Xem mẫu

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ 2-2015

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
CỘT SỐNG THẮT LƢNG CỦA PHƢƠNG PHÁP
TIÊM NGOÀI MÀNG CỨNG KỸ THUẬT HAI KIM
Trần Thị Bích Thảo*; Nguyễn Văn Chương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ cột sống thắt lưng (CSTL)
ở bệnh nhân (BN) thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) CSTL. Đánh giá kết quả lâm sàng của phương
pháp tiêm ngoài màng cứng (NMC) với kỹ thuật hai kim. Nhận xét tác dụng không mong muốn,
tai biến, biến chứng của các phương pháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 73 BN
được chẩn đoán TVĐĐ CSTL theo tiêu chuẩn chẩn đoán và loại trừ chung, chia thành 2 nhóm;
nhóm nghiên cứu (37 BN) điều trị bằng tiêm NMC kỹ thuật hai kim, nhóm chứng (36 BN) điều trị
bằng kỹ thuật một kim và so sánh kết quả điều trị 2 nhóm với nhau. Kết quả: đặc điểm lâm sàng
và cộng hưởng từ: 98,6% BN có chỉ số Schober giảm, các triệu chứng trong tiêu chuẩn chẩn
đoán mSaporta chiếm tỷ lệ cao (83,6 - 98,6%). Trên hình ảnh cộng hưởng từ TVĐĐ L4-L5
(45,2%), L5-S1 (13,7%), kết hợp L4-L5 và L5-S1 20,5%). Kết luận: cả 2 nhóm BN đạt kết quả điều
trị cao, nhóm tiêm bằng kỹ thuật 2 kim có kết quả tốt hơn (p < 0,05), đặc biệt ở BN có TVĐĐ lớn,
đa tầng và sau mổ. Không thấy tác dụng không mong muốn ở cả 2 nhóm.
* Từ khóa: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; Kỹ thuật hai kim; Tiêm ngoài màng cứng.

Study of Effect Treatment of Peridural Injection by Two-Needle
Technique on Lumbar Intervertebral Disc Herniation
Summary
Purposes: Describing the clinical feature and MRIs at patients with lumbar intervertebral disc
herniation. Determining the effectiveness of peridural injection with two-needle technique in
treatment of patients with lumbar intervertebral disc herniation. Method: Two groups of lumbar
intervertebral disc herniation patients were selected and excluded according to defined criteria
and treated with two peridural injection techniques. The first one (study group 37 patients) received
the two-needle technique, whereas the control group treated with one-needle technique.
Results: The clinical features and MRIs: 98.5% of patients showed decreasing Schober-index;
the symptoms of mSaporta diagnostic criteria had high percentage (83.6 - 98.6%); in MRI
herniation of L4-L5 45.2%, L5-S1 13.7% and both of these discs 20.5%. All both groups showed
good treatment results, but the study group showed better results than control group; especially in
* Học viện Quân y
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Trần Thị Bớch Thảo (bichthaotka4@gmail.com)
Ngày nhận bài: 31/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/02/2015
Ngày bài báo được đăng: 26/02/2015
patient with big herniation, multilevel herniation with failed back syndrom (p > 0.05). Not any
side effects were seen during study time. Conclusion: The peridural injection with the two-needle

49

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ 2-2015
and one-needle technique had high treatment effectiveness, the two-needle technique has more
effect than the one-needle technique (p < 0.05), especially in cases of big; multilevel and
postoperative herniation. No sides effects are seen in both group.
* Key words: Lumbar intervertebral disc herniation; Two-needle technique; Peridural injection.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là
một bệnh lý thường gặp, chiếm phần lớn
trong các bệnh lý về cột sống. Theo thống
kê 10 năm (2004 - 2013) của Nguyễn Văn
Chương và CS, trong tổng số BN điều trị
tại Khoa Nội Thần Kinh, Bệnh viện Quân
y 103, TVĐĐ CSTL chiếm tỷ lệ cao nhất
(26,94%). Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi
lao động, đang có nhiều đóng góp cho xã
hội. Vì vậy, bệnh gây ảnh hưởng nhiều
đến nền kinh tế xã hội.
Cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật và tiến bộ trong y học, đã có
nhiều phương pháp điều trị TVĐĐ CSTL
được ứng dụng theo ba hướng: điều trị bảo
tồn, can thiệp tối thiểu và phẫu thuật. Mỗi
phương pháp đều có những ưu điểm đặc
thù, bên cạnh đó cũng có nhược điểm
riêng và tỷ lệ thất bại nhất định. Tuy
nhiên, theo các tác giả trong và ngoài
nước, phương pháp điều trị bảo tồn vẫn
là chỉ định hàng đầu cho hầu hết các
trường hợp và đạt kết quả điều trị cho
90% BN TVĐĐ. Vì các thủ thuật nội khoa
thường là chỉ định đầu tiên, dễ thực hiện
và không gây tổn thương đến cấu trúc
giải phẫu của cơ thể, nhưng kết quả điều
trị vẫn cao.
Trong các phương pháp điều trị, tiêm
NMC được xem là phương pháp điều trị
bảo tồn chủ đạo cho TVĐĐ CSTL. Tuy
nhiên, tỷ lệ không đạt mục tiêu điều trị
còn khá cao. Đã có nhiều đề tài được

