Xem mẫu

  1. TS.B 8 L ê H oàng Sơn, B S.C K Ĩ Cao M inh C hu1 TÓ M TẮT Qua kết quả nghiên cứu sức khoẻ trẻ em: trẻ em chết dưới một tuổi, trẻ em chết dưới năm tuổi và trẻ đẻ ra dưới 2500 gram thành phố c ầ n Thơ năm 2007. 1. Tỷ suất tử vong: “ Tỷ suất tử vong trẻ em dưới một tuồi: 3,9%0. " Tỷ suất tử vong ữẻ em dưới năm tuổi: 5,796o. 2. Nguyên nhân tử vong: - Nguyên nhân tử vong xếp theo nhóm bệnh ICD-X: * Chương X X : 26,92% * Chương X : 23,08% * Chương 1 : 19,23% - Nguyên nhân tử vong theo nhóm tuổi: + Nguyên nhân tử vong trẻ em dưới một tuổi: * Nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh: sanh ngạt 33,3%; viêm phổi 25%; sanh nõn là 16,6%. * Nguyên nhân tử vong ở trẻ dưới một tuồi: viêm phổi 33,33%; nhiễm trùng huyết 23,81%; tim bẩm sinh 19,05%. + Nguyên nhân tử vong trẻ em dưới năm tuổi: đuối nước 26,92%; viêm não màng nẵo 23,08%; nhiễm trùng huỵết 23,08%. + Các yếu tố liên quan tử vong: điều kiện nhà ở chật chội, kinh tế gia đinh nghèo, tiền sử mắc bệnh, nguồn nưởc sử dụng và cầu tiêu không hợp vệ sinh. 3. Trẻ đẻ ra dưới 2500 gram: - Tỷ lệ: 3,99%. - Các yếu tố liên quan trẻ đẻ ra dưới 2500 gram: kinh tế gia đình nghèo, mẹ bệnh trong thời kỳ mang thai, không khám thai 3 tháng cuối, ăn kiêng 3 tháng cuối. ABSTRACTS Through the child health's study result in Cantho city 2007 for death o f children under 5 years old, death o f children under 1 year old and low birth weight neonates under 2500gr. 1. Infant death rate: - Death o f children under 1 year old: 3,9%0. - Death o f children under 5 years old: 5,7%0. 2. Causes of infant death: - Causes o f infant death, according ICD-X classification: + Chapter XX: 26,92% 1 447
  2. + Chapter X: 23,08% + Chapter I: 19,23% - Causes o f infant death, according age group classification: + Causes o f infant death, according aged ỉess than 1 year old: * Newborn: birth asphyxia 33,3%; pneumonia 25%; premature birth 16,6%. * Infants aged less than 1 year: pneumonia 33,33%; septicemia 23,81%; conginital disease of circulatory system 19,05%. + Causes o f death for infants aged less than 5 years old: drowning 26,92%; meningitidis 23,08%; septicemia 23,08%. + The risk factor invole infant death: environmental conditions, low socio­ economic status, history of disease, water source and poorhygienic wc. 3. Low birth weight neonates under 2500gr: - Percentage: 3,99%. " The factors invole low birth weight under 2500gr: low economic status, mothers who get sick in the pregnancy, have inadequate nutrition and non- examination in the termination o f pregnancy. 1. ĐẶT VẮN ĐẾ Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước theo mục tiêu phát triển thế kỷ XXI của Liên Hiệp Quốc về hoạt động phát triển sức khoẻ, đề ra chiến lược giảm từ vong trẻ em dưới một tuổi và ừẻ em dưới năm tuổi, trẻ đẻ ra dưới 2500 gram. Qua số liệu thống kê toàn quốc từ năm 1990 đến năm 2000 về tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi từ 44,2 %0 giảm còn 35,3%0 và của trẻ em dưới năm tuôi từ 55,4%0 giảm còn 42,7%0. Tình hỉnh trẻ đẻ ra dưới 2500 gram ở nước ta trong thập niên 80 là 16%, thập niên 90 là 13%, năm 2000 tại Hà Nội 7,4% và tại thành phố Hồ Chí Minh 6,2%. Tại Cần Thơ, cho đến nay chưa có số liệu chính thức nào về hai chỉ số tỷ suất này, các nguyên nhân gãy tử vong và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới một tuổi, trẻ em dưới năm