Xem mẫu

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP CỦA
BÀI THUỐC HA-02 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Bùi Thanh Hà*; Trần Quốc Bảo*
Hoàng Trung Vinh*; Đoàn Chí Cường*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp (HA) của thuốc HA-02 nhằm tìm hiểu cơ chế gây
hạ HA của thuốc và đánh giá hiệu quả hạ HA của thuốc trên mô hình chuột gây tăng HA.
Phương pháp: nghiên cứu tiến hành trên 2 mô hình tiếp lƣu tai thỏ cô lập theo phƣơng pháp
của Kracop, tiếp lƣu trên hệ mạch ếch theo phƣơng pháp của Trendlenbourg, đồng thời xây
dựng mô hình tăng HA trên chuột nhắt trắng và đánh giá hiệu quả hạ HA của thuốc HA-02 trên
mô hình này. Kết quả: thuốc HA-02 có tác dụng giãn mạch tai thỏ cô lập và hệ mạch ếch. Làm
tăng nồng độ NO và prostaglandin E2 và giảm triglycerid, cholesterol trong máu ngoại vi chuột
tăng HA. Thuốc có tác dụng hạ HA trên chuột tăng HA đạt 66,66%. Kết luận: thuốc HA-02 có
tác dụng giãn mạch hạ HA thông qua tăng nồng độ NO và prostaglandin E2.
* Từ khoá: Bệnh tăng huyết áp; Hạ huyết áp; Thuốc HA-02; Động vật thực nghiệm.

Study of Hypotensive Effects of Drug HA-02 on Experimental Animals
Summary
Objectives: To study the hypotensive mechanism of HA-02 drug and to evaluate its effects
on hypertensive mice. Subjects and methods: The research uses two continuously independent
models: on the rabbit’s ears based on the method of Kracop and on the frog’s vascular system
according to the method of Trendlenbourg, thereby constructs the model of hypertension on
white mice and examines the effects of HA-02. Results: HA-02 takes the effect of vasodilation
on rabbit’s ears and frog’s vascular system; raising the level of NO, prostaglandin E2, reducing
triglyceride and cholesterol in peripheral blood of hypertensive mice. The hypotensive effect of
HA-02 on hypertensive mice is 66.66%. Conclusion: HA-02 causes reducing the blood pressure
by increasing NO and prostaglandin E2.
* Key words: Hypertensive disease; Hypotension; HA-02 drug; Experimental animals.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng HA là một bệnh tim mạch, mạn
tính, phổ biến nhất trên thế giới và là một
bệnh nguy hiểm do tỷ lệ tử vong cao, để
lại di chứng nặng nề nhƣ tai biến mạch

máu não, nhồi máu cơ tim… ảnh hƣởng
chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh và
trở thành gánh nặng về kinh tế cho gia
đình họ và xã hội.

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Thanh Hà (buiha103@gmail.com)
Ngày nhận bài: 05/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/04/2015
Ngày bài báo được đăng: 04/05/2015

21

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015

Từ lâu, các nhà khoa học trong nƣớc
và trên thế giới quan tâm nghiên cứu tìm
hiểu cơ chế bệnh sinh và phát triển các
loại thuốc có hiệu quả trong điều trị t¨ng
HA và các biến chứng của t¨ng HA, hiện
nay đây vẫn là vấn đề cấp thiết. Thực hiện
phƣơng châm kết hợp hai nền y học,
Bộ môn Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện
Quân y 103 trên cơ sở biện chứng luận trị
theo lý luận của y học cổ truyền về nguyên
nhân, cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng
HA, đồng thời vận dụng kết quả nghiên
cứu y học hiện đại về tác dụng dƣợc lý
của từng vị thuốc đã xây dựng bài thuốc
“HA-02” gồm 15 vị thuốc đông dƣợc để
điều trị bệnh tăng HA. Bài thuốc có tác
dụng bình can tiềm dƣơng, tƣ bổ can
thận âm, hoạt huyết trừ đàm và lợi thủy.
Để tìm hiểu một cách có khoa học và
đầy đủ về tác dụng điều trị bệnh tăng HA
của thuốc HA-02, chúng tôi tiến hành đề
tài này nhằm: Đánh giá hiệu quả hạ HA
của thuốc HA-02 trên mô hình chuột gây
tăng HA.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu, phƣơng tiện và đối
tƣợng nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:

* Nguyên liệu nghiên cứu:
- Thành phần thuốc “HA-02”:
Thạch quyết minh (Concha Haliotidis)
20 g, Câu đằng (Ramulus cum Uncariae
Uncis) 20 g, Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)
15 g, Bạch thƣợc (Radix Paconiae alba)
15 g, Đƣơng quy (Radix Angelicae sinensis)
15 g, Xuyên khung (Rhizoma chuanxiong)
12 g, Ngƣu tất (Radix Achyranthis
bidentatae) 12 g, Đại hoàng (Rhizoma
Rhei) 6 g, Trạch tả (Rhizoma lismatis)
12 g, Ích mẫu (Herba Leonuri ) 20 g, Bình
vôi (Stephania glabra) 12 g, Đỗ trọng
(Cortex Eucommiae) 15 g, Chỉ xác (Fructus
Citri aurantii) 15 g, Tang ký sinh (Ramulus
Lorantoran parasiticus) 15 g, Đan sâm
(Radix Salviae militiorrhizae) 20 g.
- Dạng thuốc sử dụng: cao đặc tỷ lệ 2/1.
- Thuốc đƣợc bào chế tại Xí nghiệp
Dƣợc phẩm TW1, đạt tiêu chuẩn Dƣợc
điển Việt Nam IV, do Khoa Dƣợc - Bệnh
viện Quân y 103 cung cấp.
* Phương tiện và trang thiết bị dùng
trong nghiên cứu:
- Máy xét nghiệm huyết học Coulter LH
780, máy sinh hóa AU5800 (Hãng Beckman,
Coulter).
- Hệ thống Powerlab, cân điện tử.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

- Chuột nhắt trắng: 80 con dòng Swiss,
trọng lƣợng 20 ± 5 g/con.

Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm,
mô tả cắt ngang có đối chứng.

- Thỏ: 20 con trƣởng thành, trọng lƣợng
từ 1,8 - 2,3 kg/con.

* Ảnh hưởng của thuốc lên cơ trơn
động mạch: nghiên cứu đƣợc tiến hành
tại Bộ môn Sinh lý, Học viện Quân y.

- Ếch trƣởng thành: 30 con có trọng
lƣợng 100 - 120 g/con.
Tất cả động vật nghiên cứu đều khỏe
mạnh, ở cả hai giống, đƣợc nuôi trong
điều kiện thí nghiệm tại Bộ môn Sinh lý,
Học viện Quân y.
22

- Ảnh hƣởng của thuốc lên cơ trơn động
mạch tai thỏ:
Đánh giá thông qua thí nghiệm tiếp lƣu
trên tai thỏ cô lập theo phƣơng pháp của
Kracop: 20 tai thỏ cô lập khỏi cơ thể, rửa

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015

sạch máu trong mạch máu bằng dung
dịch ringer, chia thành 2 nhóm: nhóm
chứng truyền dung dịch ringer (10 tai),
nhóm thử truyền dung dịch thuốc 0,05%
(10 tai) với thể tích dịch 500 ml, ở độ cao
100 cm, tốc độ 20 giọt/phút. Đếm số giọt
dịch chảy ra từ 2 tĩnh mạch vành tai thỏ
trƣớc và trong khi truyền từng loại dịch
trong 3 phút tại các thời điểm: xuất phát,
sau 5, 15, 30, 60 và 90 phút và sau khi
truyền lại dung dịch ringer lần 2.
So sánh với lƣợng dịch chảy ra ở lô
chứng: nếu số giọt chảy ra ở 2 tĩnh mạch
vành tai thỏ ở lô thử tăng so với lô chứng
là giãn mạch, số giọt dịch giảm là co mạch.
- Ảnh hƣởng của thuốc lên hệ mạch
ếch: đánh giá thông qua thí nghiệm tiếp
lƣu trên hệ mạch ếch theo phƣơng pháp
của Trendlenbourg: đặt một ống potylen
vào động mạch chủ và một canuyn thủy
tinh vào tĩnh mạch chủ dƣới ếch, rửa
sạch máu bằng dung dịch ringer. Chia
ếch làm 2 nhóm: nhóm truyền dịch thuốc
0,05% (15 con), nhóm truyền dịch ringer
(15 con), với thể tích dịch 500 ml, ở độ
cao 100 cm, tốc độ 20 giọt/phút. Đếm số
giọt dịch chảy ra từ tĩnh mạch trong 3 phút
tại các thời điểm: xuất phát, sau 5, 15, 30,
60, 90 phút và sau khi truyền lại dung
dịch ringer lần 2.
So sánh với lƣợng dịch chảy ra ở lô
chứng: nếu số giọt chảy ra ở tĩnh mạch
tăng so với chứng là giãn mạch, số giọt
giảm là co mạch.
* Tác dụng của thuốc HA-02 trên mô
hình chuột tăng HA:
- Mô hình chuột tăng HA thực nghiệm:
Nguyên lý gây mô hình đƣợc xây dựng
dựa trên kết hợp của nhiều mô hình đơn lẻ:
sử dụng chế độ ăn giàu chất béo (Yamakawa,