50

thiết kế và triển khai độc lập nghiên cứu
về các phương pháp điều trị bảo tồn
TVĐĐ CSTL, tỷ lệ BN không đạt mục tiêu
điều trị chiếm 9,28 - 28,9%. Một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết
quả điều trị có thể do nhiều BN có rãnh
ống sống, ổ TVĐĐ lớn, thoát vị đa tầng
hoặc đã phẫu thuật một hoặc nhiều lần,
gây cản trở việc ngấm thuốc. Như vậy, vấn
đề đặt ra là tìm một giải pháp để thuốc có
thể ngấm qua được các chỗ NMC bị hẹp
do ổ thoát vị lớn, TVĐĐ đa tầng và ngấm
qua được chỗ ống sống thay đổi hình thái,
cấu trúc sau phẫu thuật. Do vậy, chúng tôi
tiến hành đề tài này nhằm:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh
cộng hưởng từ CSTL ở BN TVĐĐ CSTL.
- Đánh giá kết quả lâm sàng của
phương pháp tiêm NMC với kỹ thuật hai
kim so với kỹ thuật một kim hiện đang
được sử dụng tại Khoa A4 - Bệnh viện
Quân y 103. Nhận xét tác dụng không
mong muốn, tai biến, biến chứng của các
phương pháp này.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
73 BN được chẩn đoán xác định TVĐĐ
CSTL, điều trị tại Bộ môn - Khoa Nội thần
kinh (AM4), Bệnh viện Quân y 103 từ
tháng 12 - 2013 đến 6 - 2014. Chia ngẫu
nhiên BN thành 2 nhóm: nhóm nghiên
cứu 37 BN, nhóm chứng 36 BN.
* Tiêu chuẩn chọn BN:

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ 2-2015

- Tiêu chuẩn lâm sàng:
+ BN được chẩn đoán TVĐĐ CSTL theo
tiêu chuẩn m.Saporta (1970).
+ BN TVĐĐ CSTL giai đoạn II - IIIa
(theo Arseni K).
- Tiêu chuẩn chẩn đoán hình ảnh: tất
cả BN đều được chụp cộng hưởng từ và
có hình ảnh TVĐĐ CSTL.
- Tiêu chuẩn hòa hợp: hình ảnh TVĐĐ trên
cộng hưởng từ phải phù hợp với triệu
chứng lâm sàng về phương diện định khu.

môn - Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện
Quân y 103 (25 điểm).
- Nghiên cứu cận lâm sàng: chủ yếu
thống kê các đặc điểm trên hình ảnh cộng
hưởng từ của BN như vị trí đĩa đệm thoát
vị, số tầng đĩa đệm thoát vị, mức độ chèn
ép thần kinh.
- Mức độ chèn ép thần kinh: xác định
trên một hình ảnh cộng hưởng từ axial
có mức độ thoát vị lớn nhất (theo
Nguyễn Văn Chương).

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- TVĐĐ CSTL kèm theo các bệnh nội
khoa khác như: rối loạn đông chảy máu, suy
gan, suy thận, lao, viêm nhiễm vùng CSTL,
đang có sốt...

- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.

H

E

c

- BN có TVĐĐ CSTL kèm theo trượt
đốt sống. Thoát vị và tổn thương đĩa đệm
do lao, ung thư cột sống.
- BN có chống chỉ định với các thuốc
trong phác đồ điều trị TVĐĐ CSTL.

d

a

- TVĐĐ CSTL kèm theo các bệnh thần
kinh khác: viêm đa dây thần kinh, xơ cột
bên teo cơ, u tủy, viêm tủy, chấn thương
cột sống...

I
b
Độ
4

1

F
2

G

3

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mở,
ngẫu nhiên, có đối chứng.
* Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu lâm sàng:
+ 73 BN đều được khám và thống kê
theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất
với các nội dung: đặc điểm chung (tuổi,
giới, nghề nghiệp...), đặc điểm khởi phát
bệnh, hoàn cảnh xuất hiện, đặc điểm triệu
chứng đau và triệu chứng lâm sàng.
+ Tính điểm lâm sàng trước và sau
điều trị theo Bảng điểm Lâm sàng của Bộ

51

Hình 1: Mức độ chèn ép trên cộng hưởng từ.
a: Đường là trục trước - sau của đốt sống.
b: Đường thẳng vuông góc với a qua điểm
thành sau ống sống.
c: Đường thẳng vuông góc với a qua điểm
thành trước lỗ liên đốt.
d: Đường thẳng song song a qua chỗ hẹp
nhất của lỗ liên đốt.
EG: Đường chéo hình chữ nhật EHGF.
Điểm I: Giao điểm giữa đường chéo EG và
thành sau ống sống.