tuổi cũng như tỉ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram. Để đạt chỉ tiêu Bộ Y tế đưa ra đến năm 2010 là giảm tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi, trẻ em dưới năm tuổi và xác định tỷ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram. Nghiên cứu điều tra đánh giá hai chỉ số về tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi, trẻ em dưới năm tuồi và xác định tỉ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram. Mục tiêu của đề tài: - Xác định tỷ suất chết của trẻ em dưới m ột tuổi, dưới năm tuỗi, phân tích nguyên nhân và yếu tế liên quan gây tử vong. - X ác định tỉ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram và m ột số yếu tố liên quan. Từ đó đề xuất các biện pháp góp phần làm giảm tử vong trẻ em dưới một tuỗiy giảm tử vong trẻ em dưới năm tuổi và giảm trẻ đẻ ra dưới 2500 gram ở thành p h ố c ầ n Thơ. 448
  3. 2. TỎNG QUAN 2.1. Tình hình tử vong ở trẻ em - Các nước có tỷ lệ tử vong trẻ em dưới năm tuổi 109%o: Ấn Độ, các nước vùng Trung Á, Trung Phi. Nguyên nhân tử vong do: tiêu chảy 24%, viêm phôi 25% và sơ sinh 34%. " Các nước có tý lệ tử vong trẻ em dưới năm tuổi 41%o: Việt Nam, Trung Quốc, Châu Mỹ La Tinh, các ‘đ ảo Tây Thái Bình Dương. Nguyên nhân tô vong do: tiêũ chảy 23%, viêm phổi 25% và sơ sinh 48% [ 14][ 16]. - Ttại Papue New Guine 2002: Các yếu tố liên quan gây tử vong ở trẻ em dưới 1 tuồi đến dưới 5 tuổi: tiêu chảy 38%, viêm phổi 35% và sơ sinh 58% [18]. - Tình hình tử vong ừẻ em dưói nàm tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng I TP. Hồ Chí Minh 2003: Tử vong trẻ em dưới năm tuổi so với tử vong chung là 83,6% trong đó: sơ sinh 37,2%; dưới một tuổi 36,8% và từ 1 đến 5 tuổi là 25,9% [19]. " Tại Bệnh viện Nhi đồng c ầ n Thơ 2005: Tử vong trẻ em dưới một tuổi là 70,8% và dưới năm tuổi là 80% so với tử vong chung. - Tình hình tử vong trẻ em dưới một tuổi tại cộng đồng: Theo số liệu báo CQ.0 của các Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản các tỉnh, thành phố, số iiệu vê tử vong trẻ em dưới một tuổi trong những năm gân đây có giảm nhẹ như sau [1]: - Tình hình tô vong trẻ em dưới năm tuổi tại cộng đồng: Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản các tỉnh, thành phố, số liệu về tử vong trẻ em dưới năm tuổi của những năm gân đây 2004-2006 có giảm nhẹ ở một sô vùng Đông Bắc (18,8%0 “ 15,20%o), Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ (9,7%0 “ 6,4%o), đồng bằng sông Cửu Long (7,1%0 “ 4,0%o)[l]. - 2004 Đông Bắc (13,7%0 ), Tây Bắc (35,4 %o), Đồng BẰng Sông Hồng (6,50/go), Đồng Bằng Sông Cửu Long (8,9%o). Năm 2007 Đông Băc (11,6 %0 ), Tây Băc (21,4 %o), Đồng Bằng Sông Hồng (6,0%o), Đồng Bằng Sông Cửu Long (3,0%o) 2.2. Tình hình trẻ đẻ ra dưới 2500 gram Trên phạm vi cả nước, tỷ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram được Vụ Sức khoẻ sinh sản công bố hàng năm cho thấy tỷ lệ này cao ở những vùng khó khăn như hải đảo, miền núi, người dân tộc, giảm chủ yếu ở các tỉnh thành phô ỉớn. 2.3. Các nguyên nhân gây tử vong trẻ em dưới năm tuổi trên thế giới năm 2005. Viêm phổi ( 20%); Tiêu chảy (12%); Chu sinh (22%); số t rét ( 8%); Sởi (5%); HIV/AIDS (14%). [17] [19]. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 3.1. Đối tượng - Trẻ em dưới một tuổi (01/07/2006 - 30/06/2007) sống hoặc chết: Điêu ừ a tỷ suất tử vong của trẻ em dưới một tuối. 449
