Xem mẫu

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH CÓ RUNG NHĨ
Nguyễn Duy Toàn*; Nguyễn Oanh Oanh*; Nguyễn Lân Hiếu**
TÓM TẮT
Nghiên cứu 213 bệnh nhân (BN) suy tim do bệnh tăng huyết áp (THA), bệnh mạch vành
(BMV) mạn tính và bệnh cơ tim thể giãn từ tháng 11 - 2011 đến 12 - 2014, kết quả cho thấy: tỷ lệ
rung nhĩ ở BN suy tim là 27,2%. Đặc điểm của nhóm suy tim có rung nhĩ: tuổi trung bình có xu
hướng cao hơn so với nhóm suy tim không có rung nhĩ (68,6 ± 12,9 so với 66,5 ± 12,8), tỷ lệ
nam/nữ 2,6/1. Tỷ lệ rung nhĩ tăng dần theo tuổi, 79,3% BN có tuổi ≥ 60, thời gian được chẩn
đoán suy tim (tỷ lệ rung nhĩ khi suy tim < 1 năm và ≥ 1 năm lần lượt là 22,9% và 34,1%), mức
độ suy tim (rung nhĩ khi suy tim NYHA II 24,0% và NYHA III - IV là 36,8%). Tỷ lệ BN rung nhĩ ở
BN có EF% < 50% có xu hướng cao hơn nhóm EF% ≥ 50%, nhưng sự khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê (27,8% so với 25,5%, p > 0,05). Đường kính nhĩ trái ở BN có rung nhĩ lớn hơn
so với nhóm không có rung nhĩ (41,0 ± 8,4 mm so với 37,6 ± 8,0 mm; p < 0,05). Tỷ lệ đột quỹ
não ở nhóm rung nhĩ có xu hướng cao hơn so với nhóm không rung nhĩ, tuy nhiên sự khác biệt
chưa có ý nghĩa thống kê (8,6% so với 7,7%; p > 0,05).
* Từ khóa: Suy tim; Rung nhĩ; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

Prevalence, Clinical, Paraclinical Characteristsics of Chronic Heart
Failure Patients with Atrial Fibrillation
Summary
Studying 213 patients with chronic heart failure (CHF) due to hypertension, stable coronary
disease, idiopatic dilated cardiomyopathy who treated in Department of Cardiology from 11 - 2011
to 12 - 2014, the results were as follows: The prevalence of atrial fibrillation (AF) in CHF was 27.2%.
Mean age of CHF patients with AF was higher than patients without AF (68.6 ± 12.9 compared
with 66.5 ± 12.8; p > 0.05), ratio of male/female was 2.6/1. AF rate increased with age, duration
of HF, and NYHA (the rate of AF with < 1 year and equal or more than 1 year with HF, 22.9%
and 34.1%, respectively. AF in patients with NYHA II 24.0% and NYHA III - IV 36.8%). Rate of
AF in CHF patients with EF% < 50% was higher than the patients with EF% ≥ 50%, but not
significant (27.8% compared with 25.5%, p > 0.05).
Left atrium diameters in CHF patients with AF were significantly higher than that of CHF
patients without AF. Rate of previous stroke in CHF patients with AF was not significant higher
than CHF patients without AF.
* Key words: Heart failure; Atrial fibrillation; Clinical and paraclinical characteristics.
* Bệnh viện Quân y 103
* Viện Tim mạch ViÖt Nam
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Duy Toàn (ndtoanhvqy@gmail.com)
Ngày nhận bài: 20/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/02/2015
Ngày bài báo được đăng: 08/04/2015

96

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một hội chứng bệnh lý thường
gặp trên lâm sàng, có tỷ lệ mắc và tử
vong cao. Tại Hoa Kỳ có khoảng 5,1 triệu
người mắc suy tim [5, 7]. Cũng như suy
tim, rung nhĩ là một trong những rối loạn
nhịp thường gặp, trên thế giới có khoảng
hàng triệu người mắc rung nhĩ. Rung nhĩ
và suy tim thường hay mắc phải trên
cùng BN, không những do cùng nguyên
nhân mà còn phối hợp và tác động qua lại
với nhau. Rung nhĩ là một trong những
nguyên nhân gây suy tim, rung nhĩ ở BN
suy tim sẽ làm tăng mức độ suy tim, tăng
nguy cơ đột quỵ não, giảm chất lượng
cuộc sống, là yếu tố tiên lượng độc lập
cho tử vong. Ngược lại, suy tim là yếu tố
nguy cơ dẫn đến rung nhĩ. Tỷ lệ rung nhĩ
ở BN suy tim mạn tính có sự khác nhau
từng nghiên cứu, dao động từ 10 - 50%
tùy theo mức độ suy tim, nguyên nhân
suy tim và tuổi của BN [8]. Do đó, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
Khảo sát tỷ lệ rung nhĩ ở BN suy tim, đặc
điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở BN suy
tim mạn tính có rung nhĩ.

* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- BN được chẩn đoán xác định suy tim
mạn tính.
- Nguyên nhân suy tim do: BMV, THA,
bệnh cơ tim thể giãn.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN đang có các bệnh cấp tính nặng.
- Không khai thác được đầy đủ thông
tin theo mẫu nghiên cứu.
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Mô tả cắt ngang.
* Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu:
- Chẩn đoán suy tim mạn tính theo Hội
Tim mạch châu Âu (2008) [1].
- Chẩn đoán rung nhĩ khi: trên điện tim
12 đạo trình hoặc Holter ECG 24 giờ thấy:
mất sóng p thay bằng sóng f (sóng f không
đều, có tần số thường > 300 lần/phút),
khoảng cách RR không đều và biên độ
QRS không đều [3].
- BN đều được làm xét nghiệm thường
quy, BNP, ghi điện tim 12 đạo trình, ghi
Holter điện tim 24 giờ, siêu âm tim.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
213 BN suy tim mạn tính điều trị tại
Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ
tháng 11 - 2011 đến 12 - 2014.
Chia BN làm hai nhóm:
Nhóm 1: BN suy tim có rung nhĩ.
Nhóm 2: BN suy tim không rung nhĩ.
97

Phân tích và xử lý số liệu bằng phần
mền SPSS 21.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 213 BN suy tim mạn
tính chúng tôi thấy 58 BN (27,2%) suy tim
có rung nhĩ. Nhóm 1: 58 BN (27,2%) suy
tim có rung nhĩ; nhóm 2: 155 BN (72,8%)
suy tim không rung nhĩ.

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

Bảng 1: Đặc điểm về giới và tuổi của BN nghiên cứu.
NHÓM 1 (n = 58)

ĐẶC ĐIỂM

Giới

NHÓM 2 (n = 155)

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

Nam

42

72,4

107

69,0

Nữ

16

27,6

48

31,0

Độ tuổi trung bình (năm)

68,6 ± 12,9

Tỷ lệ suy tim có và không rung nhĩ ở
nam cao hơn nữ. Ở nhóm suy tim có rung
nhĩ, tỷ lệ nam/nữ = 42/16 (2,6/1). Độ tuổi
suy tim ở nhóm 1 (68,6 ± 12,9) cao hơn
nhóm 2 (66,5 ± 12,8), sự khác biệt chưa
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
* Phân bố tuổi ở nhóm BN suy tim có
rung nhĩ:
BN < 50: 4 BN (6,9%); 50 - 59 tuæi: 8 BN
(13,8%); 60 - 69 tuæi: 16 BN (27,6%);

66,5 ± 12,8 (p > 0,05)

≥ 70 tuæi: 30 BN (51,7%). Tỷ lệ BN suy tim
có rung nhĩ tăng dần theo tuổi. 79,3% BN
suy tim có rung nhĩ ≥ 60 tuổi.
* Nguyên nhân gây suy tim có rung nhĩ:
BMV: 12 BN (20,7%); THA: 6 BN (10,3%);
THA kết hợp BMV: 31 BN (53,4%); bệnh
cơ tim thể giãn: 9 BN (15,5%).
Suy tim có rung nhĩ gặp chủ yếu ở BN
THA và BMV, đặc biệt khi có phối hợp THA
với BMV.

Bảng 2: Tỷ lệ rung nhĩ theo thời gian được chẩn đoán suy tim.
SUY TIM

Thời gian chẩn đoán suy tim
(n, %)

TỔNG CỘNG

Có rung nhĩ

Không rung nhĩ

< 1 năm

30 (22,9%)

101 (77,1%)

131 (100,0%)

≥ 1 năm

28 (34,1%)

54 (65,9%)

82 (100,0%)

Thời gian mắc suy tim càng lâu, tỷ lệ mắc rung nhĩ càng tăng. Tỷ lệ suy tim có rung
nhĩ ở BN suy tim < 1 năm là 22,9% và sau 1 năm lµ 34,1%.
Bảng 3: Đặc điểm siêu âm tim ở BN nghiên cứu.
ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM

NHÓM 1 (n = 58)

NHÓM 2 (n = 155)

p

LA (mm)

41,0 ± 8,4

37,6 ± 8,0

< 0,05

Dd (mm)

56,5 ± 8,8

58,6 ± 9,0

> 0,05

Ds (mm)

44,1 ± 10,7

47,6 ± 10,8

> 0,05

EF%

39,6 ± 11,6

37,1 ± 12,5

> 0,05

PAPs (mmHg)

33,4 ± 12,4

34,8 ± 14,7

> 0,05

(LA: đường kính nhĩ trái; Dd: đường kính thất trái thì tâm trương; Ds: đường kính thất
trái thì tâm thu; EF%: phân số tống máu thất trái; PAPs: áp lực tâm thu động mạch phổi).
98

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

Trong các chỉ số siêu âm tim ở nhóm 1 và 2, đường kính nhĩ trái ở nhóm 1 lớn hơn
nhóm 2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các chỉ số còn lại ở hai nhóm có sự khác
biệt không nhiều và không có ý nghĩa thống kê.
30,00%
30.00%

