 1: Lá ngải cứu 2 nắm Cỏ lông gà 3 nắm Củ gấu 1 nắm Cây muồng dẹt 1 nắm Rễ bông trang trắng 1 nắm Rau ngổ ta 2 nắm Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống 10 ngày liền sẽ hết bệnh. Bài 2: Rau cần tầu (giã nát) 1 nắm Nước dừa xiêm 1 quả Hai thứ trộn đều, gạn nước uống buổi sớm, mỗi ngày uống 1 lần, uống vài ba lần sẽ hết bệnh. Bài 3: Trứng gà vài quả Lá ngải cứu tươi 1 nắm Hai thứ bỏ vào nồi, đổ nước săm sắp, luộc chín, ăn cả trứng và rau ngải, dùng vài lần sẽ hết. Bài 4: Buồng cau non, thái nhỏ 1 nắm Đậu xanh, cà vỡ đôi nửa nắm Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 thang là hết bệnh. Một số bài thuốc hỗ trợ cai thuốc phiện Bài 1:
  6. Dây bí rợ giữa rỗng, có nước. Cắt bỏ 1 đầu cọng cầm dốc xuống sẽ chảy ra 3-4 giọt nước trong. Gặp khi trời mưa thì nhiều nước hơn. Hãy giã cọng dây này lấy nước để dành. Khi cơn nghiện nổi lên, cho nước này vào nồi nhưng cách thuỷ cho ấm lên, uống 2-3 muỗng. Số lần uống tuỳ theo số lần hút ít hay nhiều, như vậy ngày hút 3 cữ thì uống 3 lần. Uống nước cốt này không quá 10 ngày thì dù nghiện nhiều năm cũng khỏi mà lại không khổ sở vật vã chút nào. Cai xong, thân thể ngày càng mập mạp. Bài 2: Mỗi khi hút thuốc phiện xong, ăn liền 1-2 quả trứng gà, uống với nước nấu sôi. Phải nhớ lần nào hút xong cũng phải làm như thế. Chỉ nửa tháng sau là chán thuốc phiện. Bài 3: Mỗi ngày trích máu 1-2 con lươn hòa rượu uống. Bị nhẹ, uống máu 4-5 con, bị nặng phải dùng hơn 100 con. Uống rượu này đại bổ huyết, giải hết được độc thuốc phiện...Thịt lươn thì dùng để ăn. Cứ uống thế cơn nghiện tự nhiên hết, thấy thuốc phiện tự động tránh xa. Bài 4: Nấu Cam thảo thành cao, trộn với thuốc phiện mà hút. Chỉ một, hai ngày sau là không hút nữa. Phương này rất dễ mà lại không tốn tiền, lại không thương tổn. Người nghiện nặng trị theo cách này chỉ 1 tháng là khỏi. Bài 5: Lá chè xanh 1 lạng Con trai (đạm thái) 1 lạng Muối 1 đồng Yên hôi 4 đồng Nấu các thứ trên với 3 bát nước, còn 1 bát, bỏ bã cất để dành trong hũ, bịt kín miệng hũ (Trời nóng thuốc dễ hư nên thỉnh thoảng phải nấu lại). Khi cơn nghiện đến uống 1-2 muỗng là hết bị cơn nghiện hành, và tinh thần gia tăng trăm lần, không khổ sở gì cả. Thật là kỳ phương. Như uống hết 1 liều, đến liều thứ 2, các vị thuốc vẫn như cũ, duy Yên hôi giảm bớt 5 phân, còn 3 đồng. Cứ thế giảm dần đến hết.
