Xem mẫu

  1. Hóa học & Môi trường Nghiên cứu xây dựng công thức khẩu phần ăn cứu sinh dùng trong điều kiện hoạt động độc lập trên biển Tô Lan Anh, Nguyễn Lê Tú Quỳnh, Đặng Phương Nam, Nguyễn Khánh Hoàng Việt* Viện Công nghệ mới/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. *Email: hoangviet1015@gmail.com. Nhận bài ngày 26/8/2021; Hoàn thiện ngày 07/01/2022; Chấp nhận đăng ngày 14/02/2022. DOI: https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.77.2022.97-103 TÓM TẮT Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu, xây dựng công thức để sản xuất khẩu phần ăn (KPA) cứu sinh. Các tiêu chí của KPA cứu sinh gồm thiết kế gọn nhẹ, sử dụng trực tiếp, không cần chế biến, cơ cấu dinh dưỡng cân đối, hợp lý từ ba nhóm chính là carbohydrate, protein, lipid. Quy trình sản xuất KPA cứu sinh với quy mô 60 kg/mẻ được xây dựng phù hợp với thiết bị sản xuất; mức năng lượng được thiết kế đáp ứng cho chuyển hóa cơ bản (khoảng 2000 Kcal/ngày), tỉ lệ dinh dưỡng cân đối (carbohydrate 50-60%, lipid ≥ 25%, protein 12-20%). Sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm sau 6 tháng ở điều kiện lão hóa cấp tốc (nhiệt độ 40ºC, độ ẩm 75%). KPA cứu sinh có ý nghĩa thực tiễn lớn trong việc góp phần duy trì sức khỏe, củng cố tinh thần, nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội Hải quân trong điều kiện hoạt động độc lập trên biển. Từ khóa: Khẩu phần ăn cứu sinh; Kcal; Thành phần dinh dưỡng; Tác chiến độc lập 1. MỞ ĐẦU Đối với một số lực lượng đặc biệt thuộc Quân chủng Hải quân (đặc công nước, đặc công nhái, thủy thủ tàu ngầm,…), huấn luyện và tác chiến độc lập trên biển là hoạt động mang tính chất đặc thù. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bộ đội có thể bơi, thả trôi, ngâm mình dưới nước từ vài giờ đến vài ngày dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Theo thực tế trong quá trình huấn luyện, dã ngoại của bộ đội đặc công Lữ đoàn 126/Quân chủng Hải quân, một trong những khó khăn lớn nhất của lực lượng này khi thực hiện nhiệm vụ trên các khu vực biển đảo là công tác đảm bảo thức ăn, nước uống. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu cải tiến KPA dã chiến để phù hợp với điều kiện tác chiến trong tình hình mới có vai trò hết sức quan trọng. Trong đó, KPA cứu sinh được đặc biệt chú trọng nghiên cứu, phát triển để sử dụng cho bộ đội khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tác chiến trong điều kiện sông biển khi mà công tác đảm bảo hậu cần chưa được triển khai kịp thời. KPA này giúp bộ đội duy trì sự sống, đảm bảo sức khỏe, sự tỉnh táo để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Carbohydrate, protein, lipid là ba nhóm chất dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng chính để xây dựng KPA cho các lực lượng hoạt động trong điều kiện đặc biệt. Trong đó, carbohydrate là nguyên liệu thiết yếu tạo sức bền, khả năng chống chịu, tinh thần minh mẫn; lipid là dạng năng lượng dự trữ tiềm năng cho các hoạt động của cơ thể trong điều kiện khắc nghiệt; protein thực hiện các chức năng xây dựng mô, cơ, vận chuyển các chất dinh dưỡng của cơ thể [5]. Hiện nay, quân đội Trung Quốc, Mỹ và một số nước khác đã và đang nghiên cứu, phát triển các công thức cho chế tạo KPA cứu sinh thế hệ mới, tập trung vào việc cung cấp nguồn năng lượng cao, với thành phần dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường nhiều loại khoáng chất và vitamin. KPA cứu sinh có tác dụng kéo dài thời gian duy trì đường huyết ở mức bình thường, không tạo ra cảm giác khát nước và bổ sung nước cho cơ thể; tăng cường chuyển hóa năng lượng với cơ cấu dinh dưỡng phù hợp,... Không quân Mỹ thường sử dụng KPA dạng tuýp ăn liền chuyên dùng cho phi công trong trường hợp máy bay gặp sự cố hoặc tai nạn phải rời khỏi máy bay để chờ ứng cứu. Mỗi tuýp nặng từ 134-141 g, năng lượng từ 150-300 Kcal [2, 3]. Các yếu tố được chú trọng nhất đối với 104 T. L. Anh, …, N. K. H. Việt, “Nghiên cứu xây dựng công thức … độc lập trên biển.”
