Xem mẫu

Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015

Nghiên cứu tính an toàn của dịch chiết
tỏi đen lý sơn trên thực nghiệm
Vũ Bình Dương*; Nguyễn Văn Long*
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá độc tính cấp (ĐTC) và độc tính bán trường diễn (ĐTBTD) của dịch chiết tỏi
đen Lý Sơn trên động vật thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: thử nghiệm đánh giá ĐTC
của dịch chiết tỏi đen Lý Sơn trên chuột nhắt dùng đường uống theo phương pháp của Abrham
WB, Turner A. Đánh giá ĐTBTD trên thỏ. Thỏ được uống dịch chiết tỏi đen Lý Sơn hàng ngày liều
2 g/kg/24 giờ và 4 g/kg/24 giờ trong 42 ngày. Kết quả: chưa tìm thấy LD50, với liều uống tối đa mà
chuột có thể uống được (10 g/kg trọng lượng cơ thể (TLCT)). Trên thỏ, dịch chiết tỏi đen Lý Sơn
ở các mức liều 2 g và 4 g/kg/24 giờ uống hàng ngày trong 42 ngày không ảnh hưởng đến sự phát
triển TLCT, các chỉ số điện tim, huyết học, sinh hóa và mô bệnh học gan, lách, thận thỏ. Kết luận:
dịch chiết tỏi đen Lý Sơn có tính an toàn cao trên động vật thực nghiệm.
* Từ khóa: Tỏi đen Lý Sơn; Độc tính.

Study on Safety of Lyson Black Garlic Extract in Experiment
Summary
Objectives: Study acute toxicity and sub-chronic toxicity of Lyson black garlic extract on experiment
animals. Subjects and methods: Use Abraham WB’s method to study the acute toxicity of Lyson
black garlic extract administered orally on mice; study the sub-chronic toxicity on rabbits with
Lyson black garlic extract administered orally and daily with the dose of 2.0 gr/kg/24 hours and
4.0 gr/kg/24 hours within 42 days. Results: No observation of LD50 of Lyson black garlic extract
on mice, did not result in experimented mice’s death with the maximum dose which they can
take orally (10 gr/kg body weight). On rabbits, Lyson black garlic extract administered daily with
the dose of 2.0 gr/kg/24 hours and 4.0 gr/kg/24 hours within 42 days did not affect body’s
weight gain and some other parameters such as ECG, hematology, biochemical and histology
of liver, kidney, spleen. Conclusion: Lyson black garlic extract had a high safety level on
experimented animals.
* Key words: Lyson black garlic; Toxicity.

Đặt vấn đề
Tỏi đen là sản phẩm lên men từ tỏi
tươi ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích
hợp trong thời gian dài. Sản phẩm thu
được có màu đen, vị ngọt trái cây, có thể
bảo quản lâu ngày để sử dụng [5]. Nhiều
nghiên cứu cho thấy, tỏi đen có nhiều tác

dụng vượt trội so với tỏi tươi, như: chống
oxy hóa, kích thích miễn dịch, ức chế tế
bào ung thư... [3, 4, 6]. Vì vậy, sản phẩm
tỏi đen đã và đang được sử dụng phổ
biến trong Ngành Công nghệ thực phẩm
và Dược phẩm ở Nhật Bản, Hàn Quốc...

* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Bình Dương (vbduong2978@gmail.com)
Ngày nhận bài: 25/12/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/01/2015
Ngày bài báo được đăng: 23/01/2015

