Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Lê Hoàng Sơn Châu, ThS. Trần Hồng Phước Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Tp.HCM TÓM TẮT Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở: Thực trạng cơ sở vật chất; Thực trạng đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở đó lựa chọn được 03 tiêu chí đánh giá chất lượng công tác GDTC và tiến hành đánh giá thực trạng chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh. Từ khóa: Thực trạng, giáo dục thể chất, trung học phổ thông 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường trung học phổ thông Chuyên Trần Đại Nghĩa là trường trung học phổ thông (THPT) công lập chuyên ở TP. Hồ Chí Minh (dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 có năng khiếu), hoạt động theo hình thức bán trú. Hiện nay là một trong hai ngôi trường chuyên lớn thuộc hạng nhất nhì TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở vật chất: Trường có 02 cơ sở với 98 phòng học cho cả bậc THCS và bậc THPT, trong đó có 12 phòng học bộ môn phục vụ nhu cầu thí nghiệm nghiên cứu của các em học sinh. Khu bán trú rộng 3000m2 cho các em học sinh học bán trú tại trường. Hoạt động học tập: Trường có hệ chuyên cho THCS và THPT. THCS được dự tuyển theo hình 3 môn Văn, Toán, Anh. Đến đầu năm 2013 - 2014 nhà trường tổ chức thêm lớp chuyên Sinh cho học sinh khối THPT. Mô hình học tập của trường là khối chuyên Anh theo giáo trình của Solutions của Oxford University. Hàng năm số lượng học sinh được trao thưởng học bổng từ các tổ chức giáo dục đều đứng đầu thành phố. Đặc biệt, trường có hàng loạt các CLB nhằm giúp các em học sinh phát triển các kỹ năng cũng như thế mạnh của mình trong môi trường thực tế. Với khẩu hiệu: Học để biết – Học để làm – Học để tự khẳng định mình – Học để chung sống. Trong quá trình phát triển, Nhà trường luôn đặt chất lượng giáo dục lên hàng đầu và đã đào tạo được rất nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, vì mục tiêu chính của trường Chuyên Trần Đại Nghĩa là tuyển chọn và đào tạo học sinh năng khiếu các môn văn hóa, ngoại ngữ trên toàn TP. Hồ Chí Minh nên công tác GDTC đôi khi còn chưa thực sự được coi trọng và chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng của nhà trường. Vì vậy cùng với giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức thì Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận không thể thiếu trong việc tạo ra một con người phát triển toàn diện. Đây là hình thức giáo dục nhằm chuẩn bị thể lực và nâng cao sức khoẻ cho học sinh, những người lao động trí óc trong tương lai. 680
  2. Trong các bậc học phổ thông ở Việt Nam, tiểu học là bậc học nền tảng rất quan trọng. Là bậc học đặt nền móng cho quá trình phát triển toàn diện của mỗi con người. Công tác GDTC cho học sinh tiểu học được thực hiện không chỉ với vai trò là một mặt của giáo dục toàn diện (trang bị cho HS một số kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cần thiết nhằm rèn luyện tư thế cơ bản đúng, làm giàu vốn kỹ năng vận động, giúp các em làm quen với một số nề nếp, nội dung học tập, rèn luyện cho HS nếp sống lành mạnh, vui tươi, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác. Bước đầu vận dụng những kỹ năng đã học vào trong hoạt động ở trường và ở gia đình), mà còn có mục đích trực tiếp tác động tới quá trình phát triển thể chất cho các em. Đánh giá thực trạng công tác GDTC của Nhà trường là căn cứ để giáo viên có thể tác động các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành: Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC cho học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp: - Phương pháp tham khảo tài liệu - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp toán học thống kê 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh Thực trạng cơ sở vật chất của Nhà trường có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công tác GDTC. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hiện tại của Việt Nam, việc đầu tư cơ sở vật chất toàn diện cho trường học các cấp còn nhiều khó khăn, do đó, việc tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có, có biện pháp bảo quản và sử dụng số lượng cơ sở vật chất sẵn có của từng trường có vai trò vô cùng quan trọng. Để đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC cho học sinh THPT trường Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh, đề tài tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các giáo hiện hiện đang làm công tác GDTC về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, sân tập, dụng cụ tập luyện Thể dục thể thao của Nhà trường. Kết quả được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC cho học sinh THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh Năm học 2018-2019 Loại hình sân bãi – dụng cụ Trung Số lượng Tốt Kém bình Sân tập cầu lông ngoài trời 04 - 03 - Sân tập cầu lông trong nhà 01 01 - - Sân bóng đá + điền kinh: 01 01 - 01 - 681
  3. Sân đá cầu 02 - 02 - Sân bóng ném 01 - 01 - Nhà tập đa năng 01 - 01 - Thảm thể dục 01 - 01 - Qua bảng 1 cho thấy: Mặc dù được ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư nhưng thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC của Nhà trường còn có nhiều hạn chế. - Về số lượng sân tập: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tất cả các trường đều phải có sân tập đảm bảo từ 3.5m2 – 4m2/1 học sinh, con số này ở trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh là chưa đảm bảo. Thực tế, nhà trường chỉ có 01 sân điền kinh (được sử dụng luôn phần trong sân điền kinh làm sân bóng đá); 01 nhà tập đa năng; 04 sân cầu lông cả trong nhà và ngoài trời; 02 sân đá cầu; 01 thảm thể dục. Con số này so với toàn bộ học sinh nhà trường và phục vụ cả hoạt động TDTT nội khóa và ngoại khóa thì còn ít. Đồng thời, chất lượng các sân chủ yếu ở mức trung bình, chỉ có 01 sân cầu lông trong nhà được các giáo viên hiện đang làm công tác GDTC của Nhà trường Đánh giá ở mức độ tốt. - Các loại sân bóng như bóng đá, đá cầu, Cầu lông... còn quá ít và chiếm tỉ lệ thấp so với học sinh toàn trường, trong khi đó nhu cầu học sinh tham gia tập thể dục, ngoại khoá ngày càng tăng. Tóm lại chất lượng, số lượng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện GDTC cho học sinh trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học và tập luyện GDTC của Nhà trường. 2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên làm công tác GDTC cho học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh Thống kê thực trạng đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục thể chất tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP. Hồ Chí Minh cụ thể được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục thể chất tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh TT Nội dung Năm học 2017-2018 2018-2019 2019-2020 1 Số lượng giáo viên 12 14 14 2 Giới tính Nam 9 10 10 Nữ 3 4 4 3 Tổng số học sinh 2989 2991 3222 4 Tỷ lệ học sinh/giáo viên 249 214 231 5 Thâm niên công tác Dưới 5 năm 2 3 3 Trên 5 năm 10 10 10 6 Trình độ chuyên môn Sau đại học 3 4 6 Đại học 9 10 8 Dưới đại học 0 0 0 682
  4. 7 Trình độ tin học A 14 14 13 B 0 0 1 C 0 0 1 8 Trình độ ngoại ngữ A 4 4 4 B 8 10 10 C 0 0 0 Qua bảng 2. cho thấy: - Trong khi số lượng học sinh nhà trường có xu hướng tăng dần theo hàng năm thì số lượng giáo viên tăng ít. Tuy nhiên, con số này tăng cao hơn ở năm học 2019- 2020 là 3222 học sinh. - Về trình độ giáo viên: Trường không có giáo viên ở trình độ Cao đẳng. Có 06 giáo viên đạt trình độ Thạc sỹ và trong năm học 2019-2020 có 02 giáo viên tham gia chương trình học tập nâng cao trình độ (thạc sỹ giáo dục học TDTT), dự kiến hoàn thành chương trình vào năm 2022. Điền này nói lên trình độ của giáo viên là một thế mạnh của nhà trường để có thể áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học môn học GDTC trong Nhà trường. - Về thâm niên công tác: Độ tuổi trung bình của các giáo viên là 30 -45 tuổi, Đây là một ưu thế mạnh của trường vì giáo viên có thời gian công tác lâu năm lên kinh nghiệm giảng dạy phong phú, và lực lượng trẻ có thể tiếp cận khoa học kỹ thuật, do vậy trình độ chuyên môn của giáo viên trong GDTC dần dần được nâng lên theo yêu cầu mới của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Tất cả các giáo viên có ý thức vươn lên trong việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trong giảng dạy và trong nghiên cứu khoa học. Đây là lực lượng quan trọng quyết định tới sự phát triển của công tác giáo dục thể chất của nhà trường và được chúng tôi trình bày ở bảng 2. 2.3 Lựa chọn tiêu chí đánh giá chất lượng công tác GDTC cho học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh Để lựa chọn tiêu chí đánh giá chất lượng công tác GDTC cho học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh, đề tài tiến hành phân tích và tổng hợp các tài liệu quy định về phân phối chương trình GDTC cho học sinh THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tham khảo các tài liệu liên quan tới đánh giá chất lượng GDTC cho học sinh các trường phổ thông. Kết quả thu được 04 nội dung: - Đánh giá qua điểm học tập môn học GDTC - Đánh giá qua các chỉ số hình thái của học sinh - Đánh giá qua số lượng học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa - Đánh giá thể chất theo QĐ 53/2008 của Bộ GDĐT Để lựa chọn được những tiêu chuẩn phù hợp nhất đánh giá chất lượng GDTC cho học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh và thông qua các nguồn tư liệu khác nhau, kết hợp với kết quả phỏng vấn thông qua hình thức phiếu hỏi cán bộ có trách nhiệm trong và ngoài nhà trường giảng dạy trong GDTC ở các trường trường THPT để lựa chọn được các kết quả mang tính khách quan và khoa học, đề tài đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lí và giáo viên thể dục bằng phiếu hỏi. Số lượng phiếu phát ra là 30 phiếu và số phiếu thu về là 28 phiếu. 683
  5. Cách trả lời cụ thể: Số 1: Rất quan trọng Số 2: Quan trọng Số 3: Không quan trọng Trên cơ sở kết quả phỏng vấn, sơ bộ đề tài lựa chọn những tiêu chí được từ 80% ý kiến tán thành ở đánh giá quan trọng và rất quan trọng để đánh giá chất lượng công tác GDTC cho học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: Lựa chọn tiêu chí đánh giá chất lượng công tác GDTC cho học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh (n=30) Rất Quan Không T trọng quan trọng Tiêu chí quan trọng T mi % mi % mi % 1 Đánh giá qua điểm thi cuối học phần 26 92.85 2 7.15 0 0 môn học GDTC 2 Đánh giá qua các chỉ số hình thái của 19 67.86 4 14.28 5 17.86 học sinh 3 Đánh giá qua số lượng học sinh tham gia 24 85.71 3 10.71 1 3.58 tập luyện TDTT ngoại khóa 4 Đánh giá theo QĐ 53/2008 của Bộ 27 96.42 1 3.58 0 0.00 GDĐT Từ bảng 3 cho thấy: đề tài lựa chọn được 03 tiêu chí đánh giá chất lượng công tác GDTC cho học sinh THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể gồm: - Đánh giá qua điểm thi cuối học phần môn học GDTC số phiếu tán thành chiếm 92.85%. - Đánh giá qua số lượng học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa số phiếu tán thành chiếm 85.71%. - Đánh giá thông qua tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo Dục và Đào tạo phiếu tán thành chiếm 85.71%, còn chỉ tiêu đánh giá các chỉ số hình thái của học sinh có tỉ lệ tán thành là 67.86% nên không hợp lệ. Qua phỏng vấn lựa chọn được 03 tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC cho đối tượng nghiên cứu. 2.4 Thực trạng kết quả giáo dục thể chất của học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh Thống kê thực trạng kết quả GDTC của học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh năm học 2017-2020 . Kết quả được trình bày ở bảng 4. 684
  6. Bảng 4: Thực trạng kết quả GDTC của học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh Kết quả học tập TT Năm học Tốt - Khá Trung bình Không đạt 1 Năm 2017 - 2018 (n=2989) 79.2% 18.5% 2.3% 2 Năm 2018 - 2019 (n=2991) 85.5% 39.9% 1.6% 3 Năm 2019 - 2020 (n=3222) 86.3% 12.8% 0.9% Kết quả rèn luyện thân thể 4 Năm 2017 - 2018 (n=2989) 35.5% 59.2% 5.3% 5 Năm 2018 - 2019 (n=2991) 37.9% 57.5% 4.6% 6 Năm 2019 - 2020 (n=3222) 39.5% 59.5% 4.2% Tỷ lệ HS tập luyện TDTT ngoại khóa Có tham gia Không tham gia 7 Năm 2017 - 2018 (n=2989) 31.5 68.5 8 Năm 2018 - 2019 (n=2991) 33.8 66.2 9 Năm 2019 - 2020 (n=3222) 35.7 64.3 Qua bảng 4. cho thấy: - Thực trạng kết quả học tập của của học sinh THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh chủ yếu ở mức độ Tốt - Khá, tỷ lệ Khá, Tốt khá cao. - Thực trạng kết quả rèn luyện theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh cũng tương tự như kết quả học tập môn GDTC và phổ biến ở mức trung bình. Tỷ lệ học sinh tốt đạt mức thấp, tỷ lệ học sinh chưa đạt tiêu chuẩn còn ở mức cao 19-23%. - Về tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa: Tỷ lệ học sinh tập luyện ngoại khóa đạt chưa cao. Có lẽ vì vậy mà kết quả học tập môn GDTC và kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cũng thấp hơn. 3. KẾT LUẬN 1. Thực trạng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ GDTC cho học sinh trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. 2. Khi đánh giá chất lượng GDTC cho học sinh TDPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh cần chú ý đánh giá số lượng học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa và đánh giá theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Thực trạng kết quả GDTC của học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh phổ biến ở mức độ trung bình và tiêu chuẩn rèn luyện thân thể còn ít; Tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa thấp. 4. Trên cơ sở vận dụng và phát huy những ưu điểm của các tiêu chí đã ứng dụng, đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu và kiểm định với các biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng GDTC cho học sinh trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh. 685
  7. 5. Nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của công tác GDTC trong nhà trường, đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí ở mức có thể để phục vụ công tác GDTC, cải tiến phương pháp giảng dạy môn học thể dục nội khoá, tổ chức xúc tiến hoạt động ngoại khoá, xây dựng các câu lạc bộ TDTT và tổ chức tham gia các giải thể thao trong và ngoài trường ngày càng phát triển có chất lượng tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Như An (1999), Phương pháp dạy học và giáo dục, Nxb đại học quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng GDTC trong các trường Đại học - Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT. 3. Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Đào tạo (1994), Văn bản chỉ đạo công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp. 4. Lê Khánh Bằng (2002), Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học ở Đại học cho phù hợp với những yêu cầu mới của đất nước và thời đại tài tiêu dùng để nghiên cứu chuyên đề - Giáo dục học Đại học", Hà Nội 2000; tr 116. 5. Nguyễn Hữu Châu (1998), Sự phân loại các mục tiêu giáo dục và vấn đề đánh giá chất lượng giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội. 6. Lưu Quang Hiệp, Vũ Đức Thu (1989), Nghiên cứu về sự phát triển thể chất sinh viên các trường Đại học, Nxb TDTT Hà Nội. 7. Đặng Bá Lãm (1995), Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong giảng dạy đại học, Nxb đại học quốc gia, Hà Nội. 8. Novicop A.D - Matveep L.P (1990), Lý luận và phương pháp GDTC, Dịch: Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm, Nxb TDTT, Hà Nội. 9. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 686
nguon tai.lieu . vn