  7. Chữa trẻ em suy dinh dưỡng Bệnh này thuộc chứng "cam tích" trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư. Biểu hiện lâm sàng: cam tích thời kỳ đầu, cơ thể hơi gầy, kém ăn hoặc ăn nhiều đi cầu nhiều, phân khi lỏng khi đặc, đầy bụng, có thể có sốt nhẹ, miệng khát, lòng bàn chân bàn tay nóng, người bứt rứt, hay khóc, ngủ không yên, rêu lưỡi hơi vàng, mạch tế hoạt. Bài 1: Chỉ thực 5g Trần bì 5 g Thần khúc 10g Sơn tra 10g Mạch nha 10g La bặc tử (sao) 6g Kê nội kim 6g Hoàng liên 5g Đổ 600 ml, sắc còn 150 ml, chia uống 3 lần sáng trưa chiều, cho uống sau bữa ăn hoặc lúc đói bụng. Ngày 1 thang. Bài 2: Trần bì 10g Kê nội kim 10g Thần khúc 20g Mạch nha 20 Sơn tra 20 g Cùng sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần 3g pha với nước sôi để uống. Ngày 3 lần. Nếu cơ thể gầy nhiều, bụng trướng to, thậm chí nổi gân xanh, sắc mặt vàng héo, trẻ bứt rứt khó chịu, hay mút ngón tay, nghiến răng, kém ăn, có thể muốn ăn những thứ lạ như bùn đất..., đi cầu phân lỏng, có khi còn ỉa ra giun, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi nhầy, mạch tế hoạt vô lực.
  8. Bài 3: Đảng sâm 6g Bạch truật (sao) 6g Phục linh 6g Hồ hoàng liên 5g Sử quân tử 10g Kê nội kim 6g Thần khúc 10g Mạch nha 10g Sơn tra 10g Chích cam thảo 3g Đổ 800 ml nước, sắc còn 150 ml, chia uống 3 lần sáng trưa chiều cho uống sau bữa ăn hoặc lúc bụng đói. Ngày 1 thang. Bài 4: Đảng sâm 10g Bạch truật (sao) 10g Phục linh 10g Sơn dược 10g Thần khúc 10g Mạch nha 10g Sơn tra 10g Kê nội kim 10g Sử quân tử 10g Cùng sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần 3g pha với nước sôi để uống. Ngày 2-3 lần. Kinh nguyệt đến sớm Trên lâm sàng chia làm 4 loại: Thực nhiệt động huyết, can uất hoá nhiệt, âm hư huyết
  9. nhiệt và khí hư bất cơ. 1. Thực nhiệt huyết động Bài 1: Sinh địa 15g Huyền sâm 10g Bạch thược 10g Mạch môn 10g Hoàng cầm 10g Hoàng liên 10 g Chi tử 6g Đổ 1000 ml nước, sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều, lúc bụng đói. Ngày 1 thang, sau kỳ hành kinh uống liên tục 1-2 tuần. Bài 2: Sinh địa 15 g Sinh bạch thược 10g Hoàng cầm 10g Đổ 800 ml, sắc còn 300 ml, chia uống 2 lần sáng, chiều lúc bụng đói. Ngày 1 thang. Sau kỳ hành kinh uống liên tục khoảng 1 tuần. Dùng cho thể bệnh nhẹ. 2. Can uất hóa nhiệt Bài 1: Đơn bì 10g Chi tử 10g Sinh bạch thược 10g Đan sâm 10g Sài hồ 6 g Phục linh 10g Uất kim 6g Hương phụ 10g Đổ 1000 ml nước, sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều lúc bụng đói. Ngày 1 thang. Say kỳ hành kinh uống liên tục 1-2 tuần.
