Xem mẫu

Nhiếp ảnh Việt Nam – Ai đã ngộ nhận? Không phải đến hôm nay qua bài viết của Trường Thành mới bộc lộ những điều ngộ nhận về nhiếp ảnh VN. Trước đây có nhiều tác giả cũng đã bộc lộ những nhận thức sai lầm tương tự như Hoài Hương, Việt Dũng, Đoan Trang, Thuận An, Việt Văn, Quang Thi… Nếu nhắc lại thời điểm xuất hiện của các bài viết này chúng ta sẽ nhận thấy một điều thú vị: Năm 2008 bộ ảnh đen trắng của VN vượt lên 42 bộ ảnh của 42 nước để đoạt Cúp Vàng FIAP, liền có ngay bài báo của Hoài Hương, tiếp sau là Đoan Trang, Việt Văn, Việt Dũng. Năm 2010 một số Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam được Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ (PSA) xếp hạng và một lần nữa Việt Nam đoạt huy chương vàng (HCV) FIAP, cũng lại có ngay bài báo của Đỗ Tuấn – Quang Thi, Thuận An,…. Giờ đây Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN đang chuẩn bị đón khách quốc tế đến dự Đại hội lần thứ 30 của FIAP lại có thêm một loạt bài trên báo Tuổi Trẻ. Mở đầu là bài “Nhiếp ảnh VN và những ngộ nhận” của Trường Thành (Tuổi Trẻ - số ra ngày 21/7/2010 trang 13). Xâu chuổi các bài báo chúng ta thấy có sự giống nhau về nhiều điểm (như hiện tượng copy-paste mà giới tin học hay nói đến): - Đối tượng bị chỉ trích cụ thể là FIAP và sau đó là các NSNA Việt Nam được giải quốc tế có FIAP bảo trợ. - Giọng điệu chê bai, giễu cợt đầy tính trịch thượng mà thiếu tính xây dựng. - Chứng cứ trích dẫn mơ hồ, chủ quan. - Nhập nhằng giữa ảnh thời sự báo chí với ảnh sáng tạo nghệ thuật và cơ bản là thiếu sự hiểu biết về các cuộc thi quốc tế do FIAP bảo trợ. Nói chung, họ cố tình hướng dư luận theo cái nhìn thiên kiến có chủ đích không trong sáng. Bất chấp sự thật, bất chấp cả logic của vấn đề. Quả thật có nhiều nội dung trong các bài báo cần phải được trình bày, biện giải cặn kẽ trên cơ sở lý luận nghệ thuật nhiếp ảnh và lý luận mỹ học với việc phân tích dẫn chứng ảnh một cách đầy đủ mới đi đến tận cùng chân lý. Trong bài viết này tôi xin được chỉ ra một số sai sót cơ bản trong hệ thống luận điểm mà các tác giả dùng để ngụy tạo ra sự “ngộ nhận” không đáng có và chắc chắn đã gây hiểu nhầm đáng tiếc về giới Nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam. Tác giả các bài báo cho rằng các cuộc thi do FIAP bảo trợ đều là những cuộc thi mang tính nghiệp dư (một sân chơi tài tử) ở đó không có các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp tham dự với hàm ý hạ thấp giá trị, ý nghĩa của các cuộc thi và giải thưởng của nó. Từ đó họ dẫn ra một số cuộc thi không có sự bảo trợ của FIAP và xem nó mới là chuyên nghiệp, là dòng chính của nhiếp ảnh thế giới. Đây là luận điểm hoàn toàn không chính xác và không logic. Sự nhầm lẫn này là do các tác giả suy ra từ câu “nhiếp ảnh nghiệp dư xuyên thế giới” ghi trên trang web của FIAP. Thật ra, dựa vào tôn chỉ của liên đoàn: phi lợi nhuân, phi chính phủ, phi chính trị, chủ yếu gắn kết các nhà nhiếp ảnh trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mang tính quốc tế để tôn vinh và phát triển nhiếp ảnh nghệ thuật, nên các Hội nhiếp ảnh, các Câu lạc bộ nhiếp ảnh của nhiều quốc gia đã tự nguyện tham gia liên đoàn. Trong đó có nhiều Hội Nhiếp ảnh có truyền thống, vững mạnh, có tính chuyên nghiệp cao trong các nước Tây Âu như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Italia... Những hội nhiếp ảnh này luôn hướng đến sáng tạo đỉnh cao trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Hội viên đa phần là những nhà nhiếp ảnh có trình độ cao, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của chuyên ngành nhiếp ảnh. Có nơi họ là những giảng viên của một trường Đại học Nhiếp ảnh. Do vậy, những cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế do các Hội nhiếp ảnh của các quốc gia này tổ chức “cho dù có sự bảo trợ của FIAP” thì nó vẫn là một cuộc thi ảnh đỉnh cao – một