Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY NGOẠI KHÓA MÔN HỌC VÕ VOVINAM CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN NGỌC HIỂN QUẬN NINH KIỀU - TP. CẦN THƠ Lương Minh Cường Trường THPT Phan Ngọc Hiển, TP. Cần Thơ TÓM TẮT Đề tài đã tiến hành xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP Cần Thơ. Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh nam – nữ khối 11 năm học 2019 – 2020. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh hiệu quả của chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Vovinam đề tài đã xây dựng có tác dụng nâng cao thể chất cho học sinh của Nhà trường. Từ khóa: nghiên cứu, xây dựng, chương trình giảng dạy, ngoại khóa, môn học vovinam, học sinh, khối 10, THPT, Phan Ngọc Hiển, TP. Cần Thơ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay bộ GD-ĐT đang có chủ trương phát triển các môn thể thao dân tộc trong nhà trường. Môn võ VOVINAM là một môn võ truyền thống của Việt Nam, được xem là môn thể thao quần chúng dễ tập luyện, không đòi hỏi cao về năng lực phẩm chất, phù hợp với mọi lứa tuổi, phong phú về chương trình tập luyện, dễ kết hợp tạo sự hưng phấn, thích thú cao nơi người tập, đặc biệt là các em học sinh – sinh viên. Dựa trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các môn võ khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý cương – nhu phối triển, VOVINAM bao gồm hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ căn bản đến phức tạp, đa dạng và phong phú về các nội dung cũng như phương pháp giảng dạy, phù hợp với thể trạng của người Việt Nam chúng ta. Vì vậy để tạo điều kiện cho các em học sinh có sức khỏe, thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy mạnh phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” trong trường phổ thông, việc đưa thêm môn võ VOVINAM vào tập luyện môn ngoại khóa, không chỉ phù hợp với điều kiện vật chất của nhà trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ. Hiện nay khung phân phối chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã quy định: số tiết dành cho môn học thể dục của trường THPT là 70 tiết trong cả năm học (gồm 37 tuần). Trong đó, học kỳ I là 19 tuần (36 tiết), học kỳ II là 18 tuần (34 tiết). Trong cả năm học, học sinh phải học các môn điền kinh bắt buộc là 50 tiết và môn thể dục tự chọn là 12 tiết. Tuy nhiên tùy tình hình cụ thể và được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các giáo viên có thể sắp xếp và giảng dạy các môn học ngoại khóa sao cho hợp lý để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. 755
  2. Bản thân là giáo viên phụ trách môn GDTC của trường, xuất phát từ thực tiễn của công tác giảng dạy tại trường THPT Phan Ngọc Hiển được Ban Giám Hiệu, tổ GDTC giao trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy về môn thể dục tự chọn ngoại khóa cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, và các em sinh viên có thể áp dụng được trong cuộc sống hằng ngày, để nâng cao sức khỏe. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP Cần Thơ, năm học 2019 – 2020” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ - Đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong nghiên cứu khoa học giáo dục và thể dục thể thao như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp kiểm tra sư phạm; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP Cần Thơ Để lựa chọn và xây dựng chương trình giảng dạy môn võ Vovinam tại Trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ đề tài tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Hệ thống hóa các nội dung đã được sử dụng trong công tác giảng dạy môn Vovinam cho học sinh, sinh viên tại các trung tâm võ thuật của các trường THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học trên địa bàn TP. Cần Thơ đồng thời qua tham khảo các tài liệu chuyên môn, các giáo án, chương trình huấn luyện giảng dạy môn võ Vovinam. Đề tài đã tổng hợp được các nội dung để xây dựng chương trình giảng dạy cho đối tượng là học sinh khối 11 trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP Cần Thơ. Bước 2: Để đưa môn thể thao tự chọn Vovinam vào chương trình GDTC ngoại khóa của Trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP Cần Thơ và thu được kết quả cao chúng tôi dùng phiếu phỏng vấn, để xin ý kiến các chuyên gia, các HLV, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn về giảng dạy môn võ Vovinam. Sau bước này chúng tôi lựa chọn được các nội dung để xây dựng chương trình giảng dạy cho học sinh của trường. Từ tổng số các nội dung được lựa chọn sơ bộ ở bước 1. Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn (phụ lục 1), để thu thập ý kiến 12 chuyên gia, huấn luyện viên và các nhà chuyên môn. Phiếu phỏng vấn được gửi đi 2 lần mỗi lần cách nhau 30 ngày giá trị sử dụng các nội dung được xác định theo tỉ lệ % ý kiến tán thành. Trong đó TS 02 người chiếm tỷ lệ 16.7%, ThS 10 người, chiếm tỷ lệ 83%. 756
  3. Ở hai lần phỏng vấn những chỉ tiêu nào trong phỏng vấn lần thứ nhất được đánh giá cao. Ngược lại những chỉ tiêu nào được đánh giá thấp trong lần một thì cũng được đánh giá thấp trong lần hai. Do thất thoát trong khi gởi và thu phiếu nên chúng tôi chỉ tổng hợp được 10 phiếu theo yêu cầu. Đề tài đã tiến hành kiểm định Wilcoxon để đảm bảo có sự đồng nhất ý kiến giữa 2 lần phỏng vấn. Kết quả kiểm định được trình bày ở bảng 1 sau: Bảng 1: Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn Test Statisticsb Phỏng vấn Test lần 1 - lần 2 Z -698a Asymp. Sig. (2-tailed) = P 0.512 a. Based on negative ranks. b. Wilcoxon Signed Ranks Test Đặt giả thuyết Ho có hai giá trị trung bình của tổng thể là như nhau. Từ kết quả tính toán bảng 3.7, cho thấy kiểm định giữa 2 lần phỏng vấn của các nội dung giảng dạy cho học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP Cần Thơ có P= 0.512 > 0.05. Vì vậy, giả thuyết Ho đưa ra là đúng với việc kiểm định, nên kết quả phỏng vấn 2 lần không có sự khác biệt, hai giá trị trung bình của tổng thể là như nhau. Bước 3: Để tiến hành việc xây dựng chương trình giảng dạy môn võ Vovinam cho học sinh thông qua các nội dung đã được lựa chọn trên (là những nội dung có trên 70 % số phiếu tán thành khi phỏng vấn). Bao gồm những nội dung sau: 1. Lý thuyết: - Ý nghĩa, tác dụng và lịch sử ra đời, phát triển của môn võ Vovinam. - Những nghi lễ trong môn võ Vovinam. - Nguyên lý cơ bản của các kỹ thuật trong môn võ Vovinam. - Luật thi đấu Vovinam. 2. Về kỹ thuật: * Tấn Pháp: + Nghiêm lễ tấn + Lập tấn cao + Lập tấn thấp + Trung bình tấn + Đinh tấn + Trảo mã tấn + Tọa tấn * Các lối đấm: + Đấm thẳng + Đấm móc + Đấm lao + Đấm múc 757