  2. Nghiên cứu khoa học công nghệ KPA dạng tuýp bao gồm mức năng lượng, tỉ lệ thành phần dinh dưỡng, hương vị, khả năng hấp thu và tiêu hóa; một số sản phẩm còn giúp tăng cường sự minh mẫn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, dạng tồn tại và chất lượng bao bì cũng là yếu tố rất quan trọng, giúp bộ đội thuận tiện để mang theo và tiện dụng trong mọi hoàn cảnh tác chiến ngay cả trong điều kiện sông, biển. Các yếu tố này cũng là cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu KPA cứu sinh cho bộ đội Hải quân, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng cao, đồng thời đáp ứng được yêu cầu gọn nhẹ, tiện dụng trong điều kiện hoạt động độc lập trên biển. Các kết quả chính trong quá trình nghiên cứu, xây dựng công thức và sản xuất KPA cứu sinh sẽ được chúng tôi giới thiệu trong bài báo này. 2. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất và thiết bị 2.1.1. Nguyên vật liệu - Các nguyên liệu chính sử dụng để nghiên cứu, sản xuất KPA cứu sinh gồm maltodextrin, trehalose, điều, tiêu, bột đậu, bột gạo lứt, thịt gà, dầu ăn, cà chua, whey protein, casein, kali sorbate, natri benzoat. Các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (Brenntag, Hayashibara, Asuzac Food,...), đảm bảo ATVSTP và những quy định của Bộ Y tế trong quản lý thực phẩm. - Bao bì màng nhôm phức hợp đáp ứng tiêu chuẩn VSATTP/BYT. 2.1.2. Hóa chất và môi trường - Các hóa chất KMnO4, NaOH, Fe2(SO4)3, CuSO4, K-Na tactrat, H2SO4, K2SO4, CaSO4, Na2SO4,... của các hãng Sigma, Merck, BioBasic sử dụng để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. - Các môi trường dinh dưỡng nuôi cấy vi sinh vật: thạch XLD, thạch Hektoen, thạch TCBS, thạch TBX, thạch fibrinogen huyết tương thỏ,... 2.1.3. Thiết bị, dụng cụ Các thiết bị thí nghiệm được sử dụng chủ yếu như: Cân phân tích Mettler Toledo ME 204E (Thụy Sỹ), cân kỹ thuật PX4202/E (Ohaus, Mỹ), máy đo pH Mettler Toledo S220-K, máy đo hoạt độ nước (LabMaster-aw), thiết bị đồng hóa, thiết bị chiết tuýp, nồi hấp khử trùng Hyrayama HV- 85 (Nhật Bản), tủ vi khí hậu (Memmert, Đức), tủ sấy (Memmert, Đức), tủ ấm nuôi cấy vi sinh (Memmert, Đức), tủ an toàn sinh học (Esco, Singapore), bộ chưng cất Kjeldahl, bộ chiết Soxhlet. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Xây dựng cơ cấu dinh dưỡng, thành phần nguyên liệu cho sản xuất KPA cứu sinh Dựa trên bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam [6], các nguyên liệu trong sản xuất KPA cứu sinh được ước tính giá trị dinh dưỡng và bổ sung theo tỉ lệ thích hợp đảm bảo các tiêu chí cho KPA dã chiến: Cung cấp nhiệt lượng đảm bảo cho chuyển hóa (≥ 2000 Kcal/khẩu phần), tỉ lệ thành phần dinh dưỡng cân đối (protein 12-20%, carbohydrate 50-60%, lipid ≥ 25%), tập trung vào các nguồn nguyên liệu dễ hấp thu, hấp thu nhanh, gọn nhẹ, dễ sử dụng trong điều kiện dưới nước. Từ đó, xây dựng được cơ cấu dinh dưỡng và thành phần nguyên liệu dùng cho sản xuất KPA cứu sinh. 2.2.2. Xây dựng công thức và quy trình sản xuất KPA cứu sinh Các công thức (CT) sản phẩm được đưa ra với tỉ lệ các thành phần trong cơ cấu dinh dưỡng theo tính toán (bảng 1), để lựa chọn được công thức với chỉ số hoạt độ nước của công thức thấp và không vượt quá 0,85 nhằm hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, đồng thời đảm bảo được cảm quan, năng lượng của sản phẩm và cơ cấu dinh dưỡng được xác định. Trên cơ sở đó, quy trình sản xuất KPA được xây dựng với quy mô 60 kg/mẻ phù hợp với thiết bị. Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 77, 02 - 2022 105