  4. - Trẻ em dưới năm tuổi (01/07/2002 - 30/06/2007) sống hoặc chết: Điều tra tỷ suất tử vong của trẻ em dưới năm tuổi. - Trẻ em đẻ ra dưới 2500 gram (01/07/2006 - 30/06/2007) sống hoặc chết: Điều tra tỉ lệ trẻ em đẻ ra dưới 2500 gram. 3.2. Phư ơng pháp điều tra - Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Điều tra ghi nhận theo biểu mẫu. - Thời gian điều tra; từ ngày 20/10/2007 - 20/11/2007. 3.3. Cõ’ m ẫu Cỡ mẫu n được tính theo công thức: Trong đó: * Z: Độ tin cậy (95%) và bằng 1.96 * p: Tỷ lệ đã điều tra trước trong quần thể. * q “ 1-p * e: là độ chính xác ờ ngường xác suất 5% - Cỡ mẫu điều tra tử vong trẻ dưới một tu ổ i: 5,300 trẻ mỗi cụm điều tra 177 trẻ. Trong nghiên cứu là 5.322 trẻ. - Cỡ mẫu điều tra tử vong trẻ dưới năm tuổi: 9.000 trẻ mỗi cụm điều tra 150 trẻ dưới năm tuổi. Trong nghiên cứu là 4.543 trẻ. - Cỡ mẫu điều tra trẻ đẻ ra dưới 2500 gram: 1.198 trẻ mỗi cụm điều tra 40 trẻ. Trong nghiên cứu là 1.226 trẻ. Phân tích các yếu tố liên quan được tính theo bảng 2x2, tính £2, OR: 2 n (a d - bc ) 2 X efgh Tỉ số chênh: OR = — ; Khoảng tin cậy: 95% ; bc CI = x ± Z a - ^ = 1.96xffi(sE = -^B 2 Vw V V n) (Cl: Confidence Interval) Với OR >1; X 2 >3,824; p < 0,05 sự liên quan có ý nghĩa thống kê [9]. 3.4. P hân tích và xử Lý số liệu. - Tại địa bàn chọn ngẫu nhiên một số hộ phúc tra lại biểu mẫu. - Những trường hợp nghi ngờ sẽ điều tra lại trước khi chuyển sang cụm khác. - Tập hợp thu thập số liệu theo từng quận, huyện. - Tồng hợp và xử lý số liệu tại tỉnh theo phần mềm SPSS. 450
  5. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 4.1. Tỷ suất tử vong Qua nghiên cứu kết quả điều tra tử vong chung trẻ em dưới năm tuổi có 26 cas, trong‘đó có 21 cas trẻ em dưới một tuổi, trẻ em trai 15 (57,69%); trẻ em gái 11 (42,31%); tử vong trẻ trai cao hơn 1,36 lần tử vong trẻ gái. 4.1.1. Tỳ suất tử vong trẻ em dưới một tuổi: Kết quả nghiên cứu tử vong trẻ em dưới một tuồi có 21 cas ừong tồng số 5.322 trẻ em dưới một tuổi được điều tra, chiếm tỷ lệ 0,39% và tỷ suất 3,9%0. Bảng 1: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới một tuổi Số trẻ dưới 1 tuổi được điều tra Số trẻ tử vong dưói một tuổi Tỷ suât %0 5.322 21 3,9%0 4.1.2. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới năm tuổi: Kết quả nghiên cứu tử vong trẻ em dưới năm tuồi có 26 cas trong tổng số 4.543 trẻ em dưới năm tuổi được điều trị, tỷ lệ 0,57% và tỷ suất 5,7%0. Bảng 2: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới năm tuổi Số trẻ em dưới 5 tuổi được điều tra Số trẻ tử vong dưới năm tuổi Tỷ suất %0 4.543 26 5,7%0 4.2. Nguyên nhân tử vong 4.2. L Nguyên nhân tử vong xếp theo nhổm bệnh ICD X Tử vong do nguyên nhân bên ngoài của bệnỉì tật và tử vong chiếm tỉ lệ cao nhất 26,92%; bệnh hệ hô hấp 23,08%; bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật 19,23%. 4.2.2. Nguyên nhân tử vong theo nhóm tuổi: - Nguyên nhãn tử vong trẻ em dưới một tuổi + Các nguyên nhân tử vong thường gặp ở trẻ sơ sinh: Bảng 3: Các nguyên nhân tử vong thường gặp ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân n % Sanh ngạt 4 33,3 Viêm phối 3 25 Sanh non 2 16,67 Nhiễm trùng sơ sinh 2 16,67 Vàng da nhân 1 8,33 Tổng 12 100 Tử vong ở trẻ sơ sinh, sanh ngạt 33,3%; viêm phổi 25% và sinh non 16,67% là nguyên nhân hàng đầu. + Các nguyên nhân tử vong thưcmg gặp ở trẻ từ một tháng tuổi đến dưới một tuổi: 451