  4. + Đấm phạt ngang (đánh búa) + Đấm bật ngược (đánh gõ) *Các lối gạt cạnh tay: + Gạt cạnh tay số 1 + Gạt cạnh tay số 2 + Gạt cạnh tay số 3 + Gạt cạnh tay số 4 * Các lối chém: + Chém cạnh tay số 1 + Chém cạnh tay số 2 + Chém cạnh tay số 3 + Chém cạnh tay số 4. * Các lối đá trong Vovinam: + Đá thẳng + Đá tạt + Đá cạnh + Đá đạp ngang * Các thế chiến lược: + Chiến lược số 1 + Chiến lược số 2 + Chiến lược số 3 + Chiến lược số 4 + Chiến lược số 5 + Chiến lược số 6 + Chiến lược số 7 + Chiến lược số 8 + Chiến lược số 9 + Chiến lược số 10. 3. Bài Quyền: + Bài Thập Tự Quyền + Bài Long Hổ Quyền. 4. Những bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn. + Những bài tập căng cơ ép dẻo + Bài tập phát triển tay + Bài tập phát triển chân + Trò chơi bổ trợ. 758
  5. Sau khi lựa chọn được nội dung giảng dạy chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu đúc rút được những yêu cầu về cấu trúc tiết học, cách biên soạn và phương pháp giảng dạy môn võ Vovinam, phù hợp với đặc thù giảng dạy khi lên lớp với thời lượng 120 phút (2 tiết) để tiến hành xây dựng chương trình phù hợp. Chương trình học tự chọn Vovinam được chúng tôi xây dựng với số tiết là 60 tiết, chia ra làm hai học kì, học kì I là 30 tiết, học kỳ II là 30 tiết, mỗi tuần học 2 tiết, mỗi tiết 60 phút. Nội dung chương trình giảng dạy và tiến trình biểu giảng dạy khi thực nghiệm được chúng tôi trình bày tại phần phụ lục. Bảng 2: Bảng phân phối thời gian chương trình môn Vovinam tại Trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ Năm học Nội dung giảng dạy môn võ Vovinam Thời lượng Tổng số tiết - Lý thuyết 2 - Thực hành + Các kỹ thuật cơ bản Học kỳ I + Quyền 26 30 tiết + Thể lực + Thi đấu - Thi kết thúc học phần 2 - Lý thuyết 2 - Thực hành + Các kỹ thuật cơ bản Học kỳ II + Quyền 26 30 tiết + Thể lực + Thi đấu - Thi kết thúc học phần 2 Bước 4: Ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy môn võ Vovinam vào giờ thể dục ngoại khóa năm học 2019 – 2020 tại trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP Cần Thơ. Đề tài tổ chức thực nghiệm sư phạm theo hình thức so sánh trình tự song song trên 2 nhóm học sinh của khối lớp 11 trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ theo phương pháp ngẫu nhiên gồm: - Nhóm thực nghiệm: Bao gồm học sinh, khối lớp 11 gồm 70 học sinh (35 học sinh nam + 35 học sinh nữ) của trường sẽ học theo chương trình giảng dạy cơ bản Vovinam được xây dựng ở đề tài trong suốt thời gian thực nghiệm. - Nhóm đối chứng: Bao gồm học sinh, khối lớp 11 gồm 70 học sinh (35 học sinh nam + 35 học sinh nữ) của trường sẽ học theo chương trình giảng dạy cơ bản Vovinam không theo chương trình biên soạn và xây dựng mới (học tập theo yêu cầu giáo viên lên lớp). Cả hai nhóm đều tập luyện trong thời gian 60 tiết môn Vovinam ngoại khóa trong cả năm học theo chương trình. Được bố trí giảng dạy vào học kỳ 1 và 2 của năm 2019 - 2020. Thời gian tập luyện 1 buổi/tuần (mỗi buổi là 2 tiết học). 759
  6. Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng từ tháng 9/2019 đến 22/6/2020 gồm 9 tháng, chia làm 2 học kỳ: - Học kỳ I từ 02/9/2019 đến 13/12/2019 (gồm 15 tuần là 30 tiết). - Học kỳ II từ 4/05/2020 đến 22/6/2020 (gồm 7,5 tuần là 30 tiết). Học kỳ II thực nghiệm 7,5 tuần, mỗi tuần 4 tiết bởi các lý do sau: Học kỳ II: Do dịch Covid – 19, ảnh hưởng đến thời gian học tập của học sinh, các em trở lại học tại trường từ ngày 04 – 05 – 2020, được sự đồng ý của BGH nhà trường, GV đã cho các em học ngoại khóa môn Vovinam HK II, một