68

Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015
Học viện Quân y đã nghiên cứu thành
công lên men tỏi đen từ nguồn tỏi Lý Sơn
(Quảng Ngãi) trong Đề tài cấp Nhà nước
mã số KC.10TN01/11-15. Sản phẩm thu
được có màu đen, vị ngọt, không còn mùi
hăng của tỏi tươi. Để có cơ sở khoa học
sử dụng các sản phẩm từ tỏi đen Lý Sơn
phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
chúng tôi đánh giá tính an toàn của dịch
chiết tỏi đen Lý Sơn với mục tiêu: Đánh
giá ĐTC và ĐTBTD của dịch chiết tỏi đen
Lý Sơn trên động vật thực nghiệm.
đối tượng và phương pháp nghiên
cứu
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Chế phẩm nghiên cứu: tỏi đen Lý Sơn
(lô sản xuất 03 - 2012), do Học viện Quân
y bào chế, đạt tiêu chuẩn cơ sở (TCCS).
Tỏi đen được điều chế thành dịch chiết
dạng cao đặc 3:1.
- Động vật thí nghiệm: chuột nhắt trắng
khoẻ mạnh, trọng lượng 20 - 22 g và thỏ
khỏe mạnh, trọng lượng 1,8 - 2,2 kg, đạt
tiêu chuẩn thí nghiệm. Động vật được nuôi
dưỡng trong điều kiện phòng thí nghiệm 5
ngày trước khi tiến hành nghiên cứu.
- Dụng cụ, thiết bị: máy xét nghiệm sinh
hoá tự động; máy đếm hồng, bạch cầu tự
động; bộ dụng cụ mổ động vật cỡ nhỏ;
cân chính xác 10-2 mg, bơm kim tiêm...
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Nghiên cứu độc tính:
- Theo phương pháp của Abrham WB,
Turner A và theo quy định của Tổ chức Y
tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam về nghiên
cứu độc tính của thuốc [1, 2].

- Độc tính cấp: chia chuột nhắt trắng
thành các lô, mỗi lô 12 con, cho uống dịch
chiết tỏi đen (3:1) với các mức liều tăng
dần, đến liều gây chết 100% số chuột.
Sau khi dùng thuốc, chuột được nuôi
dưỡng và theo dõi trong 72 giờ. Xác định
số chuột chết theo từng nhóm thí nghiệm,
tính toán theo phương pháp cải tiến của
Livschitz P.Z.
- Độc tính bán trường diễn: chia thỏ
thành 3 lô, mỗi lô 12 con:
+ Lô 1: uống nước muối sinh lý (2 ml/kg/
24 giờ).
+ Lô 2: uống dịch chiết tỏi đen (2 g/kg/
24 giờ).
+ Lô 3: uống dịch chiết tỏi đen (4 g/kg/
24 giờ).
* Các chỉ tiêu đánh giá:
Hoạt động, ăn uống, TLCT, điện tim,
huyết học, sinh hóa (thời điểm bắt đầu
nghiên cứu, sau 3 và 6 tuần nghiên cứu),
mô bệnh học gan, lách, thận (khi kết thúc
thử nghiệm).
* Xử lý số liệu: theo chương trình Startview.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
1. Độc tính cấp của dịch chiết tỏi đen
Lý Sơn trên chuột thí nghiệm.
Với các mức liều tăng dần (3, 4, 5, 6,
7, 8, 9 và 10 g/kg TLCT chuột), không có
chuột nào chết trong 72 giờ (kể cả mức
liều tối đa có thể đưa vào dạ dày chuột
10 g/kg/24 giờ), cho thấy dịch chiết tỏi
đen có độ an toàn cao trên động vật
thực nghiệm.
69

Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015
2. Độc tính bán trường diễn của dịch chiết tỏi đen Lý Sơn trên thỏ thí nghiệm.
Bảng 1: Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đen Lý Sơn đối với TLCT thỏ (n = 12).
Tlct (kg, X ± SD)
Thời điểm xét nghiệm

Lô chứng (1)

Lô dịch chiết liều 1 (2)

Lô dịch chiết liều 2 (3)

Trước thí nghiệm (a)

1,99 ± 0,12

1,98 ± 0,13

1,96 ± 0,10

Sau 3 tuần (b)

2,06 ± 0,12

2,09 ± 0,12

2,10 ± 0,12

p3-2 > 0,05

Sau 6 tuần (c)