  3. Hóa học & Môi trường Bảng 1. Các công thức dự kiến chế tạo KPA cứu sinh. TT Nguyên liệu CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 1 Trehaloze (g) 17 17 17 17 17 2 Maltodextrin (g) 25 25 25 25 23 3 Bột điều (g) 12 12 12 12 12 4 Bột gạo (g) 2 0 1 2 0 5 Bột thịt gà (g) 10 10 10 12 10 6 Dầu ăn (g) 8 8 8 6 8 7 Nước cà chua (g) 25 25 23 23 25 8 Bột đậu (g) 0 0 1 1 2 9 Whey protein (g) 0 1 1 0,5 1 10 Casein (g) 0 1 1 0,5 1 11 Phụ gia vừa đủ 100% 2.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng protein Hàm lượng protein của KPA cứu sinh được xác định theo phương pháp Kjeldahl dựa trên tiêu chuẩn 10TCN 850:2006, kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. 2.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng carbohydrate Hàm lượng carbohydrate của KPA cứu sinh được xác định theo TCVN 4594:1988, kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. 2.2.5. Phương pháp xác định hàm lượng lipid Hàm lượng lipid của KPA cứu sinh được xác định theo TCVN 4592:1988, kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. 2.2.6. Phương pháp đánh giá độ ổn định của sản phẩm KPA cứu sinh được theo dõi trong điều kiện lão hóa cấp tốc ở nhiệt độ 40ºC, độ ẩm 75%. Các chỉ số về thành phần dinh dưỡng, vi sinh vật, ngoại quan được phân tích tại Viện Công nghệ mới để đánh giá độ ổn định của sản phẩm trong thời gian bảo quản. 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần, lấy giá trị trung bình và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sử dụng hàm chuẩn với độ tin cậy 95%, sai số cho phép 5%. 3. KẾT QUẢ 3.1. Xây dựng cơ cấu dinh dưỡng, thành phần đơn cho sản xuất KPA cứu sinh Mức năng lượng tối thiểu của KPA cần đáp ứng trong trường hợp cứu sinh được tính toán theo công thức là khoảng 2000 Kcal [1]. Trên cơ sở đó, chúng tôi dự kiến thiết kế KPA cung cấp mức năng lượng ≥ 2000 Kcal/ngày bao gồm 5 tuýp dạng paste ăn liền, 110±10 g/tuýp. Các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất KPA được lựa chọn thuộc 3 nhóm chính: carbohydrate, protein và lipid. Nhóm thực phẩm giàu carbohydrate bao gồm đường maltodextrin, đường trehalose, hạt điều, gạo lứt. Đây là nhóm thực phẩm được sử dụng nhiều nhất để cung cấp 50- 60% mức năng lượng của khẩu phần. Đối với các loại đường sử dụng, đáp ứng mức tăng năng lượng nhanh, đặc biệt là trong các trường hợp cần cứu hộ, cứu sinh, chúng tôi ưu tiên lựa chọn đường trehalose, maltodextrin có vị ngọt nhẹ. Nhóm thực phẩm giàu protein (từ động vật và thực vật) bao gồm whey protein, casein, thịt gà sấy, đậu tương. Whey protein có chứa các chuỗi peptide có hoạt tính sinh học, được phân giải nhanh chóng để cơ thể dễ hấp thu. Trong khi đó, casein là protein có khả năng làm chậm sự phân cắt các chuỗi peptide, làm tăng thời gian hấp thu và lưu giữ của các acid amin có lợi cho cơ thể [4]. Hai loại protein này được sử dụng trong sản xuất khẩu phần ăn cứu sinh với tỉ lệ phù hợp có tác dụng cung cấp năng lượng nhanh, đồng thời 106 T. L. Anh, …, N. K. H. Việt, “Nghiên cứu xây dựng công thức … độc lập trên biển.”
