Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI TUYỂN TRẺ NỮ BÓNG CHUYỀN LỨA TUỔI 16 - 18 TỈNH VĨNH LONG ThS. Võ Phước An Trường Đại học Kiên Giang TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn 30 huấn luyện viên, giáo viên, giảng viên thuộc các Trường Đại học, Cao đẳng và các Câu lạc bộ trong nước kết hợp phương pháp thực nghiệm sư phạm. Nghiên cứu đã xác định 7 test đánh giá thể lực và đã chọn ra 11 bài tập nhằm để nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long. Thông qua kết quả thống kê của thực nghiệm sư phạm sau 6 tháng tập luyện thì thành tích của 7 test được chọn đều tăng trưởng hơn trước thực nghiệm. Từ khóa: Bóng chuyền nữ, Huấn luyện viên, Thể lực chuyên môn, Vĩnh Long. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vĩnh Long là một đơn vị có phong trào bóng chuyền mạnh trong Tỉnh nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Bóng chuyền nữ tỉnh Vĩnh Long đã từng đạt được những thành tích đáng kể trong các giải. Tuy nhiên để duy trì được đội bóng cũng như là danh tiếng của một đội bóng trong khu vực thì những vận động viên (VĐV) trẻ ngoài có khả năng chơi bóng tốt, thể lực chuyên môn cũng là một yếu tố rất quan trọng. Với vai trò là một cộng tác huấn luyện và được tham gia huấn luyện thể lực chuyên môn cho đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long với mong muốn góp phần nâng cao thể lực chuyên môn cho các em có được một thể lực tốt hơn để có thể tập luyện tốt cũng như khi ra thi đấu cùng với các đội bạn. Vì thế đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp thống kê toán nhằm xác định một số test để đánh giá các bài tập nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long sau 6 tháng tập luyện. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Xác định một số test đánh giá thể lực chuyên môn cho đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long Để xác định chỉ số đánh giá thể lực chuyên môn đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long bằng cách phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu các chuyên gia, huấn luyện viên (HLV), các đồng nghiệp giảng dạy môn bóng chuyền ở các Trường Cao đẳng, Đại học và các Câu lạc bộ trong nước. Kết quả phỏng vấn lần 1 là 30 phiếu và lần 2 là 28 phiếu; giá trị sử dụng các test được xác định theo tỉ lệ % ý kiến tán thành. 421
  2. Từ kết quả của 2 lần phỏng vấn bằng phiếu cho thấy: tỷ lệ ý kiến đồng ý của các chuyên gia, HLV, các đồng nghiệp giảng dạy môn bóng chuyền ở các Trường Cao đẳng, Đại học và các Câu lạc bộ trong nước về các test có ý nghĩa dùng để đánh giá thể lực chuyên môn cho đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long. Bảng 2.1: Kết quả phỏng vấn các test đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long Lần 1 (n1=30) Lần 2 (n2=28) Tỷ lệ % Tỷ lệ % STT TEST Không Đồng Không X2 Đồng ý đồng ý ý đồng ý (a) (b) (c) (d) 1 Bật xa tại chỗ (cm) 83.33 16.67 89.29 10.71 0.435 2 Bật cao tại chỗ (cm) 96.67 3.33 96.43 3.57 0.002 3 Bật cao có đà (cm) 90.00 10.00 96.43 3.57 0.947 4 Bật cao liên tục (lần) 36.67 63.33 46.43 53.57 0.569 5 Ném bóng rỗ bằng 2 tay (cm) 33.33 66.67 42.86 57.14 0.558 6 Ném bóng chuyền bằng 2 tay (cm) 43.33 56.67 46.43 53.57 0.056 7 Chạy 20m xuất phát cao (s) 86.67 13.33 89.29 10.71 0.094 8 Chạy 30m xuất phát cao (s) 56.67 43.33 60.71 39.29 0.098 9 Chạy ziczac (9-3-6-3-9) (s) 86.67 13.33 92.86 7.14 0.605 10 Chạy con thoi 6 x 9m (s) 60.00 40.00 57.14 42.86 0.049 11 Chạy cây thông 92m (s) 90.00 10.00 100.00 0.00 3.053 12 Dẽo gập thân (cm) 40.00 60.00 42.86 57.14 0.049 13 Nằm sấp chống đẩy (lần) 30.00 70.00 39.29 60.71 0.552 14 Bật 3 bước liên