2,21 ± 0,11

2,22 ± 0,11

2,22 ± 0,12

p3-1 > 0,05

p

p
p2-1 > 0,05

< 0,01

So sánh TLCT thỏ ở 2 lô dùng dịch chiết tỏi đen với lô chứng tại các thời điểm thấy
thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). So sánh giữa các thời điểm sau so với
trước thấy: TLCT thỏ ở cả 3 lô đều tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Bảng 2: Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đen Lý Sơn đối với điện tim thỏ ở đạo trình DII
(n = 12).
Thời điểm xét nghiệm

Lô chứng
(1)

Lô cao lỏng Liều 1 (2)

Lô cao lỏng Liều 2 (3)

p

Tần số tim (CK/phút, X ± SD)
Trước thí nghiệm (a)

238,17 ± 33,53

262,61 ± 42,64

256,39 ± 31,25

Sau 3 tuần (b)

255,51 ± 34,81

245,20 ± 35,91

243,12 ± 30,37

Sau 6 tuần (c)

241,33 ± 32,31

257,62 ± 41,81

255,39 ± 31,96

p

p2-1 > 0,05
p3-2 > 0,05
p3-1 > 0,05
-

pb-a > 0,05; pc-b > 0,05; pc-a > 0,05

Biên độ (mV, X ± SD)
Trước thí nghiệm (a)

0,376 ± 0,047

0,388 ± 0,062

0.379 ± 0,021

Sau 3 tuần (b)

0,390 ± 0,069

0,379 ± 0,051

0,381 ± 0,084

Sau 6 tuần (c)

0,374 ± 0,044

0,391 ± 0,073

0,382 ± 0,068

p
Sóng bất thường

Không

p3-2 > 0,05
p3-1 > 0,05
-

pb-a > 0,05; pc-b > 0,05; pc-a > 0,05
Không

p2-1 > 0,05

Không

-

So sánh từng lô giữa các thời điểm thí nghiệm và giữa các lô ở cùng một thời điểm
thấy: tần số và biên độ của điện tim thỏ thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Không có sóng bất thường trên điện tim của các lô thỏ tại thời điểm nghiên cứu.
70

Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015
Bảng 3: Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đen Lý Sơn đối với một số chỉ tiêu huyết học
của thỏ (n = 12).
Lô chứng
(1)

Thời điểm xét nghiệm

Lô cao lỏng Liều 1 (2)

Lô cao lỏng Liều 2 (3)

p

12

Số lượng hồng cầu thỏ (x 10 /l, X ± SD)
Trước thí nghiệm (a)

5,47 ± 0,89

5,59 ± 0,75

5,89 ± 0,68

Sau 3 tuần (b)

5,93 ± 1,19

5,81 ± 1,13

6,29 ± 1,35

Sau 6 tuần (c)

5,72 ± 0,22

5,49 ± 0,58

6,11 ± 103

p

p2-1 > 0,05
p3-2 > 0,05
p3-1 > 0,05

pc-a > 0,05; pb-a > 0,05; pc-b > 0,05

Số lượng HST thỏ (x g/l, X ± SD)
Trước thí nghiệm (a)

116,21 ± 20,75

129,21 ± 21,06

126,28 ± 18,62

Sau 3 tuần (b)

131,57 ± 14,21

123,75 ± 15,89

129,63 ± 13,98

Sau 6 tuần (c)

126,12 ± 10,31

135,94 ± 12,75

133,29 ± 17,12

p

p2-1 > 0,05
p3-2 > 0,05
p3-1 > 0,05

pc-a > 0,05; pb-a > 0,05; pc-b > 0,05
9

Số lượng bạch cầu thỏ (x 10 /l, X ± SD)
Trước thí nghiệm (a)

5,33 ± 1,21

5,41 ± 1,24

5,28 ± 0,91

Sau 3 tuần (b)

4,94 ± 1,18

5,52 ± 0,95

5,14 ± 1,03

Sau 6 tuần (c)