  4. Nghiên cứu khoa học công nghệ kéo dài thời gian hấp thu protein của cơ thể, duy trì trạng thái no, phù hợp trong điều kiện sinh tồn, chờ cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh đó, các loại protein khác từ thực vật (đậu checkpea, hạt điều) và protein từ động vật (thịt gà) cũng được sử dụng trong công thức chế tạo sản phẩm. Nhóm thực phẩm giàu lipid từ hạt điều, dầu ăn được lựa chọn cho quá trình sản xuất KPA cứu sinh với các thành phần dinh dưỡng phù hợp cho chế tạo khẩu phần ăn dã chiến [6]. Để đạt yêu cầu năng lượng trên 350 Kcal/100 g, chúng tôi dựa vào Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm [6] và chỉ tiêu chất lượng chính của nguyên liệu đầu vào sử dụng, ước tính giá trị dinh dưỡng trong mỗi loại thực phẩm chính để xây dựng công thức theo các nhóm thực phẩm có độ hấp thụ nước giảm dần lần lượt từ N1, N2, N3 (bảng 2), từ đó, xác định khối lượng dự kiến đối với mỗi thành phần dinh dưỡng. Đối với người trưởng thành, nhu cầu protein tối thiểu cần đạt từ 12-14%, lipid cần thiết ở mức 18-20%, glucid ở mức 61-70% [7]. Trong nghiên cứu này, để xây dựng công thức KPA cứu sinh đáp ứng đồng thời mức năng lượng cao và khối lượng gọn nhẹ, tỉ lệ thành phần glucid, lipid, protein (theo năng lượng) được điều chỉnh lần lượt là 50-60%, ≥ 25%, 12-20%. Theo đó, tỉ lệ khối lượng đường trong sản phẩm phải đạt từ 44-53 g, tỉ lệ lipid phải đạt từ 9,7 g và tỉ lệ protein cũng phải sử dụng từ 10-17 g (bảng 3). Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng công thức chế tạo sản phẩm đạt mức năng lượng theo yêu cầu đặt ra trong trường hợp cứu sinh cho bộ đội. Bảng 2. Khảo sát thành phần dinh dưỡng trong mỗi nhóm thực phẩm. Các chất sinh năng lượng (g/100g) Chất Tên Năng lượng Vitamin TT Protein Lipid khoáng thực phẩm Carbohydrate (Kcal/100 g) chủ yếu ĐV TV ĐV TV chính N1 Gạo lứt 7,5 2,7 72,8 345 Fe, Mg B1, B2 Maltodextrin 99,0 396 N2 Trehalose 99,0 396 Đậu tương 34,0 18,4 24,6 400 Fe, Ca B5, B6 Thịt gà sấy 79,8 319 Fe, Ca B1,B2 Điều 18,4 46,3 28,7 605 Mg, Ca PP, B5, E N3 Dầu 100 900 E Ca, Na, B1, B2, Sốt cà chua 1,5 0,2 4,5 20 K, Mg, B3, B5, *Ghi chú: ĐV: từ nguồn động vật; TV: từ nguồn thực vật; N1, N2, N3: Nhóm thực phẩm sinh năng lượng. Bảng 3. Xác định khối lượng các thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm Tỷ lệ năng Khối lượng tính toán Năng lượng/100g Thành phần lượng (%) (g/100g) (Kcal) Carbohydrate 50-60 44-53 175-210 Lipid ≥ 25 ≥ 9.7 ≥ 87 Protein 12-20 10-17 42-70 Thành phần không sinh - Vừa đủ 100 g - năng lượng (nước, phụ gia) Tổng năng lượng 100 ≥ 350 3.2. Xây dựng công thức và quy trình sản xuất KPA cứu sinh Các công thức chế tạo sản phẩm được thiết kế để đảm bảo chỉ số hoạt độ nước không quá 0,85, cấu dinh dưỡng và mức năng lượng của sản phẩm đạt theo tính toán (bảng 4). Kết quả trên cho thấy, các công thức đưa ra đều đáp ứng mức năng lượng lớn hơn 350 Kcal/100g, hoạt độ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 77, 02 - 2022 107