1995), uống nƣớc muối trƣờng diễn (Rathod,
1997) và sử dụng corticoid (Seyle, 1957)
[2, 4, 5].
68 chuột nhắt trắng dòng Swiss có trọng
lƣợng 20 ± 5 g/con đƣợc chia làm 2 lô:
+ Lô chứng: 18 chuột khỏe mạnh, nuôi
với chế độ ăn bình thƣờng bằng thức ăn
chuẩn do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng
(VSDTTW) cung cấp, uống nƣớc sạch.
+ Lô gây tăng HA: 50 chuột đƣợc nuôi
bằng viên thức ăn cám gạo (60%), mỡ
lợn (30%), lòng đỏ trứng, sữa béo, lạc
nhân (10%), uống nƣớc NaCl 2% thay
cho nƣớc thông thƣờng. Tiêm bắp thuốc
K-cort với liều 50 mg/kg/lần x 2 lần/tuần.
Sau 8 tuần, tiến hành cân đo trọng lƣợng
và đo HA ở cả 2 nhóm bằng phƣơng pháp
đo gián tiếp ở đuôi chuột qua đầu đo áp
lực của hệ thống Powerlab: trƣớc khi đo,
bỏ đói chuột trong 18 giờ, gây mê bằng
nembuthal 50 mg/kg, cố định đuôi chuột
trong sensor nhận cảm áp lực của hệ
thống Powerlab. Thu thËp vµ xö lý tín
hiệu b»ng phần mềm chuyên dụng
Labchart (Hoa Kỳ). Chuột đƣợc chẩn
đoán tăng HA khi HA tâm thu (HATT) ≥
140 mmHg và hoặc HA tâm trƣơng
(HATTr) ≥ 90 mmHg.
Tiếp tục nuôi chuột khỏe mạch và số
chuột tăng HA trong thời gian 30 ngày
bằng chế độ ăn bình thƣờng và uống
nƣớc sạch. Sau đó lấy máu để định
lƣợng cholesterol toàn phần, triglycerid.
So sánh kết quả với chuột khỏe mạnh,
chuột tăng HA không đƣợc điều trị và
chuột tăng HA đƣợc uống thuốc HA-02.
* Tác dụng của thuốc trên mô hình
chuột tăng HA thực nghiệm: đƣợc nghiên
cứu theo phƣơng pháp mô tả cắt ngang
có đối chứng.
23

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015

Thiết kế nghiên cứu: chia chuột thành
3 lô, gồm 2 chứng và 1 lô thử, mỗi lô 18
con: lô chứng 1: 18 chuột khỏe mạnh, lô
chứng 2: 18 chuột tăng HA. Lô thử gồm
18 chuột tăng HA cho uống thuốc HA-02
với liều 5 g/kg/ngày. Thuốc thử đƣợc đƣa
thẳng vào dạ dày chuột bằng kim cong
đầu tù vào các buổi sáng từ 8 - 10 giờ,
1 lần/ngày x 30 ngày. Chuột đối chứng và
chuột thí nghiệm đƣợc nuôi trong cùng
một điều kiện (nhiệt độ môi trƣờng 250C,
độ ẩm không khí 80 - 90% và cùng một
chế độ dinh dƣỡng). Thời gian theo dõi và
đánh giá 30 ngày. Các chỉ tiêu theo dõi:
- Ảnh hƣởng của thuốc lên cân nặng:
cân chuột bằng cân điện tử, 1 lần/tuần.
So sánh chỉ số cân nặng trƣớc và sau
điều trị.
- Tác dụng hạ HA của thuốc: sau 30
ngày uống thuốc, tiến hành đo HA chuột
ở cả 3 nhóm bằng phƣơng pháp đo gián
tiếp ở đuôi chuột. Kết quả đƣợc so sánh
với chuột đối chứng khỏe mạnh không

tăng HA và chuột tăng HA không đƣợc
uống thuốc.
- Tác dụng của thuốc lên chuyển hóa
lipid máu: sau 30 ngày uống thuốc, tiến
hành lấy máu, định lƣợng cholesterol và
triglycerid trong huyết tƣơng trên hệ thống
xét nghiệm hoá sinh tự động tại Khoa
Sinh hóa, Bệnh viện Quân y 103. So sánh
kết quả với chuột đối chứng khỏe mạnh
và chuột tăng HA nhƣng không đƣợc
uống thuốc.
- Tác dụng của thuốc lên NO và
prostaglandin E2: định lƣợng nồng độ NO,
prostaglandin E2 trong máu ngoại vi chuột
bằng các bộ kit thƣơng phẩm vào ngày
thứ 30 của đợt điều trị tại Bộ môn Sinh lý
bệnh, Học viện Quân y.
* Xử lý số liệu:
Phân tích và xử lý số liệu bằng
phƣơng pháp thống kê y học, sử dụng
phần mềm SPSS 20.0. So sánh kết quả
trƣớc và sau điều trị theo từng cặp bằng
kiểm định t-test.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Ảnh hƣởng của thuốc lên thành mạch.
Bảng 1: Lƣợng dịch chảy qua hệ mạch tai thỏ cô lập.
NHÓM THUỐC
(n = 10) (giọt/phút)