  6. Bảng 4: Các nguyên nhân tử vong thường gặp ở trẻ từ một tháng tuổi đến dưới một tuổi Nguyên nhân n % Viêm phối 7 33,33 Nhiễm tròng huyết 5 23,81 Tim bâm sinh 4 19,05 Viêm não màng năo 3 14,29 Di tât bâm sinh 2 9,52 Tông 21 100 Tử vong ở trẻ từ một tháng tuổi đến dưới một tuồi là: viêm phổi 33,33%; nhiễm trùng huyết 23,81% và tim bẩm sinh 19,05%. " Nguyên nhân tử vong trẻ em dưới năm tuổi: Bảng 5: Các nguyên nhân tử vong thường gặp ở trẻ từ một đến năm tuổi Nguyên nhân I* % Đuôi nước 7 26,92 Viêm não màng não 6 23,08 Nhiễm trùng huyết 6 23,08 Viêm phôi 5 19,23 Di tât bấm sinh 2 7,69 Tằng 26 100 Tử vong trẻ dưới năm tuổi: nhiều nhất đuối nước 26,92%; viêm não màng não 23,08% và nhiễm trùng huyết 23,08%. 4.2.3. Các yếu tố liên quan tử vong: - Các đặc điểm tử vong trẻ em dưới một tuồi, dưói năm tuổi liên quan đến bà mẹ và gia đình: Trình độ văn hoá dưới cấp II ( 43,46%), kinh tế gia đình có thu nhập thấp < lOO.OOOđ/tháng ( 15,61%), tiền sử trẻ mất bệnh cấp tính (42%) , mãn tính (29,1%0 nhà ở chặt chội (34,14%), nguồn nước sử dụng không họp vệ sinh (58,3%), cầu tiêu không hợp vệ sinh (19,87%), gia đình có người hút thuốc lá (78,8%). - Các yếu tố liên quan trẻ em tử vong dưới một tuổi, dưới năm tuổi: Bảng 6: Các yếu tố liên quan trẻ em tử vong dưới một tuồỉ, dưới năm tuổi Yêu tố liên quan %2 O R (KTC 95% ) p Trình độ học vấn dưới cấp 2 5,25 1,47 (1,17-1,36) 0,082 Điều kiện nhà ở chật chội 6,98 1,70 (1,05-1,28) 0,001 Kinh íế gia đình nghèo 18,63 2,40 (2,43-3,9) 0,001 Tiền sử mắc bệnh mãn tính 31,61 2,27(1,26-4,12) 0,001 Gia đình có người hút thuôc lá 8,52 1,62(1,07-1,45) 0,001 Tiêm chửng không đây đủ 4,12 1,25(1,02-1,28) 0,070 Nguồn nước sử dụng và cầu tiêu 15,70 3,75 (1,62-6,15) 0,001 không hợp vệ sinh 452
  7. 4.3.4 Tỉ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram: Qua nghiên cún kết quả điều tra trẻ đẻ ra dưới 2500 gram có 49 cas, trẻ trai 22 (44%), trẻ gái 27 (56%) trong 1.226 trẻ địều tra, chiếm tỷ lệ 3,99%. Trong đó tỷ số trẻ gái hơn 1,25 trẻ trai. 4.3.4.1 Đặc điểm trẻ đẻ ra dưới 2500 gram liên quan đến bà mẹ và hộ kinh tế gia đình: Các yếu tố liên quan đến bà mẹ và hộ gia đình của trẻ đẻ ra < 2500g, kinh tế gia đình thu nhập < lOO.OOOđ/tháng (26%); mẹ bệnh trong thời kỳ mang thai (16,5%); trình độ học vấn dưới cấp II (47,7%); không khám thai đầy đủ 3 tháng cuối (54,9%); ăn kiên 3 tháng cuối (75,5%). 43.4.2 Các yếu tố liền quan trẻ đẻ ra dưới 2500 gram: Bảng 7: Các yếu tố liên quan trẻ đẻ ra dưới 2500 gram Yêu tô x2 OR (KTC 95%) p Nghèo < lOO.OOOđ/tháng 27,25 2,17 (1,26-4,3) 0,001 Mẹ bệnh trong thời kỳ mang thai 30,14 3,52 (2,62-7,05) 0,001 Học vấn mẹ dưới cap II 4,25 1,53 (1,08-2,15) 0,115 Khồng khám thai ba tháng đâu 3,97 1,78 (0,92-2,3) 0,077 Không khám thai ba tháng cuôi 4,18 2,65 (1,45-4,91) 0,001 Ăn kiêng ba tháng cuối 21,42 3,27 (2,17-6,15) 0,001 5.1 Tỷ suất tử vong: Tỷ suất tử vong chung trẻ em dưới 5 tuổi 5,7%o; trẻ em dưới một tuổi 3,9%o; tỷ lệ trẻ trai cao hơn trẻ gái 1,36 lần. Kết quả này theo tác giả Trần Đình Long và cộng sự tại Viện Nhi Trung ương (1999) là 1,45 lần; Đinh Văn Thức và cộng sự tại Hải Phòng (2000) là 1,26 ỉần; Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự tại Bình Định (2003) là 1,3 lần [3] [4] [10]. 