27,80%
25,50%
rung
nhĩ
TûTỷlÖlệrung
nhÜ
(p (p>0.05)
> 0,05)

25.00%
25,00%

20.00%
20,00%

EF% >=50%

EF%  50%

EF 0.05)
(p > 0,05

7.6%
7,6%
7.4%
7,4%
7.2%

7,2%

Suy tim có
rung nhĩ

Suy tim
không rung
nhĩ

Biểu đồ 2: Tỷ lệ đột quỵ não ở BN suy tim.
Tỷ lệ đột quỵ não ở BN suy tim có rung nhĩ cao hơn so với suy tim không rung nhĩ,
khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
99

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

BÀN LUẬN
1. Tỷ lệ mắc, đặc điểm tuổi và giới ở
nhóm BN suy tim có rung nhĩ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ suy tim

cao hơn nữ, có thể do nam giới thường có
nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ đi kèm
dẫn đến suy tim và rung nhĩ như: hút thuốc và
uống rượu.

có rung nhĩ là 27,2% (58/213), tương tự kết

2. Đặc điểm siêu âm tim.

quả của Torp-Pedersen CT nghiên cứu 1.518

Tỷ lệ rung nhĩ thường liên quan mật thiết

BN suy tim mạn tính có tỷ lệ rung nhĩ 25,8%

với mức độ giãn buồng tim, đặc biệt là giãn

[9]. Tỷ lệ suy tim có rung nhĩ dao động từ 10 -

nhĩ trái, thất trái và giảm chức năng tâm thu

50%, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi

thất trái làm tăng áp lực trong các buồng tim,

của đối tượng nghiên cứu, nguyên nhân suy

xơ hóa cơ tim, mất đồng bộ về tổ chức và

tim, mức độ suy tim và các bệnh kèm theo.

điện học trong cơ nhĩ và thất dẫn đến rung nhĩ

Tuổi: độ tuổi trung bình của BN ≥ 65, trong
đó nhóm 1 có độ tuổi cao hơn chưa có ý
nghĩa thống kê so với nhóm 2 (68,6 ± 12,9 so
với 66,5 ± 12,8), tỷ lệ BN suy tim có rung nhĩ
tăng dần theo tuổi và

thời gian mắc suy

tim, phù hợp với nhiều nghiên cứu khác trên thế
giới. Nghiên cứu ALPHA, độ tuổi suy tim trung
bình 65, thay đổi theo nguyên nhân suy tim,

[8]. Theo chúng tôi, đường kính nhĩ trái ở
nhóm 1 cao hơn có ý nghĩa thống kê khi so
với nhóm 2, tỷ lệ rung nhĩ ở nhóm có EF%
< 50% nhiều hơn so với nhóm EF% ≥ 50%. Tuy
nhiên, số liệu của chúng tôi không nhiều nên
sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
3. Đặc điểm nguyên nhân và mức độ
suy tim.

suy tim do THA là 71 ± 11,1 và suy tim do

THA và BMV là nguyên nhân chính gây

BMV 60 ± 10,0 [4]. Tỷ lệ rung nhĩ tăng dần

suy tim nói chung và suy tim có rung nhĩ nói

theo lứa tuổi, do thoái hóa, cô lập của cơ nhĩ

riêng. Khi BN có cả THA và BMV, tỷ lệ rung

và bất thường hệ thống dẫn truyền tăng dần

nhĩ sẽ tăng lên. Kết quả (bảng 2) cho thấy, tỷ lệ

theo tuổi, khi tuổi cao thường mắc nhiều bệnh

rung nhĩ ở BN có THA và BMV cao, đặc biệt

và nguy cơ dẫn đến suy tim, rung nhĩ như

khi phối hợp THA với BMV thì tỷ lệ rung nhĩ

THA, BMV, đái tháo đường [3].

cao nhất, rung nhĩ ở bệnh cơ tim thể giãn

Giới: tỷ lệ nam/nữ ở BN suy tim có rung
nhĩ cũng thay đổi tùy theo từng nghiên cứu
và phô thuộc vào nguyên nhân suy tim, mức
độ suy tim. Suy tim do bệnh van tim: tỷ lệ
nam/nữ < 1, với suy tim do BMV và THA, tỷ lệ
này > 1 [4]. Kết quả của chúng tôi: tỷ lệ
nam/nữ là 2,6/1. BN nam suy tim có rung nhĩ
100

nguyên phát thường ít gặp hai nguyên nhân
trên. Kết quả này tương tù như các nghiên
cứu ở châu Âu và Mỹ, tỷ lệ suy tim có rung
nhĩ hay gặp ở BMV và THA, ít gặp hơn suy
tim do bệnh cơ tim thể giãn [3].
Về mức độ suy tim: theo các nghiên cứu ở
trong nước và ngoài nước, tỷ lệ suy tim có

nguon tai.lieu . vn