NHÓM CHỨNG
(n = 10) (giọt/phút)

p

Xuất phát

21,20 ± 4,03

20,70 ± 3,95

> 0,05

Sau 5 phút

19,00 ± 3,16

16,20 ± 4,32

> 0,05

Sau 15 phút

19,10 ± 3,96

15,67 ± 5,50

< 0,05

Sau 30 phút

20,20 ± 4,03

15,70 ± 4,95

< 0,001

Sau 60 phút

21,40 ± 4,22

15,40 ± 4,32

< 0,001

Sau 90 phút

22,10 ± 3,25

15,70 ± 4,42

< 0,001

Sau rửa 5 phút, truyền dịch ringer

18,10 ± 3,4 3

Sau rửa 10 phút truyền dịch ringer

17,50 ± 2,50

Sau rửa 15 phút truyền dịch ringer

17,50 ± 2,55

THỜI ĐIỂM

24

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015

Bảng 2: Lƣợng dịch chảy ra từ hệ mạch cơ thể ếch.
NHÓM THUỐC
(n = 10) (giọt/phút)

NHÓM CHỨNG
(n = 10) (giọt/phút)

p

Xuất phát

21,20 ± 2,10

21,20 ± 2,10

> 0,05

Sau 5 phút

22,13 ± 4,37

18,07 ± 4,99

> 0,05

Sau 15 phút

24,07 ± 5,27

18,43 ± 3,61

< 0,001

Sau 30 phút

25,20 ± 5,62

17,47 ± 4,12

< 0,001

Sau 60 phút

25,13 ± 4,70

17,20 ± 3,61

< 0,001

Sau 90 phút

24,73 ± 4,19

16,67 ± 3,34

< 0,001

Sau rửa 5 phút, truyền dịch ringer

20,13 ± 4,08

Sau rửa 10 phút, truyền dịch ringer

20,53 ± 2,53

Sau rửa 15 phút, truyền dịch ringer

20,47 ± 2,38

THỜI ĐIỂM

Thí nghiệm tiếp lƣu trên tai thỏ cô lập nhằm đánh giá tác dụng trực tiếp của thuốc
HA-02 lên cơ trơn thành mạch, vì tai thỏ đã đƣợc cô lập khỏi cơ thể. Đồng thời đánh giá
tác dụng gián tiếp của thuốc trên hệ mạch thông qua thí nghiệm tiếp lƣu trên hệ mạch
cơ thể ếch. Trong thí nghiệm tiếp lƣu trên tai thỏ cô lập thấy: ở nhóm truyền dịch thuốc:
lƣợng dịch chảy ra từ hai tĩnh mạch rìa tai thỏ tăng rõ rệt so với nhóm truyền dịch ringer
trong suốt 90 phút thí nghiệm (bảng 1), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Trong thí nghiệm tiếp lƣu trên hệ mạch cơ thể ếch, lƣợng dịch chảy ra từ hệ mạch ếch
ở nhóm truyền dịch thuốc, tăng rõ rệt từ phút thứ 15 cho đến phút thứ 90 của thí nghiệm,
trong khi đó ở nhóm truyền dịch ringer, lƣợng dịch chảy ra có xu thế giảm (bảng 2),
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điều này cho thấy thuốc HA-02 có tác
dụng làm giãn cơ trơn thành mạch thỏ và ếch.
2. Tác dụng của thuốc HA-02 trên mô hình chuột tăng HA.
* Kết quả tạo mô hình chuột tăng HA:
- Thay đổi trọng lƣợng chuột:
Bảng 3: Thay đổi trọng lƣợng sau 8 tuần gây tăng HA.
n
LÔ NGHIÊN CỨU

CÂN NẶNG (g)

Trƣớc thí nghiệm Sau thí nghiệm

TRỌNG
LƢỢNG TĂNG
%

% TĂNG SO VỚI
ĐỐI CHỨNG

180

Chứng

18

21,9 ± 1,5

24,4 ± 1,5

11,41

Mô hình gây tăng HA

50

22,2 ± 1,5

29,2 ± 1,2

31,5

p > 0,05

p < 0,01

p chứng-mô hình

25

nguon tai.lieu . vn