  5. Hóa học & Môi trường nước nhỏ hơn 0,85. Trong đó, công thức 5 (CT5) cho tỉ lệ protein ở mức cao nhất là 15,06% Kcal; sản phẩm có cảm quan tốt, vị ngọt thanh đáp ứng tiêu chí cho sản xuất KPA. Do đó, chúng tôi lựa chọn công thức 5 làm công thức chế tạo KPA cứu sinh. Bảng 4. Đánh giá lựa chọn công thức chế tạo sản phẩm. Chỉ tiêu phân tích CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 Hoạt độ nước (aw) 0,844 0,844 0,840 0,836 0,845 Năng lượng (Kcal) 352 351 351 355 356 Hàm lượng protein (% Kcal) 10,04 12,06 13,6 14,7 15,06 Mềm, Mềm, ngọt Mềm, ngọt Đặc sệt, Mềm, ngọt, Trạng thái/cảm quan ngọt ngọt thanh Quá trình sản xuất sản phẩm quy mô 60 kg/mẻ được thực hiện trên hai thiết bị chính là thiết bị đồng hóa và thiết bị chiết tuýp với các bước chính được thể hiện trong sơ đồ hình 1. Cụ thể, các nguyên liệu dạng bột khô được tiến hành xay nhuyễn và rây trước khi sử dụng để đảm bảo thể trạng đồng nhất của sản phẩm. Các nguyên liệu lỏng cần được đưa vào thiết bị đồng hóa trước, làm nóng đến 70-80ºC trước khi hỗn hợp bột khô được đưa vào và khuấy trộn trong thời gian 30 phút. Tốc độ khuấy đảm bảo không tạo bọt trong hỗn hợp trước khi chiết. Quá trình chiết tuýp được thực hiện bởi thiết bị chiết tuýp với chế độ tự động 10 giây/tuýp. Tuýp sau khi chiết được kiểm tra bọt khí, đóng nắp kín và khử trùng trong điều kiện nhiệt độ 115ºC, thời gian 25 phút. Sau khi khử trùng, các tuýp được làm lạnh nhanh ở 20 ºC, bảo ôn ở nhiệt độ phòng trong thời gian 15 ngày và phân tích các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Hình 1. Quy trình sản xuất KPA cứu sinh. 3.3. Đánh giá chất lượng và độ ổn định của KPA cứu sinh Sau thời gian bảo ôn 15 ngày, sản phẩm được phân tích đánh giá các chỉ tiêu về dinh dưỡng, vi sinh vật tại Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia. Kết quả phân tích ở bảng 5 cho thấy, sản phẩm đạt yêu cầu về VSATTP theo Quy định 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, với tổng mức năng lượng là 409-427 Kcal/tuýp, tương đương 2045-2135 Kcal/KP (5 tuýp) đảm bảo tiêu chí về năng lượng theo yêu cầu đặt ra. Kết quả phân tích các chỉ số năng 108 T. L. Anh, …, N. K. H. Việt, “Nghiên cứu xây dựng công thức … độc lập trên biển.”