tuần 2 buổi, mỗi buổi 2 tiết cho đến ngày 22 – 06 – 2020, để đảm bảo khối lượng lên lớp và thực nghiệm. Điều kiện tập luyện của các nhóm như nhau theo giờ học GDTC của nhà trường. Cả hai nhóm tập đều có giáo viên hướng dẫn (trình độ giáo viên tương đồng). Sau mỗi giai đoạn, đều tiến hành kiểm tra đánh giá các chỉ số phát triển tố chất thể lực theo tiêu chuẩn đánh giá rèn luyện thân thể nhằm đánh giá sự phát triển thể chất. Các chỉ tiêu thể lực kiểm tra lần sau phải cao hơn lúc ban đầu mới đạt yêu cầu. 2.2 Đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ 2.2.1 Kết quả thực nghiệm ban đầu học sinh nam, nữ khối 11 của Trường THPT Phan Ngọc Hiển – Ninh Kiều – TP Cần Thơ, năm học 2019 - 2020 Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng và các tố chất thể lực của học sinh nam, nữ khối lớp 11 trường THPT Phan Ngọc Hiển – Ninh Kiều – TP Cần Thơ của hai nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng trước thực nghiệm ở học kì I được chúng tôi trình bày tại bảng 3, bảng 4: Bảng 3: Kết quả so sánh thể chất giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng của nam học sinh lớp 11 trước thực nghiệm (n=35) Đối chứng Thực nghiệm TT TEST t P 1 Chiều cao (cm) 166.33 2.99 164.58 5.84 1.69
  7. Bảng 4: Kết quả so sánh thể chất giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng của nữ học sinh lớp 11 trước thực nghiệm (n=35) Đối chứng Thực nghiệm TT TEST t P 1 Chiều cao (cm) 154.63 5.41 154.95 5.19 -0.27
  8. 7 Gập bụng 30s 21.8 2.82 22.65 2.74 3.82 15.04 >0.05 8 Chạy 4x10m (s) 11.61 0.89 11.6 0.89 0.09 1.82 >0.05 9 Lực bóp tay (kg) 40.54 1.87 40.81 1.66 0.66 1.87 >0.05 10 Chạy tùy sức 5 phút (m) 999.78 32.29 10007 11.85 0.71 1.62 >0.05 * Nam sinh lớp 11 nhóm đối chứng: kết quả bảng 5 cho thấy - Về hình thái: cả 3 chỉ số chiều cao, cân nặng, quetelet đều có sự tăng trưởng, có W% = 0.19– 2.17%, trong đó test chiều cao tăng trưởng không có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P>0.05, vì có t = 1.5 < t 0.05 = 1.96. Ngoài ra test cân nặng và quetelet tăng trưởng có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất vì có t = 9.35- 14.65. - Về chức năng: Công năng tim nhóm nam đối chứng tăng trưởng W=-9,5% sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05, vì có t = 5.287> t0,001 = 3.291. - Về thể lực: cả 6/6 test đều có sự tăng trưởng, có W%= 0.9 – 3.82%, trong đó có 2/6 test (bậc xa, gập bụng) sự tăng trưởng có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t 0.05 = 1.96. ngoài ra có 4/6 test (chạy 30m, chạy 4x10 m, chạy 5 phút, lực bóp tay thuận) sự tăng trưởng không có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P>0.05, vì đều có t = 1.62– 1.87 < t 0.05 = 1.96. Bảng 6: Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái, thể lực của nữ học sinh lớp 11 nhóm đối chứng sau thực nghiệm (n=35) Lần 1 Lần 2 TT TEST W% t P 𝛿 𝛿 1 Chiều cao (cm) 154.63 5.41 155.01 5.08 0.25 5.55 0.05 9 Lực bóp tay (kg) 30.31 1.89 30.93 1.83 2.02 13.59 >0.05 10 Chạy tùy sức 5 phút (m) 780.05 59.62 784.38 57.4 0.55 1.9 >0.05 * Nữ sinh lớp 11 nhóm đối chứng: kết quả bảng 3.13 cho thấy, - Về hình thái: cả 3 chỉ số chiều cao, cân nặng, quetelet đều có sự tăng trưởng, có W% = 0.25– 1.25%, sự tăng trưởng có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t 0.05 = 1.96. - Về chức năng: Công năng tim nhóm nữ đối chứng tăng trưởng W= -5,4% sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05, vì có t = 5.287> t0,001 = 3.291. 762