  10. Bài 2: Đơn bì 10 g Chi tử 10g Hương phụ 10g Đổ 800 ml nước, sắc còn 300 ml, chioa uống 2 lần sáng, chiều, lúc đói. Ngày 1 thang. Sau hành kinh uống liên tục khoảng 1 tuần. Dùng cho thể bệnh nhẹ. Bài 3: Đơn bì 10g Hương phụ 10g Hoàng cầm 10g Đổ 800 ml nước, sắc còn 300 ml, chia uống 2 lần, sáng, chiều, lúc bụng đói. Ngày 1 thang. Sau kỳ hành kinh uống liên tục khoảng 1 tuần. Dùng cho thể bệnh nhẹ. 3. Âm hư huyết nhiệt Bài 1: Sinh địa 15g Địa cốt bì 10 g Huyền sâm 10 g Bạch thược 10 g Mạch môn 10 g Miết giáp 15 g Mẫu lệ 15g Đổ 1200 ml nước, ban đầu nấu miết giáp và mẫu lệ khoảng 20 phút, rồi bỏ các loại thuốc còn lại vào, sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần, sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng. Ngày 1 thang. Sau kỳ hành kinh uống liên tục 1-2 tuần. Bài 2: Tri mẫu 10g Hoàng bá 6g Sinh địa 15g Địa cốt bì 10g Sinh bạch thược 10g
  11. Đổ 1000ml nước, sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng. Ngày 1 thang. Sau kỳ hành kinh uống liên tục 1-2 tuần. 4. Khí hư bất cố Bài 1: Đảng sâm 15 g Chích hoàng kỳ 15 g Bạch truật (sao)10g Đương quy 6 g Thăng ma 4g Sài hồ 5 g Sinh long cốt 20g Chích cam thảo 6g Đại táo 5 quả Đổ 1200 ml nước, ban đầu nấu long cốt khoảng 20 phút, rồi bỏ các loại thuốc còn lại vào, sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều lúc bụng đói. Sau hành kinh uống liên tục 1-2 tuần Bài 2: Đảng sâm 15g Chích hoàng kỳ 15g Đại táo 10 quả Đổ 800 ml nước, sắc còn 300 ml, chia uống 2 lần sáng, chiều. Ngày 1 thang. Sau kỳ hành kinh uống liên tục khoảng 1-2 tuần. Dùng cho thể bệnh nhẹ. Sau khi sinh không có sữa Sau khi sinh 5-7 ngày, sữa vẫn chưa có hoặc chỉ có rất ít. Nguyên nhân cơ thể suy yếu, khí huyết kém nên anh hưởng đến sữa. Nếu không có hiện tượng sưng vú, thì cần chú ý việc bồi dưỡng sức khoẻ cho người mẹ và cho uống thêm bài thuốc sau đây Bài 1: Lá Ngò Tàu khô (rau Mùi tàu) 1 nắm Cách dùng: Ðem sao qua, sắc đặc lấy 1 chén uống. Sau đó nếu có thể nấu cháo giò heo
  12. với gạo nếp trắng ăn thì mau có sữa. Bài 2: Hột Ngò tàu 1 nắm Cách dùng: Hột Ngò (hạt Mùi) sao qua, cho vào nồi đất, đổ 1 chén rưỡi nước, sắc còn ba chén mà uống. Bài 3: Mè đen 50g Cách dùng: Mè den (vừng đen) giã nát cho vào một nắm nếp trắng rồi nấu cháo ăn. Bài 4: Bạch chỉ 12g Mộc thông 10g Sinh địa 15g Giò heo 1 cái Cách dùng: các vị thuốc trên đem hầm với giò heo, chia nhiều lần, ăn thịt và nước. Chữa hôi miệng Các bài thuốc dưới đây đều lấy trong "Thiên kim yếu phương" của Tôn Tư Mạc đời Đường và "Bản thảo cương mục đời Minh". Bài 1: Đinh hương 15 g Cam thảo 90 g Tế tân, quế tâm mỗi loại 45 g Xuyên khung 30 g Năm vị trên đều nghiền thanh bột mịn, hoàn với mật, to như viên đạn. Trước khi đi ngủ uống 5 g, một thời gian sẽ hết hôi. Bài 2:
  13. Quế tâm, cam thảo, tế tân, quất bì mỗi loại lấy lượng bằng nhau, nghiền bột, dùng táo nhục và mật luyện thành hoàn to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 5-10 g trước khi đi ngủ. Bài 3: Xuyên tiêu, quế tâm, mỗi loại lấy bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống một thìa canh bột với rượu. Bài 4: Vỏ trắng rễ thông (tùng căn), quả sử nhân (hạt bí bóc vỏ), đại táo, mỗi loại có lượng bằng nhau, tán bột, rây. Mỗi lần uống một thìa canh bột với rượu, ngày uống 2 lần. Bài 5: Đậu khấu, đinh hương, hoắc hương, đinh lăng hương, thanh mộc hương, bạch chỉ, quế tâm, mỗi loại 30 g, hương phụ tử 60 g. Tùng hương, đương quy mỗi loại 15 g, cau 2 quả (lấy hạt). Các loại thuốc trên đều tán bột, hoàn với mật, viên to