tục (cm) 93.33 6.67 100.00 0.00 2.000 Từ bảng 2.1, tỉ lệ phần trăm 2 lần phỏng vấn của các test có X2 từ 0.002 đến 3.053 đều nhỏ hơn 3.84 (X2 = 0.002 … 3.053 < 3.84), nên sự khác biệt của 2 lần phỏng vấn không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0.05. Điều đó chứng tỏ rằng các test có đủ điều kiện để đánh giá thể lực chuyên môn của đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long: - Bật xa tại chỗ (cm) - tương ứng với 83.33% và 89.29%. - Bật cao tại chỗ (cm) - tương ứng với 96.67 % và 96.43%. - Bật cao có đà (cm) - tương ứng với 90.00% và 96.43%. - Bật 3 bước liên tục (cm) - tương ứng với 93.33% và 100.00%. - Chạy 20m xuất phát cao (s) - tương ứng với 86.67% và 89.29%. - Chạy ziczac (9-3-6-3-9) (s) - tương ứng với 86.67% và 92.86%. - Chạy cây thông 92m (s) - tương ứng với 90.00% và 100.00%. 422
  3. 2.2 Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long 2.2.1 Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long Đề tài tiến hành kiểm tra sau khi xác định các test đánh giá thể lực chuyên môn đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long. Chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn cho các VĐV, kết quả thu được ở (bảng 2.2) như sau: Bảng 2.2: Tổng hợp thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long THAM SỐ STT TÊN TEST X S Cv% ε 1 Bật xa tại chỗ (cm) 203.33 13.12 6.45 0.04 2 Bật cao tại chỗ (cm) 51.25 3.27 6.38 0.04 3 Bật cao có đà (cm) 58.00 4.97 8.56 0.05 4 Bật 3 bước liên tục (cm) 653.08 24.14 3.70 0.02 5 Chạy 20m xuất phát cao (s) 3.62 0.13 3.68 0.02 6 Chạy ziczac (9-3-6-3-9) (s) 8.17 0.33 4.05 0.03 7 Chạy cây thông 92m (s) 25.04 0.47 1.88 0.01 Kết quả nghiên cứu cho ta thấy thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu thống kê cơ bản ̅̅̅, độ lệch chuẩn (S), hệ số biên thiên (Cv), sai số tương đối như: giá trị trung bình (𝑋) (ε) cho chúng ta thấy: Hệ số biến thiên (Cv) phản ánh độ phân tán giữa các cá thể nghiên cứu nếu Cv ≤ 10% thì có độ đồng nhất cao. Độ biến thiên giao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, quần thể nhỏ và tất cả các giá trị trung bình mẫu đều đủ tính đại diện (ε < 0.05) từ đó có thể căn cứ mà thực hiện các phân tích, đánh giá tiếp theo. 2.2.2 Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long Để hệ thống hóa các bài tập cho phù hợp với đặc điểm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành gửi 30 phiếu phỏng vấn bài tập đến các chuyên gia, HLV, giáo viên giảng dạy môn bóng chuyền nhằm hệ thống lựa chọn một cách khoa học các bài tập nhằm áp dụng tập luyện để nâng cao thể lực chuyên môn đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long. Với số phiếu phát ra lần một là 30 và thu vào là 30, lần hai phát ra là 30 phiếu thu vào là 28 phiếu. Qua kết quả 2 lần phỏng vấn, chúng tôi chọn những bài tập có sự tán đồng ít nhất từ 75% trở lên (đồng ý). Chúng tôi chọn được 11 bài tập để áp dụng tập luyện nhằm nâng cao thể lực chuyên môn của đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long. - Chạy di chuyển 9-3-6-3-9 (s) – tương ứng với 83.33% và 89.29% - Chạy biến tốc biến hướng (s) – tương ứng với 80.00% và 89.29% - Chạy cây thông (s) – tương ứng với 90.00% và 96.43% 423