4.2.4. Tỳ suất tử vong trẻ em dưới một tuốỉ: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới một tuổi qua nghiên cứu là 3,9%0 theo báo cáo tại Hội nghị tháng 2/2007 tại Bình Dương của Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản các tỉnh, thành phố, số liệu tử vong trẻ em dưới một tuổi tò năm 2004 đến năm 2006 có giảm. Năm 2004, tử vong chung cả nước 10,89óo; đồng bằng sông Cửu Long 8,9%0. Năm 2005, tử vong chung là 10,3%o; đồng bằng sông Cửu Long 4,19ốo. Nẫm 2006 tà vong chung là 8,8%o; đồng bằng sông Cửu Long 3%0 [1]. Nghiên cứu của chúng tôi (2007) là 3,9%0 cao hơn so với khu vực đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo Nguyễn Thị Thanh Bình tại Bình Định năm 2003 tỷ suất tử vong trẻ dưới một tuổi là 1 IẠ%0. Tác giả Trân Sophia nghiên cứu điêu tra các chỉ sô sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tỉnh c ầ n Thơ năm (1994) tử vong trẻ dưới một tuôi là 4,42%0 so với nghiên cứu của chúng tôi năm 2007 là 3,9%0 [4][11]. 4.2.5. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới năm tuổi: Tỷ suất tử vong trẻ dưới năm tuồi là 6,3%0 theo báo cáo tại Hội nghị tổng kếí công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2006 và phương hướng năm 2007 tại Bình Dương, năm 2004 tử vong chung cả nước là 12,0%o; đồng bằng sông Cửu Long 7,1%0. năm 2005 tử vong chung cả nước là 16,0%o; đồng bằng sông Cửu Long 453
  8. 5,0%o. năm 2006 tứ vong chung cả nước là 12,0%o; đồng bằng sông Cửu Long 4,0%o [1]. Nghiên cứu của chúng tôi tại c ầ n Thơ tử vong dưới năm tuổi là 5,7%0. Tác giả Tran Sophia nghiên cứu điều tra các chỉ số sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tỉnh c ầ n Thơ năm (1994) tử vong trẻ dưới năm tuồi là 6,74%0, trong ba năm tỷ suất tử vong giảm 1%0. 4.3. Bàn luận về nguyên nhân tử vong 4.3.1. Bàn luận về nguyên nhân tử vong theo nhỏm bệnh ICD ~X: Ket quả tử vong ở chương XX nguyẽn nhân bên ngoài của bệnh tật và từ vong (26,92%); chương X bệnh đường hô hấp (23,08%); chương I bệnh nhiễm khuẩn và sinh vật (19,23%). Theo Nguyễn Thị Thanh Bình, chương XVI (một số bệnh phát sinh trong thời kỳ sơ sinh) (25,9%); chương XX (21,56%); chương X (13,67%) [4]. - Nguyên nhân tử vong theo nhóm tuổi: + Nguyên nhân tử vong thường gặp ở trẻ sơ sinh: Kêt quả nghiên cứu tử vong ở trẻ sơ sinh: sanh ngạt 33,3%; viêm phổi 25% và sanh non 16,67% là nguyên nhân hàng đầu. Theo tổ chức Y tế thế giới (1999), bốn nguyên nhãn hàng đầu gây tử vong là: ngạt (29%), nhiễm trùng (32%), non và biến sanh non (24%) và dị vật bẩm sinh (10%) [20]. Ở Anh, (2003), các nguyên nhãn tử vong thường gặp: sanh non, dị vật bẩm sinh, ngạt và cuối cùng là nhiễm trùng [16][20][21]. Đây là những nguyên nhân có thể phòng ngừa được nếu cải thiện sức khoẻ cộng đồng, chăm sóc tiền sản tốt, nhân viên y tế được huấn luyện trong chăm sóc trẻ sơ sinh trước, trong và sau sinh tốt. + Các nguyên nhân tử vong thường gặp ở trẻ từ một tháng tuổi đến dưới một tuổi: Kêt quả nghiên cứu tử vong trẻ từ một tháng đến dưới một tuổi là: viêm phổi 33,33%; nhiễm trùng huyết 23,81% và tim bẩm sinh 19,05%. Viêm phổi là nguyên nhân tử vong đứng hàng đầu ở trẻ dưới một tuổi, kết quả này phù hợp với Nguyễn Thị Thanh Bình íại Bình Định: viêm phổi 32%; nhiễm trùng huyết 17,6% và tim bẩm sinh 12,6% [4]. Tại Philippines, nguyên nhãn tử vong hàng đầu trẻ em dưới một tuồi là: tình trạng nhiểm khuẩn hô hấp cấp, dị vật bẩm sinh, ỉa chảy cấp, và nhiễm trùng huyết [15]. Theo Đinh Văn Thức và cộng sự nghiên cứu tại cộng đồng ngoại thành Hải Phòng (1995-1999) cho thấy tỷ lệ tử vong