hạt đậu. Mỗi lần ngậm một viên, nuốt dần nước dịch. Ngày ngậm 3 lần, đêm 1 lần. Trong sách có chép về bài thuốc này như sau: ngậm 5 ngày miệng đã thấy thơm, 10 ngày người thơm, 14 ngày quần áo cũng thơm, 20 ngày người đi qua trong gió có mùi thơm, 28 ngày thì nước rửa tay rơi xuống đất cũng thơm, 35 ngày ngày khác bắt tay, tay họ cũng thơm Bài 6: Hạt dưa hồng (dưa thơm) một ít, giã thành bột, hoàn với mật to bằng hạt đậu xanh. Mỗi sáng, sau khi súc miệng ngậm 1 viên. Có thể chữa hôi Bài 7: Hương nhu một nắm sắc lấy nước súc miệng
  14. Bài 8: Hạt mướp đắng nghiền bột, luyện với mật hoàn thành viên to bằng nửa quả táo ta. Mỗi sáng sau khi súc miệng, ngậm một viên. Ngậm xong lại dùng viên khác chét vào chân răng, đợi tan ra nước bọt thì nhổ dần. Bài này chữa hôi miệng rất hiệu quả. Bài 9: Bạch chỉ 60g tán bột, ăn cơm xong uống 3g với nước. Bài 10: Lấy một ít xuyên khung, sắc nước ngậm. Bài 11: Xuyên bạch chỉ, xuyên khung, hai thứ lấy bằng nhau, tán bột, trộn đều luyện mật thành hoàn, hàng ngày ngậm, lâu dần miệng sẽ thơm. Bài 12: Đậu khấu, tế tân hai thứ lấy bằng nhau, tán bột ngậm. Bài 13: Ích trí nhân 30 g Cam thảo 10 g Tán bột , thỉnh thoảng ăn. Ăn lâu, miệng từ hôi trở thành thơm. Bài 14: Nghiền bột Mật đà tăng, cho vào dấm, súc miệng sẽ khỏi hôi miệng Bài 15: Quả mai phơi khô, ngậm nó luôn có thể khỏi hôi miệng.
  15. Thanh niên mắc chứng hôi mồm, hôi miệng nhiều khi tiếp xúc với người xung quanh rất e ngại. Có người còn không giám tiếp xúc nói chuyện. Trị chứng hôi mồm, hôi miệng rất đơn giản, song phải rất kiên trì làm nhiều lần mới khỏi. Bài 16: Lá trầu không 1000 g. Thái nhỏ cho vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước đun kỹ. Sau đó gạn lấy nước đặc, xúc miệng ngày 3-4 lần. Hoặc dùng tăm bông chấm nước trầu không bôi vào răng, lợi hàng ngày. Vì trầu không ngoài việc chữa hôi mồm, hôi miệng còn chữa được cả bệnh lở loét viêm chân răng có mủ Bài 17: Hương nhu 10 g Nước 200ml Cả hai thứ bỏ vào nồi đun sôi trong vòng 15 phút. Sau đó để nguội ngậm và súc miệng hàng ngày cho đến khi khỏi mới thôi. Ngoài ra còn có một số loại mồm hôi khác. Hôi mồm do nhiều nguyên nhân nên cách trị cũng khác nhau. Xin kể như sau: - Vì uống rượu mà mồm hôi: ăn quả quít nhỏ là hết hôi, nấu với nước uống cũng được. - Vì ăn hành/ tỏi, hẹ mà miệng hôi... nhai đường (đường cát) là hết hôi. Thuốc chữa hôi nách (Theo y học cổ truyền Trung Quốc) Tám bài thuốc dưới đây lấy từ "Thiên kim yếu phương" của Tôn Tư Mạc đời Ðường và đời Minh. Bài 1 Vôi sống 500g
  16. Thanh mộc hương 60g Phòng hương 60g Nhũ hương 60g Ðinh hương 60g Quất bì 90g Dương khởi thạch 90g Phèn chua 120g Tất cả các vị trên đều nghiền bột, rải lên một tấm vải, úp tấm vải mặt có thuốc vào nách, bên ngoài dùng một dải lụa để buộc cố định. Bài 2: Thanh mộc hương 30g Phụ tử 30g Vôi sống 30g Phèn chua 15g Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn với phấn thơm thường dùng. Xoa vào nách, mùi hôi sẽ mất. Bài 3: Trộn bột đồng thanh với dấm ăn, đổ vào cái chén bằng bạc, đốt thật nóng, dùng tấm vải nhúng vào rồi chườm nách. Nếu nguội lại đốt cho nóng thuốc. Bài 4: Tân di (hay mộc lan, hay mộc bút) tế tân, xuyên khung, thanh mộc hương, mỗi loại lấy bằng nhau, tất cả sấy khô, nghiền bột, đốt cho bột cháy, hun khói vào nách. Bài 5: Rau dền răng ngựa một bó, đập rập, trộn với mật, nhồi thành một cục. Dùng bùn bọc kín, bỏ vào lửa nướng chín, gỡ lấy đất ra, lại sao cho nóng ran, dùng miếng vải bọc thuốc chườm vào nách. Ban đầu cố chịu nóng, thấy nguội thay lớp khác.