  9. - Về thể lực: cả 6/6 test đều có sự tăng trưởng, có W%= 0.08 – 5.53%, trong đó có 2/6 test (lực bóp tay thuận, gập bụng) sự tăng trưởng có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t 0.05 = 1.96. Ngoài ra có 4/6 test (chạy 30m, chạy 4x10m, chạy 5 phút, bật xa) sự tăng trưởng không có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P>0.05, vì đều có t = 1.41– 1.9 < t 0.05 = 1.96. * Nam sinh lớp 11 nhóm thực nghiệm: kết quả tính toán bảng 3.14 cho thấy - Về hình thái: cả 3 chỉ số chiều cao, cân nặng, quetelet đều có sự tăng trưởng, có W% = 1.03– 4.54%, sự tăng trưởng có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t 0.05 = 1.96. - Về chức năng: Công năng tim nhóm nam thực nghiệm tăng trưởng W= -13.7% sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05, vì có t = 5.287> t0,001 = 3.291. - Về thể lực: cả 6/6 test đều có sự tăng trưởng, có W%= 2.86- 12.93%, sự tăng trưởng có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t 0.05 = 1.96. Nhịp tăng trưởng trung bình các chỉ số hình thái và các test thể lực của nam sinh lớp 11 nhóm thực nghiệm được biểu thị qua biểu đồ 3.3 * Nữ sinh lớp 11 nhóm thực nghiệm: kết quả tính toán bảng 3.15. cho thấy - Về hình thái: cả 3 chỉ số chiều cao, cân nặng, quetelet đều có sự tăng trưởng, có W% = 0.66– 2.27%, sự tăng trưởng có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t 0.05 = 1.96. - Về chức năng: Công năng tim nhóm nữ thực nghiệm tăng trưởng W= -15.2% sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05, vì có t = 5.287> t0,001 = 3.291. - Về thể lực: cả 6/6 test đều có sự tăng trưởng, có W%= 3.46 – 12.88%, sự tăng trưởng có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Pt 0.05 = 2.01. Bảng 7: Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái, thể lực của nữ học sinh lớp 11 nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (n=35) Lần 1 Lần 2 TT TEST W% t P 1 Chiều cao (cm) 154.95 5.19 155.98 4.79 0.66 9.41 0.05 9 Lực bóp tay (kg) 30.65 2.04 31.73 1.9 3.46 9.21 >0.05 10 Chạy tùy sức 5 phút (m) 780.13 74.29 845.75 71.94 8.07 20.05 >0.05 763
  10. 2.2.2 Tổng hợp đánh giá sự tăng tiến về chỉ số hình thái chức năng và thể lực qua 1 năm học tập chương trình giảng dạy ngoại khóa Vovinam Tổng hợp đánh giá sự tăng tiến về chỉ số hình thái chức năng và thể lực qua 1 năm học tập chương trình giảng dạy môn Vovinam ngoại khóa của học sinh, nam nữ lớp 11 trường THPT Phan Ngọc Hiển – Q. Ninh Kiều – TP Cần Thơ. Chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình của nam, nữ nhóm thực nghiệm sau 1 năm học với tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam lứa tuổi 17 và tiêu chuẩn thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. So sánh với thực trạng thể chất người VN cùng lứa tuổi, kết quả so sánh được trình bày trên bảng 8, bảng 9: Thông qua bảng từ bảng 3.17 và 3.18 có thể nhận thấy: trước thực nghiệm, nhóm thực nghiệm của THPT Phan Ngọc Hiển, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ có một số chỉ số nằm trong khoảng trung bình và yếu so với giá trị tiêu chuẩn thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi. Có nhiều chỉ số thu được có giá trị ttính < tbảng với độ tin cậy P > 0.05. Chỉ riêng chiều cao, các em có sự vượt trội hơn hẳn. Sau 1 năm thực nghiệm tập luyện môn bóng đá fusal, trình độ thể lực của các em học sinh nhóm thực nghiệm trường THPT Phan Ngọc Hiển, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ đều được cải thiện. Thành tích tăng lên mức tốt và khá ở tất cả các Test kiểm tra. Sự khác biệt thể hiện rất rõ thông qua giá trị ttính với độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P