cuộc sàn lọc ảnh của những nghệ sĩ nhiếp ảnh từ nhiều quốc gia gửi đến tham dự để chọn ra những tác phẩm nhiếp ảnh có sáng tạo đích thực về hình thức với nhiều phong cách, trường phái khác nhau và bảo đảm nội dung ý nghĩa có tính nhân văn sâu sắc. Cuộc thi không mang màu sắc của kinh doanh, lợi nhuận để phục vụ cho một tập đoàn doanh nghiệp nào đó. Các cuộc triển lãm do vậy cũng sẽ mang lại cho công chúng những khám phá bổ ích, giúp họ hiểu hơn về thiên nhiên, con người và văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, không thể phủ nhận một cách võ đoán, chủ quan giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ do những tác phẩm ảnh này mang lại. Trong điều lệ của tất cả các cuộc thi quốc tế này bao giờ cũng có câu mở đầu “dành cho tất cả các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên trên toàn thế giới”. (The contest is opened to all the amateurs and professionals from anywhere in the world). Với sự mở rộng đối tượng như vậy cho nên số lượng người dự thi bao giờ cũng lên đến hằng ngàn, thậm chí có cuộc thi có đến cả chục ngàn người. Ví dụ cuộc thi vòng lần thứ 19 ở Áo (19. Trierenberg Super Circuit 2010- Austria) số lượng ảnh tham dự cũng từ hàng ngàn đến năm bảy chục ngàn ảnh hoặc hơn (ví dụ cuộc thi lần thứ 12 ở Trung Quốc 2009 có 120 ngàn ảnh. Chỉ cần vào trang thống kê của các cuộc thi mang tầm quốc tế này sẽ rõ. Tác giả của các bài báo có thật sự biết hết cả hàng ngàn người dự thi đó là ai không? Ai là chuyên nghiệp ai là nghiệp dư không ? Chưa kể nói như NSNA Trung Thu: “ranh giới giữa chuyên nghiêp và nghiệp dư cũng mong manh” xét theo nội hàm cơ bản của khái niệm. Cách diễn đạt đánh đồng, lấp lửng của các tác giả hướng người đọc đến chỗ nghĩ rằng các cuộc thi có FIAP bảo trợ chỉ là sân chơi nghiệp dư, các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp không tham dự và không cần biết đến. Đó mới là một ngộ nhận từ phía tác giả các bài báo. Đương nhiên không phải nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp nào cũng thường tham gia các cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế như thế. Nhưng không hẵn họ chê hay xem chúng không “xứng tầm”, không “uy tín“, không “đẳng cấp” như các tác giả đã nói mà đơn giản vì không phù hợp, không cùng lĩnh vực với công việc nhiếp ảnh của họ và giải không có tiền thưởng. Đó cũng là lý do vì sao họ tìm đến nhiều cuộc thi của các doanh nghiệp, các tạp chí tổ chức. Hơn nữa, một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp chỉ chuyên chụp ảnh quảng cáo sản phẩm cho một công ty, hợp đồng của họ thường có giá trị lớn bởi tay nghề họ cao và nó đòi hỏi họ dồn tâm sức, thời gian cho công việc, không sáng tạo nghệ thuật thì họ không tham gia các cuộc thi ảnh nghệ thuật cũng là tất yếu. Nhất là khi cuộc thi đó không mang lại lợi nhuận cho họ. Cần nói thêm rằng tính chuyên nghiệp của cuộc thi không ở chỗ người dự thi là ai, chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp mà ở chỗ giá trị của tác phẩm mang lại cho người xem như thế nào, có tính sáng tạo không, cung cách tổ chức, quy mô cuộc thi, điều lệ dự thi, ấn phẩm catalog của cuộc thi như thế nào…Tôi không cho rằng giải thưởng cao mới là chuyên nghiệp. Giải thưởng cao chỉ thu hút các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp chú ý tham gia mà thôi. Xin nói thêm, cứ 2 năm một lần nhân Đại hội FIAP, nước đăng cai mới được FIAP ủy nhiệm tổ chức một cuộc thi ảnh bộ đen trắng cho các nước thành viên, hội đồng giám khảo được chọn từ nhiều quốc gia khác nhau, có trình độ và uy tín về nghiệp vụ nhiếp ảnh. Còn lại các cuộc thi ảnh quốc tế do các nước thành viên tổ chức, FIAP chỉ bảo trợ, cấp huy chương và bằng danh dự, mọi công việc khác như xác định nội dung, xây dựng điều lệ, lựa chọn giám khảo, tổ chức chấm chọn đều do ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn