Xem mẫu

  1. Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh nhiễm trùng xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này. Đường tiểu, hay đường tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản (hai ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang (hay bọng đái), và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để ra ngoài khi tiểu). Bình thường nước tiểu vô trùng. Đây là cấu trúc giải phẫu của đường tiết niệu bình thường
  2. Trẻ gái nhìn từ Nhìn từ trước Trẻ trai nhìn từ bên bên Trẻ nào có thể mắc nhiễm trùng đường tiểu? Mọi trẻ đều có thể bị nhiễm trùng đường tiểu Tuy nhiên, một số bệnh làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu:  Vôi hóa thận  Trào ngược bàng quang-niệu quản hoặc trào ngược bàng quang-thận  Thận ứ nước  Bàng quang thần kinh  Hẹp da bao qui đầu  Van niệu đạo sau
  3.  Tiền căn có nhiễm trùng tiểu  Bón  Sang thương cột sống  Suy dinh dưỡng  Cao huyết áp Vi khuẩn nào thường gây nhiễm trùng đường tiểu ? Escherichia coli (E. coli) gây nên 80%-90% trường hợp NTĐT trẻ em. Vi khuẩn này thường hiện diện trong đại tràng và có thể đi vào lỗ niệu đạo từ vùng da xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục. Trẻ gái có thể dễ nhiễm bệnh hơn do lỗ niệu đạo nằm gần với nguồn vi khuẩn từ phía sau (hậu môn, âm đạo) và niệu đạo của trẻ gái cũng ngắn hơn do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang. Các vi khuẩn khác gây NTĐT bao gồm Staphylococcus saprophyticus (5-15% trường hợp), Chlamydia trachomatis, Proteus và Mycoplasma hominis.
  4. Triệu chứng NTĐT ở trẻ nhỏ  Tiêu chảy  Khóc quá mức và không thể dỗ nín bằng các các thông thường như cho bú, ôm ấp.  Chán ăn  Sốt  Buồn nôn và nôn ói Triệu chứng NTĐT có thể gặp ở trẻ lớn  Đau thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn (trong trường hợp nhiễm trùng ở thận)  Tiểu lắt nhắt : tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được một ít nước tiểu  Són nước tiểu  Tiểu buốt, tiểu rát : trẻ thường đau khi tiểu. Đặc biệt trẻ trai đang tiểu vì đau quá nên có thể đưa tay bóp lấy dương vật. Do vậy bàn tay trẻ thường bay mùi nước tiểu ("dấu hiệu bàn tay khai")  Đau vùng bụng dưới
  5.  Nước tiểu đục, có mùi bất thường  Tiểu ra máu ( thường là cuối dòng sau những giọt nước tiểu cuối cùng ) Biến chứng của nhiễm trùng đường tiểu:  Viêm thận bể thận cấp  Áp xe quanh thận  Nhiễm trùng huyết  Suy thận cấp  Trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến thận mạn.
nguon tai.lieu . vn