Xem mẫu

  1. Nhiếp ảnh nâng cao - Quay video với máy ảnh Máy ảnh DSLR hiện tại đều tích hợp khả năng quay video HD, tuy nhiên quay phim trên máy thay ống kính không giống như trên máy ảnh. 2 năm sau khi Nikon D90, máy ảnh thay ống kính đầu tiên hỗ trợ quay video HD, ra mắt, cả Canon và Panasonic cũng bắt đầu cuộc chơi với các phiên bản EOS 5D Mark II và Lumix DMC-GH1, thậm chí trội hơn với khả năng quay phim full-HD. Với lợi thế cảm biến lớn, tương thích nhiều ống kính, các máy ảnh quay phim này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các nhà làm phim cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, quay phim trên máy thay ống kính không hoàn toàn giống như chụp ảnh. Tất nhiên, nếu ngại mày mò, giống như chụp ảnh, bạn chỉ việc bật máy về chế độ tự động hoàn toàn, máy sẽ tự động tính toán toàn bộ thông số, còn bạn chỉ việc quay. Nhưng nếu chịu khó khai thác các chức năng trong menu, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội quay được nhiều thước phim thú vị. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp người dùng quay video hiệu quả hơn với máy ảnh thay ống kính của mình. Cài đặt máy ảnh. Hầu hết máy ảnh thay ống kính ngày nay đều được trang bị nút quay video độc lập, vì thế, người dùng có thể bấm là quay phim được ngay mà không cần quan tâm đến máy ảnh đang để ở chế độ nào. Nếu truy cập vào menu, bạn có thể tinh chỉnh một vài thông số như độ phân giải video, chất lượng
  2. hình ảnh... Nhưng cũng cần lưu ý rằng càng để chất lượng phim càng cao, bạn sẽ càng tốn không gian thẻ nhớ. Những định dạng video thông dụng. Full-HD: 1.920 x 1.080 điểm ảnh (1080p); 1.920 x 1.080 (1080i). HD: 1.280 x 720 điểm ảnh (720p); 1.280 x 720 (720i). WVGA: 854 x 480 điểm ảnh. VGA: 640 x 480 điểm ảnh. Hầu hết máy ảnh đều quay phim ở chế độ 30 khung hình/giây. Một số máy cao cấp hơn có thêm các tùy chọn tốc độ khác nhau, chẳng hạn 24 khung hình/giây hay 25 khung hình/giây mà theo các nhà sản xuất, tốc độ này sẽ tạo hiệu ứng giống với phim điện ảnh (phim nhựa) hơn. Vận dụng các kiến thức nhiếp ảnh. Nếu như trong nhiếp ảnh, bạn đã được làm quen với cách chỉnh tốc độ cửa trập và độ mở thì với video, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các kỹ thuật đã học này. Chẳng hạn, bạn cũng có thể mở độ mở lớn nhất (số f bé nhất) để thu hẹp độ sâu trường ảnh. Nên nhớ với các máy du lịch thì việc này là không thể do máy có cảm biến nhỏ và ống kính của các máy du lịch cũng không được tối ưu hóa cho quay phim. Một kiến thức nhiếp ảnh khác cũng có thể được áp dụng là thay đổi tốc độ cửa trập để tạo các hiệu ứng khác nhau. Về cơ bản, khi chụp các đối tượng như đèn huỳnh quang hay màn hình LCD, bạn sẽ thấy có hiện tượng các
  3. vạch ngang sẽ chạy liên tục trên màn hình. Vấn đề này là do tốc độ cửa trập của bạn lớn hơn so với tốc độ làm tươi của màn hình. Để khắc phục hiện tượng này, hãy chuyển tốc độ cửa trập về 1/60 hoặc ít hơn. Ngoài ra, một số nguyên tắc khác như nguyên tắc một phần ba cũng có thể áp dụng cho video để tạo độ hấp dẫn cho mỗi cảnh phim.
nguon tai.lieu . vn