  4. - Gánh tạ trên vai đứng lên ngồi xuống (lần) – tương ứng với 86.67% và 96.43% - Giật tạ đòn (lần) – tương ứng với 90.00% và 96.43% - Bật chắn bóng liên tục (s) – tương ứng với 83.33% và 85.71% - Đỡ chuyền 1 rồi di chuyển đánh bóng ở vị trí 4 liên tục (s) – tương ứng với 80.00% và 85.71% - Chạy bền (s) – tương ứng với 86.67% và 92.86% - Phát bóng vào khu 2m cuối sân (s) – tương ứng với 76.67% và 82.14% - Gõ bóng vào tường tại chỗ (s) – tương ứng với 83.33% và 92.86% - Di chuyển chuyền bóng vào tường đúng nơi qui định (s) – tương ứng với 90.00% và 92.86%. 3.3 Đánh giá hiệu quả một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long sau 6 tháng tập luyện Sau thời gian thực nghiệm 6 tháng, đề tài tiến hành kiểm tra thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, đề tài tiến hành tính toán các tham số đặc trưng như: giá trị trung bình (𝑋̅); độ lệch chuẩn (S), hệ số biến thiên (Cv), sai số tương đối (ε) của nhóm nghiên cứu thu thập được kết quả (bảng 2.3). Bảng 2.3: Tổng hợp thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long sau 6 tháng thực nghiệm THAM SỐ STT TÊN TEST X S Cv% ε 1 Bật xa tại chỗ (cm) 209.75 13.96 6.66 0.04 2 Bật cao tại chỗ (cm) 54.92 3.25 5.92 0.04 3 Bật cao có đà (cm) 61.92 4.57 7.39 0.05 4 Bật 3 bước liên tục (cm) 682.58 29.76 4.36 0.03 5 Chạy 20m xuất phát cao (s) 3.62 0.13 3.68 0.02 6 Chạy ziczac (9-3-6-3-9) (s) 8.00 0.35 4.42 0.03 7 Chạy cây thông 92m (s) 24.76 0.56 2.26 0.01 Kết quả tại (bảng 2.3) cho thấy các chỉ số ε < 0.05 điều này cho thấy giá trị trung bình mẫu đủ tính đại diện. Các chỉ số Cv ≤ 10% nên mẫu có độ đồng nhất cao hay độ phân tán của mẫu tương đối nhỏ. Vậy giá trị trung bình mẫu của tập hợp tổng có độ tin cậy cao. Để đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chuyên môn đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long sau 6 tháng tập luyện. Đề tài tiến hành so sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nhóm nghiên cứu trước và sau 06 tháng thực nghiệm thông qua chỉ số nhịp tăng trưởng thu được kết quả ở (bảng 2.4). 424
  5. Bảng 2.4: Sự tăng trưởng của các test về thể lực chuyên môn đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long sau 6 tháng tập luyện (n = 12, t05 = 2.201) STT TÊN TEST X TTN S X STN S D W% t P 1 Bật xa tại chỗ (cm) 203.33 13.12 209.75 13.96 6.42 3.09 4.82 0.05 2 Bật cao tại chỗ (cm) 51.25 3.27 54.92 3.25 3.67 6.93 13.47 0.05 3 Bật cao có đà (cm) 58.00 4.97 61.92 4.57 3.92 6.62 17.87 0.05 4 Bật 3 bước liên tục (cm) 668.08 28.06 682.58 27.76 14.50 2.14 7.52 0.05 5 Chạy 20m xuất phát cao (s) 3.68 0.15 3.62 0.13 -0.06 1.70 3.42 0.05 6 Chạy cây thông 92m (s) 25.04 0.47 24.76 0.56 -0.28 1.14 3.40 0.05 7 Chạy Ziczac (9-3-6-3-9) (s) 8.17 0.33 8.00 0.35 -0.17 2.13 3.09 0.05 Số liệu ở (bảng 2.4) cho ta thấy, sau 6 tháng tập luyện các tố chất thể lực chuyên môn của các VĐV trong đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long có sự khác biệt rõ rệt. 3. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã lựa chọn 7 test đánh giá thể lực và đã chọn ra 11 bài tập nhằm để nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Vĩnh Long. Đề tài cũng xây dựng được chương trình với 6 tháng thực nghiệm. Kết quả sau 6 tháng tập luyện, thể lực của các VĐV trẻ nữ bóng chuyền lứa tuổi 16 – 18 tỉnh Vĩnh Long đều có sự phát triển. Tốt nhất là test bật cao tại chỗ, nhịp tăng trưởng 6.93%, nhịp tăng trưởng ít nhất là test chạy cây thông 92m cụ thể là 1.14% (trung bình 3.39%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Thái, Đức Châu, Văn Hoạt (2005). Huấn luyện vận động viên bóng chuyền trẻ. NXB Thể dục thể thao. 2. Đỗ Vĩnh và Trịnh Hữu Lộc (2010), Đo lường thể thao. NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 3. Nguyễn Thành Lâm (1998). Nghiên cứu các tố chất thể lực đặc trưng của VĐV bóng chuyền nữ 15 - 18 tuổi. Viện KHTDTT, Hà Nội. 4. Nguyễn Quang, hướng dẫn tập luyện và thi đấu bóng chuyền, NXB TDTT, Hà Nội, 2001. 5. Nguyễn Viết Minh và Hồ Đắc Sơn (2003). Giáo trình bóng chuyền. NXB Đại Học SP Hà Nội. 425
nguon tai.lieu . vn