4,87 ± 0,95

5,05 ± 1,06

5,01 ± 0,87

p

p2-1 > 0,05
p3-2 > 0,05
p3-1 > 0,05

pc-a > 0,05; pb-a > 0,05; pc-b > 0,05
9

Số lượng tiểu cầu thỏ (x 10 /l, X ± SD)
Trước thí nghiệm (a)

288,97 ± 58,61

292,13 ± 45,14

296,91 ± 51,48

Sau 3 tuần (b)

298,32 ± 67,26

308,54 ± 58,41

311,12 ± 62,52

Sau 6 tuần (c)

303,84 ± 49,91

312,68 ± 60,73

301,57 ± 67,37

p

p2-1 > 0,05
p3-2 > 0,05
p3-1 > 0,05

pc-a > 0,05; pb-a > 0,05; pc-b > 0,05

So sánh từng lô giữa các thời điểm thí nghiệm và giữa các lô ở cùng một thời điểm
thấy: các chỉ số huyết học của thỏ (số lượng hồng cầu, HST, bạch cầu, tiểu cầu) thay đổi
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
71

Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015
Bảng 4: Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đen Lý Sơn đối với chức năng gan, thận của
thỏ (n = 12).
Thời điểm xét nghiệm

Lô chứng (1)

Lô cao lỏng Liều 1 (2)

Lô cao lỏng liều 2 (3)

p

Hoạt độ enzym AST của thỏ (U/l, X ± SD)
Trước thí nghiệm (a)

59,03 ± 14,35

61,42 ± 11,18

58,59 ± 15,81

Sau 3 tuần (b)

58,75 ± 17,62

59,48 ± 19,83

61,35 ± 23,46

Sau 6 tuần (c)

59,47 ± 18,66

60,34 ± 20,09

61,59 ± 19,89

p

p2-1 > 0,05
p3-2 > 0,05
p3-1 > 0,05

pc-a > 0,05; pb-a > 0,05; pc-b > 0,05
Hoạt độ enzym ALT của thỏ (U/l, X ± SD)

Trước thí nghiệm (a)

99,61 ± 12,13

104,01 ± 15,41

102,54 ± 17,68

Sau 3 tuần (b)

102,11 ± 15,37

107,95 ± 13,05

107,85 ± 18,24

Sau 6 tuần (c)

102,69 ± 16,24

103,76 ± 17,68

105,27 ± 16,87

p

p2-1 > 0,05
p3-2 > 0,05
p3-1 > 0,05

pc-a > 0,05; pb-a > 0,05; pc-b > 0,05
Nồng độ creatinin máu thỏ (μmol/l, X ± SD)

Trước thí nghiệm (a)

63,01 ± 9,03

62,36 ± 9,74

64,41 ± 11,70

Sau 3 tuần (b)

59,37 ± 8,94

56,51 ± 8,91

54,37 ± 10,85

Sau 6 tuần (c)

57,48 ± 8,73

57,32 ± 9,08

52,88 ± 9,93

p

p2-1 > 0,05
p3-2 > 0,05
p3-1 > 0,05

pc-a > 0,05; pb-a > 0,05; pc-b > 0,05
Nồng độ ure máu thỏ (mmol/l, X ± SD)

Trước thí nghiệm (a)

4,12 ± 0,91

4,08 ± 1,01

3,97 ± 0,89

Sau 3 tuần (b)

4,09 ± 0,89

4,02 ± 1,10

3,96 ± 0,85

Sau 6 tuần (c)

4,12 ± 1,01

3,97 ± 0,94

3,99 ± 0,91

p

p2-1 > 0,05
p3-2 > 0,05
p3-1 > 0,05

pc-a > 0,05; pb-a > 0,05; pc-b > 0,05

So sánh trong từng lô giữa các thời điểm thí nghiệm và giữa các lô ở cùng một thời
điểm thấy: hoạt độ enzym AST, ALT, hàm lượng creatinin máu, ure máu thay đổi không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

72

nguon tai.lieu . vn