  6. Nghiên cứu khoa học công nghệ lượng cho thấy hàm lượng carbohydrate, lipid, protein lần lượt đạt là 51,68%, 33,12% và 15,05%. Tỷ lệ cơ cấu năng lượng này đáp ứng yêu cầu theo tính toán, phù hợp trong điều kiện cứu sinh, đáp ứng mức năng lượng cho chuyển hóa cơ bản, giúp duy trì sự sống và hoạt động cho bộ đội trong các quá trình tác chiến, làm nhiệm vụ độc lập trên biển. Độ ổn định của KPA cứu sinh được đánh giá trong điều kiện lão hóa cấp tốc sau 6 tháng (nhiệt độ 40ºC, độ ẩm 75%) vẫn đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng. Để đánh giá thời gian sử dụng, các mẫu sẽ tiếp tục được theo dõi trong điều kiện bảo quản thông thường và định kì kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng. Bảng 5. Kết quả kiểm nghiệm chất lượng khẩu phần ăn cứu sinh. TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp phân tích Kết quả Mức yêu cầu 1 Năng lượng Kcal/100g NIFC.02.M.06 356 ≥ 350 2 Protein g/100 g NIFC.02.M.03 13,4 10-17 3 Lipid g/100 g NIFC.02.M.04 13,1 ≥ 9,7 4 Carbohydrate g/100 g NIFC.02.M.06 46,0 44-53 5 Salmonella CFU/25g TCVN 10780-1:2017 KPH Không có 6 Cl. botulinums CFU/2g AOAC 977.26:1997 KPH Không có 7 S. aureus CFU/g TCVN 4830-1:2005 KPH 3 8 L. monocytogenes CFU/g ISO 11290-2:2017 KPH Không có 9 Tổng VSVHK CFU/g TCVN 4884-1:2015 KPH 104 10 Cl. perfrigens CFU/g TCVN 4991:2005 KPH 10 11 B. cereus CFU/g TCVN 4992:2005 KPH 10 12 Coliform CFU/g TCVN 6848:2007 KPH 10 13 E. coli CFU/g TCVN 7924-2:2008 KPH Không có 14 Nấm men, nấm mốc CFU/g TCVN 8275-2:2010 KPH 102 4. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng được công thức KPA cứu sinh và áp dụng sản xuất ở quy mô 60 kg/mẻ phù hợp với thiết bị được trang bị. KPA cứu sinh đáp ứng mức năng lượng hơn 2000 Kcal/ngày; tỉ lệ carbohydrate, lipid, protein lần lượt là 51,68%, 33,12% và 15,05%. Sản phẩm ổn định sau 6 tháng thử nghiệm lão hóa cấp tốc ở nhiệt độ 40ºC và độ ẩm 75%. Từ kết quả đạt được, KPA cứu sinh tiếp tục được hoàn thiện cho bộ đội Hải quân sử dụng trong điều kiện hoạt động, tác chiến độc lập hoặc trong các tình huống cần cứu hộ, cứu sinh trên biển. Lời cảm ơn: Chúng tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí từ Nhiệm vụ sản xuất loạt “0” cấp Bộ Quốc phòng: “Sản xuất bộ trang bị sinh tồn cho bộ đội trong điều kiện hoạt động độc lập trên biển”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. FAO/WHO/UNU, “Human energy requirements,” Report of a Joint FAO/WHO/UNU Expert Consultation: Rome (2001), pp. 17-24. [2]. Gerald A. Darsch, “Operational rationals of the department of denfense”, U.S. Army Natick Soldier Research Development & Engineering Center (NSRDEC) (2010). [3]. Greenwood M.R.C., Oria M., “Use of dietary supplements by military personnel”, National Academy Press (2008). [4]. Robin A. M., Sally D. P., “Milk protein for improved metabolic health: a review of the evidence”, Nutrition & Metabolism, Vol.10, No. 46 (2013), pp 1-13. [5]. Patricia A. D., Teresa K., Lori T., Stacey Z., Christiane M., “The Special Operations Forces Nutrition Guide”, Navyseal (2012). [6]. Viện Dinh dưỡng, “Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học (2007) (in Vietnamese). [7]. Viện Dinh dưỡng, “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học (2006), tr 22-32 (in Vietnamese). Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 77, 02 - 2022 109
  7. Hóa học & Môi trường ABSTRACT Construction formula of emergency food ration for using in independent operation conditions This article illustrated the results of studying and construction formula for producing emergency food rations. The products were designed to be simple, small in weight, eaten directly to create a balanced diet that contains carbohydrates, protein, and lipid as main components. A scale of 60 kg/batch production process was appropriately established with specialized manufacturing machines; the energy value of each 5-tube ration was about 2000Kcal that requires for basal metabolic rate; the ratios of carbohydrate, lipid, and protein were 50-60%, ≥ 25%, and 12-20% respectively. The product still retains its quality and meets food hygiene and safety standards after six months of storage in conditions of accelerated aging at 40ºC and 75% in humidity. The production of emergency food ration plays a significant role in maintaining health, strengthening spirits, and improving the quality of training of Navy forces in independent operation conditions on the sea. Keywords: Emergency food ration; Kcal; Nutrition composition; Independent operation. 110 T. L. Anh, …, N. K. H. Việt, “Nghiên cứu xây dựng công thức … độc lập trên biển.”
nguon tai.lieu . vn