  17. Bài 6: Bỏ vôi sống vào dấm (đựng trong chai để lâu 3 năm) trộn đều, bôi vào ổ nách. Bài 7: Rễ câu kỷ khô 15 g Rễ tường vi khô 15 g Cam thảo 15 g Rễ thương lục 30 g Hồ phấn 30 g Hoạt thạch 30 g Tất cả nghiền bột, trộn với dấm làm thành hồ, bôi vào nách. Bài thuốc này còn có thể chữa lòng bàn tay, hoặc âm hộ ra nước có mùi hôi. Bài 8: Đốt phèn đen cho khô, nghiền bột, rắc vào nách. Tám bài thuốc trên đây đều lấy từ từ "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân đời Minh. Bài 9: Lấy một ít mật đà tăng trộn với dầu vừng. Trước hết rửa nách bằng nước vo gạo, chờ khô, bôi thuốc lên. Sau đó lại dùng 3 g mật đà tăng vào, kẹp vào nách chỗ có bôi thuốc, lấy băng vải cột cố định lại, mỗi ngày thay một lần. Làm liên tục 5 lần sẽ khỏi. Bài 10: Lấy 10 đồng tiền cổ (từ đời Tần về trước) dùng que thép xâu thành chuỗi, nung trong lửa cho đỏ lên rồi lại nhúng vào dấm. Tôi đi tôi lại 10 lần, sau đó cho một ít xạ hương, tất cả nghiền thành bột mịn, bôi vào nách, sau mấy lần sẽ khỏi. Bài 11: Lấy một ít phèn chua tán thành bột mịn, dùng khăn lụa bọc lại, chườm luôn vào nách.
  18. Bài 12: Lấy một ít gừng tươi dã nát, lấy nước, bôi nhiều lần vào nách. Bài 13: Lấy một ít dạ minh sa (phân dơi) nghiền bột, trộn đều với nước đậu sị, bôi vào nách sẽ mất mùi hôi. Bài 14: Bắt một con nhện to. Cho một ít bột xích thạch chỉ và muối vào bùn đất vàng, nhồi nhuyễn, xong bọc đất quanh con nhện. Cho vào lửa nung cho chín. Lấy ra, thêm một ít khinh phấn vào dám làm thành cao. Trước khi đi ngủ đắp vào nách. Sáng hôm sau, đại tiện tất có nước đen, dùng nhiều lần sẽ khỏi hôi nách. Bài 15: Lấy một con ốc đồng sống, bỏ vào nước, chờ nó mở miệng bỏ vào một hạt ba đậu, bỏ ốc vào cốc. Mùa hè thì một đêm, mùa đông thì 7 đêm thịt ốc tự nhiên biến thành nước. Thường nước này bôi vào nách, có thể chữa tận gốc bệnh hôi nách. Bài 16: Bài này lấy trong "tiểu phẩm phương" của Trần Đình Chi đời Tấn. Phèn chua luyện trong lửa, sau đó nghiền thành bột, đựng trong túi lụa. Một lần trước khi rắc thuốc phải rửa sạch nách. Bài 17: Bài này không những chữa hôi nách mà dùng lâu người và áo quần cũng thơm. Rút từ "Tiểu phẩm phương" của Trần Đình Chi đời Tấn. Cam thảo, rễ cỏ và cây thông, địa táo, hạt dưa hồng, mỗi thứ lấy bằng nhau, tất cả nghiền bột. Mỗi lần uống một thìa canh ngày uống 3 lần với nước ấm.
nguon tai.lieu . vn