trẻ em dưới một tuổi do viêm phổi chiếm tỷ lệ 28,9% và tim bẩm sinh 15,86% [3], + Các nguyên nhân tử vong trẻ em dưới năm tuổi: Kêt quả nghiên cứu cho thấy năm nguyên nhân trực tiếp gây tử vong trẻ em dưới năm tuổi là: đuối nước 26,92%; viêm màng não 23,08%; nhiễm trùng huyết 23,08%, viêm phổi 19,23% và dị tật bẩm sinh 7,69%. phù họp với các tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình [4]. Tại Hội thảo an toàn cho trẻ em tồ chức tại Hà Nội năm 2000 thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong (chiếm 35% trong tổng số trẻ em tử vong) [1]. Cass D.T. nghiên cứu tử vong do đuối nước ở New South Wales 24% tương đương với nghiên cứu ở Australia, New Zealand, Anh và Mỹ. Đuối nước ở ao hồ (47%). Tỷ lệ tử vong do đuối nước trong 20 năm qua thay đổi rất ít [13]. 454
  9. 4.3.2. Các yếu tố Hên quan tử vong: - Các đặc điểm tử vong trẻ em dưới một tuồi, dưới năm tuồi liên quan đến bà mẹ và gia đình: Đặc điểm tử vong trẻ dưới một tuổi, dưới năm tuổi liên quan đến bà mẹ và gia đình: kinh tế gia đình, tiền sử trẻ mắc bệnh gia đình có người hút thuốc ỉá, nguồn nước sử dụng và cầu tiêu không hợp vệ sinh là những yếu tố liên quan gây tử vong nhiều nhất. - Các yếu tố liên quan trẻ em tử vong dưới một tuổi, dưới năm tuổi: Kinh tế gia đình nghèo: %2 - 18,63; OR > 2,40 và p 2,27 và p < 0,001. Nguồn nước sử dụng và cầu tiêu không hợp vệ sinh: %2 ^15,70; OR > 3,75 và p < 0,001. 4.4. Tỉ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram : Qua nghiên cứu kết quả điều tra trẻ đẻ ra dưới 2500 gram có 49 cas, trẻ trai 22, trẻ gái 27 trong 1.226 trẻ điều tra chiếm tỷ lệ 3,99%. Trong đó tỷ số trẻ gái h ơn 1,25 trẻ trai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2000), tình trạng suy dinh dưỡng bào thai xảy ra tỉ lệ cao hơn 16% đến 20% tập trung ở những nước nghèo, có chiến tranh và các nước Châu Phi. nó không đồng đều ở các châu lục. (2003) tỉ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram thấp nhất ở các nước đã phát triển dưới 10%. Khu vực Asian có tỉ lệ dao động từ 12% đến 16%. Báo cáo này cũng nêu ra vai trò của mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt của các nữ hộ sinh và kỹ năng chăm sóc bà mẹ [15][16]. Nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Duy (2001), tỉ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng là 10,5%; Bình Lục - Hà Nam là 4,5%; Kim Sơn - Ninh Bình là 3,7% [5]. Tác giả Phạm Thị Tâm nghiên cứu cân nặng sơ sinh ở nông thôn thành phồ Cần Thơ (2003), tỉ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram là 5,8% [6]. Tác giả Trần Sophia nghiên cứu tại cộng đồng c ầ n Thơ năm 2002 tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân là 9,72% [12]. Tại Hội nghị chuyên môn chiến lược Quốc gia chăm sóc sức khoẻ sơ sinh diễn ra từ ngày 31/01 đến ngày 01/02/2007 tại Bình Dương. Trên phạm vi cả nước, Vụ Sức khoẻ Sinh sản công bố năm 2006: tỷ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram của các vùng toàn quốc là 4,3%; vùng Đông Bắc là 4,6%; vùng Tây Bắc là 4,8%; đồng bằng sông Hồng 3,3%; Bắc Trung Bộ là 7%; Nam Trung Bộ là 2,6%; Tây Nguyên là 3,9%; Đông Nam Bộ là 4,2%; đồng bằng sông Cửu Long là 4% [1], so với nghiên cứu của chúng tôi năm 2007 là 3,67% trong đó tỷ số trẻ gái hơn 1,25 lần trẻ ừai. Theo tác giả Kramer tổng kết số liệu nghiên cứu trên thế giới nhận xét cân nặng lúc sinh khác nhau theo vùng địa lý và xu hướng chung tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân ngày càng giảm [15]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi năm 2007 trẻ đẻ ra dưới 2500 gram là 3,67% có thấp hơn tác giả Phạm Thị Tâm (2003) 5,8% là do thời điểm khác nhau, phù hợp vói báo cáo của Vụ Sức khoẻ Sinh sản vùng đồng bằng sông Cửu Long 4% (2006) [1][6]. 455
