Xem mẫu

  1. Người có ĐTĐ mang thai Tình trạng những phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ và đang được điều trị bệnh ĐTĐ bằng insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết nay có thai. A. Nguy cơ: a. Với mẹ: - Rối loạn chuyển hóa: · Do thay đổi chuyển hóa đường từ lức mang thai cũng như tác dụng của nội tiết tố của bánh nhau, thai nghén là một tình trạng sinh ĐTĐ. · Biến chứng hạ đường huyết: dễ xảy ra 3 tháng đầu.
  2. · 3 tháng giữa và 3 tháng cuối: ảnh hưởng của nội tiết tố bánh nhay gây đề kháng cao với insulin dễ bị nhiễm ceton máu. · Tất cả những rối loạn trên đều nguy hiểm cho mẹ và con. - Biến chứng thoái hóa: · Mắt: mang thai có thể gây bệnh ở đáy mắt. Nếu trước khi mang thai có bệnh võng mạc thì sẽ bị nặng hơn và có thể dẫn đến mù mắt. · Thận và huyết áp: nếu đã có biến chứng nặng ở thận và huyết áp cao không kiểm soát được thì không nên có thai, vì dễ gây tiền sản giật ở mẹ, thai bị suy dinh dưỡng và có thể chết trong tử cung. - Rối loạn khác: · Tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén (gấp 4 lần so với người bình thường). · Nhiễm trùng dễ gây ra và dễ bị nặng hơn (nhiễm trùng tiểu). · Có nguy cơ mổ lấy thai cao và phẫu thuật nguy hiểm hơn so với người bình thường. · Dễ bất dung nạp đường sau khi sanh. · Tình trạng thai to, nhiều ối có thể rối loạn hô hấp tuần hoàn cho mẹ.
  3. b. Với con: - Nếu thời gian trước khi mang thai và 8 tuần lễ đầu của thai kỳ đường huyết của mẹ không kiểm soát tốt, thai nhi dễ bị dị dạng và có nguy cơ tử vong chu sinh đến 50%, kiểm soát đường huyết của mẹ không tốt sẽ gây sẩy thai tự phát - Thai to trên 4 kg gây sinh khó, dễ bị chết khi sinh: gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay. - Thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng, dễ sinh non do bị nhiễm độc thai, suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi. - Trẻ dễ bị tiểu đường di truyền. - Dễ bị thiểu năng tâm thần - thần kinh. Muốn phòng ngừa và giảm bớt các rối loạn nêu trên, bệnh nhân ĐTĐ trước khi muốn có thai nên đến các phòng khám nội tiết để khám và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. B. Điều nên làm: - Phụ nữ bị bệnh ĐTĐ trước khi muốn có thai nên kiểm soát tốt đường huyết trong vòng 3 – 6 tháng để giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi. Đường huyết nên duy trì ≤ 120mg%.
  4. - Khám thai mỗi tháng trong 6 tháng đầu, sau đó 15 ngày 1 lần. - Theo dõi cân nặng, huyết áp mỗi lần khám. - Thường xuyên theo dõi và kiểm soát đường huyết, duy trì đường huyết khi đói 90mg/dl, sau khi ăn 2 giờ < 120mg/dl. - Khám mắt mỗi 3 tháng một lần. - Chế độ ăn theo chế độ ĐTĐ bình thường nhưng đảm bảo năng lượng cho mẹ và con, thức ăn giàu canxi, sắt, folic acid. - Tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa để hỗ trợ cho việc kiểm soát đường huyết tốt. - Thuốc: insulin là bắt buộc, mặc dù trước đó dùng thuốc uống có kết quả tốt. Chích insulin với sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. -Theo dõi chăm sóc mẹ và thai nhi cần có sự kết hợp giữa bác sĩ chuyên khoa nội tiết - sản khoa – nhi khoa. C. Kết luận: Nhờ vào sự tiến bộ trong việc theo dõi và chăm sóc sản khoa cũng như dùng insulin để điều trị ĐTĐ cho sản phụ, bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và týp 2 đều có thể mang thai được an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
nguon tai.lieu . vn