  11. Bảng 9: Kết quả so sánh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm nữ lớp 11 sau 1 năm với tiêu chuẩn TC người VN, Tiêu chuẩn thể lực lứa tuổi 17 THPT Phan Ngọc Thể chất người Tiêu chuẩn Độ tin Chỉ tiêu Hiển Cần Thơ VN (2001) RLTT cậy X2 2 X 0 0 Tốt Đạt P Chiều cao(cm) 155.98 4.79 153.3 4,906 15 1
  12. 3. KẾT LUẬN Đề tài tiến hành xây dựng được nội dung, tiến trình và bảng phân phối chương trình thực nghiệm giảng dạy môn võ Vovinam một cách có hệ thống, bài bản và khoa học đã được Ban giám hiệu trường phê duyệt cho thực nghiệm kiểm chứng trên đối tượng học sinh khối 11 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ nhằm mục đích xác định tính hiệu quả thực tế của chương trình. Chương trình thực nghiệm được thực hiện ở học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm học 2019 - 2020, với tổng thời gian chương trình là 60 tiết, phân chia thành hai học kỳ, mỗi học kỳ 30 tiết (gồm 15 tuần), mỗi tuần học một buổi, mỗi buổi học 2 tiết. Nhưng do ảnh hưởng dịch COVID -19, học kỳ I vẫn là 30 tiết (15 tuần), mỗi tuần học một buổi, mỗi buổi học 2 tiết, riêng học kỳ II vẫn là 30 tiết (7,5 tuần), mỗi tuần học hai buổi, mỗi buổi học 2 tiết, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, không ảnh hưởng đến nội dung chương trình thực nghiệm. Giáo viên giảng dạy môn võ Vovinam có trình độ tốt nghiệp đại học chuyên ngành. Sự phát triển thể chất – ngoại khóa môn võ Vovinam cho học sinh Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ có sự khác biệt và được cải thiện đáng kể so với trước khi học tập ngoại khóa. Kết quả cho thấy chỉ số về hình thái giữa hai nhóm TN và ĐC không có sự khác biệt, với P>0,05. Nhưng các chỉ số về chức năng và thể lực giữa hai nhóm TN và ĐC có sự khác biệt W% từ 7% đến 17%, nhóm TN phát triển và tốt hơn nhóm ĐC với P< 0,05 – 0,001. Thành tích ở các test kiểm tra tăng lên mức tốt và khá so với tiêu chuẩn thể lực và tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam lứa tuổi 17. Điều đó thể hiện tính hợp lý của chương trình giảng dạy môn võ Vovinam ngoại khóa tại trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT: Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008, V/V Ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 2. Dương Nghiệp Chí (2002), Điều tra đánh giá thực trang thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi. Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 3. Dương Nghiệp Chí (1984) - Lý luận Đo lường TDTT– NXB Tp. HCM. 4. Mai Văn Muôn – Nguyễn Đăng Chiêu (2005) – Phương Pháp nghiên cứu khoa học TDTT – NXB TDTT. 5. Nguyễn Đăng Chiêu (2005) – Sinh lý học – NXB TDTT. 6. Liên Đoàn Vovinam Việt Nam, Kỹ thuật Vovinam – Việt Võ Đạo (tập 1), 02/2009. 7. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục Thể thao – NXB TDTT Hà Nội. 8. Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp Thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội. 9. Đỗ Vĩnh – Huỳnh Trọng Khải (2008), Thống kê học thể thao, NXB TDTT. 766
nguon tai.lieu . vn