  10. 4.4. L Đặc điểm trẻ đẻ ra dưới 2500 gram liên quan đến bà mẹ và hộ kinh tế gia đình: Ket quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ bà mẹ bị bệnh trong thời kỳ mang thai là 71,6%; khám thai một lần trong 3 tháng đầu là 50,8%; không khám thai là 36,8%; không khám thai 3 tháng cuối là 53,4%; kinh tế gia đình nghèo là 26%; ăn kiêng trong 3 tháng cuối là 75,5%; trình độ học vấn của mẹ dưới cap II là 47,7% đó là những đặc điểm của bà mẹ và hộ kinh tế gia đình có ý nghĩa ảnh hưởng đến ưẻ đẻ ra dưới 2500 gram. 4.4.2. Các yếu tố liễn quan trè đẻ ra dưới 2500 gram: Các yếu tố liên quan trẻ đẻ ra dưới 2500 gram trong nghiên cứu của' chúng tôi là: nghèo thiếu ăn %2 - 27,25, OR> 2,17, p < 0,001; mẹ bệnh trong thời kỳ mang thai %2 = 30,14, OR > 3,52, p < 0,001; không khám thai 3 tháng đầu %2 “ 4,18, OR > 2,65, p < 0,001; ăn kiêng 3 tháng cuối %2 = 21,42, OR > 3,27, p < 0,001, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy để giảm tỉ lệ trẻ đẻ ra dưới 2500 gram cần phải tăng cường dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai đặc biệt là 3 tháng cuối, bà mẹ phải khám thai để phòng ngừa bệnh tật cho bản thân và cho mình. 5. KỂTLUẬN; 5.1. Tỷ suất tử vong: - Tỷ suất tử vong trẻ em dưới m ột tuổi: 3,9%0. - Tỷ suất tử vong trẻ em dưới năm tuẳì: 5,7%0. 5.2. N guyên nhân tử vong: 5.2.1. Nguyên nhân tử vong xếp theo nhóm bệnh ICD-X: - Chương X X nguyên nhãn bên ngoài của bệnh tật tử vong: 26,92% - Chương X bệnh h ệ hô hấp: 23,08% - Chương I bệnh nhiễm khuẩn và kỷ sinh vật: 19,23% 5.2.2. Nguyên nhân tử vong theo nhóm tuồi: - Nguyên nhân tử vong trẻ em dưới m ột tuổi: + Nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh: sanh ngạt 33,3%; viêm phổi 25%; sanh non là ỉ 6,6%. + Nguyên nhân tử vong ở trẻ dưới một tuổi: viêm phoi 33,33%; nhiễm trừng huyết 23,81 %; tim bẫm sinh 19,05%, - Nguyên nhân tử vong trẻ em dưới năm tuổi: đuối nước 26,92%; viêm não m àng não 23,08%; nhiễm trùng huyết 23,08%. - Các yếu tố liên quan tử vong; điều kiện nhà ở chật chôiy kinh tế gia đình nghèo, tiền sử mắc bệnh, nguằrt nước sử dụng và cầu tiêu không hợp vệ sinh. 5.3. Trẻ đẻ ra dưới 2500 gram: - Tỷ lệ: 3,99%. - Các yếu tố liên quan trẻ đẻ ra dưới 2500 grant: kỉnh tế gia đỉnh nghèo, mẹ bệnh trong thời kỳ mang thai, không khám thai 3 tháng cuối, ăn kiêng 3 tháng cu ố i 456
  11. 6. KIẾN NGHỊ - Hệ thống y tế tăng cường phối hợp giữa sản nhi và bà mẹ trẻ em, trong thăm khám, theo dõi, chẩn đoán, xử trí bà mẹ trẻ em trong thời kỳ mang thai, chu sinh, sơ sinh. “ Tăng cường thông tin giáo dục kiến thức về sức khoẻ, nuôi dạy trẻ cho bà mẹ và trẻ em, đặc biệt chú trọng cách nhận biết các dấu hiệu nặng nguy hiểm và xử trí tại nhà các bệnh thường gặp. - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sông nước, để góp phần ỉàm giảm tỉ lệ trẻ em chết đuối cân thiêt xây dựng đề án can thiệp phòng ngừa đuối nước ở trẻ em. - Thành lập và phát huy vai trò của đơn nguyên sơ sinh trong tình hình nhiệm vụ mới, bảo đảm thực hiện tốt chỉ thị 04/2003 của Bộ Y íế ngày 10/10/2003 về nâng cao chất lượng chăm sóc sơ sinh nhằm giảm tử vong. - Xây dựng hệ thống tầm soát các yếu tố nguy cơ gây tà vong trẻ em dưới một tuổi, dưới năm tuồi và trẻ đẻ ra dưới 2500 gram. - Tổ chức tư vấn hướng dẫn bà mẹ mang thai, cân kiểm tra hàng tháng nhất là ba tháng cuối của thai kỳ, bổ sung dinh dưỡng theo nhu cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, Vụ Sức khoẻ Sinh sản, Tồng kết công tác chãm sóc sức khoẻ sinh sản nẩm 2006 và phương hướng năm 2007, tháng 1/2007 (tr.16,17,18,19). 2. Bộ Y tế, Vụ Kế hoạch, Từ điển chỉ số thống kê y tế cơ bản, tháng 1/1998 (tr.10,41,42,43,52). 3. Đinh Văn Thức (2001), "Nghiên cứu tỷ lệ, nguyên nhân tử vong và biện pháp tuyên truyền giáo dục làm giảm tử vong do đuối nước ở trẻ em dưới năm tuôi tại cộng đồng ngoại thành Hải Phòng (1995-1999, luận án Tiến sĩ Y học trường Đại học Y Ha Nội). 4 Nguyễn Thị T hanh Bình, "Nghiên cứu tỷ suất và nguyên nhân tử vong trẻ em dưới 16 tuổi tỉnh Bỉnh Định năm 2002-2003", Hội nghị khoa học nhi khoa lân thứ 18 (2006), tr.97-101. 5. Nguyễn Đỗ Duy, "Trẻ sơ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan của ba huyện đồng bằng Bắc Bộ năm 2001 - 2002", Tạp chí Y học thực hành - Bộ Y tê 2008, tr.60-62. 6. Phạm T hị Tâm , "Kiến thức thái độ - thực hành dinh dưỡng và tăng cân 3 tháng cuối của thai phụ ảnh hưởng lên cân nặng sơ sinh ở nông thôn thành phô Cần Thơ" - Luận án Tiến sĩ Y học, thành phố Hồ Chí Minh, 2006. 7. Từ điển chỉ số cơ bản thống kê y học cơ bản, Bộ Y tế - Tổ chức Y tế thế giới - 1998. 8. Thực hành dịch tễ học, Trường Đại học Y Hà Nội, 1998, tr.136-153. 9. T rư ờng Đại học Y H à Nội - Phần 2: ứ n g dụng dịch tễ lâm sàng trong nghiên cứu y học, tr.57, 92. 457
  12. 10. T rần Đình Long (1992), "Nguyên nhân tử vong ở trẻ em và các giải pháp", tài liệu tham khảo về giảm tô vong trẻ em, Vụ Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em " Ke hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế xuất bản 8/1992, tr.49“57. - T rần Sophia, "Điều tra các chỉ số sức khoẻ bà mẹ trẻ em tỉnh c ầ n Thơ (1993™ 1994)", tr. 14. 11. T rần Sophia, "Nghiên cứu chỉ số sức khoẻ bà mẹ trẻ đẻ ra dưới 2500gram tỉnh Cần Thơ", Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội 2004. 12. Cass D.T., Ross F., L am L.T.(1996), "Childhood drowning in New South Wales 1990-1995: Apopulation-based study", The Med J Aust, 165(2), pp 610“ 612. 13. Care of the newborn, save the children federation, 2004. 14. K ram er PD, B ravo L .c , P a d ilia .c .s .o et al (2000), Selected basic indicator for association o f pediatric societies o f the South East Asian region member countries. The State o f Asian children, third edition, p .111-112. 15. ROBERT E.BLACK & all - John Hopking - University Where and why are 10 million children dying every year? The Lancet 2003 - 361: 2226 - 34. 16. The bellagio study group on child survial Knowedge into action for child survial The Lancet 2003 - 362: 323 - 27. 17. T revor duke..,& all 2002 Etiology o f child mortality in Goroka. Papua New Guinea: a prospective two - years study. Research. Bull. WHO 2002 - 80 (1). 18. TRAN TAN TRAM , 2003 Meeting OĨ1 evaluating IMCI project in cooperation with DVA & DANIDA. Tư liệu nội bộ. 19. W HO - PHC.2003 A Framework for Future Strategic Directions - 2003. 20. W HO: The world health report 2003. 458
nguon tai.lieu . vn