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ 2-2015
Đoạn thẳng EI được chia đều thành 4 phần
bằng, nhau, tương ứng với 4 độ chèn ép thần
kinh 1, 2, 3, 4 theo hướng từ E đến G.

- Nghiên cứu điều trị:
+ 73 BN nghiên cứu đều được điều trị
theo một phác đồ nền chung, gồm thuốc:
tăng dẫn truyền thần kinh (galanthamin 5 mg),
phục hồi bao myelin (nucleo CMP forte 2
viên/ngày), chống viêm non-steroid (celebrex
0,2 x 2 viên/ngày), giãn cơ (mydocalm
150 mg x 2 viên/ngày), vitamin nhóm B
liều cao (neurobion x 2 viên/ngày).
- 37 BN trong nhóm nghiên cứu được
tiêm NMC với kỹ thuật hai kim (bơm 1 ml
depo-medrol pha với 4 ml lidocain), chia
đều 5 ml hỗn hợp thuốc ra 2 bơm tiêm và
tiêm song song theo quy trình tiêm NMC
qua 2 đường (liên gai và hốc xương cùng).
- 36 BN nhóm chứng được tiêm NMC
với kỹ thuật một kim (bơm 1 ml depomedrol pha với 4 ml lidocain) cả 5 ml hỗn
hợp thuốc tiêm qua 1 bơm tiêm theo quy
trình tiêm NMC qua đường liên gai.
- Đánh giá kết quả điều trị.
- Tính điểm lâm sàng trước và sau điều
trị: theo Bảng điểm lâm sàng của Bộ môn
Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103.
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả:
+ Điểm chèn ép thần kinh: điểm bệnh
lý = 25 - điểm lâm sàng trước điều trị;

điểm thuyên giảm = điểm lâm sàng trước
trừ điểm lâm sàng sau điều trị; hệ số
thuyên giảm = điểm thuyên giảm chia cho
điểm số trước điều trị.
+ Đánh giá theo thang điểm MacNab.
+ Đánh giá hiệu quả điều trị của từng
phương pháp và so sánh hiệu quả điều
trị của hai phương pháp với nhau.
+ Đánh giá theo ý kiến tự nhận định
của bản thân BN về kết quả điều trị.
+ BN tự đánh giá kết quả điều trị của
mình đạt được bao nhiêu % so với trước
khi điều trị .
+ Đánh giá hiệu quả điều trị: rất tốt
(hệ số thuyên giảm từ 0,8 - 1,0); tốt (hệ số
thuyên giảm từ 0,65 đến < 0,8); trung
bình: (hệ số thuyên giảm 0,5 đến < 0,65);
kém: (hệ số thuyên giảm < 0,5); đạt mục
tiêu điều trị khi hệ số thuyên giảm ≥ 0,5.
Không đạt mục tiêu điều trị khi hệ số
thuyên giảm < 0,5.
+ Đánh giá tác dụng không mong
muốn: thống kê biến chứng lâm sàng của
từng phương pháp; đánh giá ảnh hưởng
của hai phương pháp điều trị tới chức
năng gan, thận...
* Phương pháp xử lý số liệu: xử lý trên
máy tính với phần mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi, giới.
BN
TUỔI, GIỚI

Tuổi BN

52

NHÓM NGHIÊN CỨU

NHÓM CHỨNG

TỔNG
p

n

%

n

%

n

%

20 - 29

4

10,81

3

8,33

7

9,59

> 0,05

30 - 39

7

18,92

7

19,44

14

19,18

> 0,05

40 - 49

14

37,84

13

36,11

27

36,99

> 0,05

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ 2-2015
50 - 59

12

32,43

13

36,12

25

34,24

Cộng

37

100

36

100

73

100

X ± SD

> 0,05

46,81 ± 11,08

46,52 ± 10,97

46,65 ± 11,03

> 0,05

Nam

22

59,5

15

41,7

37

50,7

> 0,05

Nữ

15

40,5

21

58,3

36

49,3

> 0,05

Cộng

37

100

36

100

73

100

Giới tính (tỷ lệ
nam/nữ = 1,05/1)

Tuổi trung bình chung hai nhóm 46,65 ± 11,03. Lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 40 - 49
(36,99%), 20 - 49 tuổi chiếm 65,76%. Nam 50,7%, nữ 49,3%. Tỷ lệ giới tính giữa 2
nhóm chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả này tương tự nghiên cứu của Bùi Quang Tuyển (77,7%) [9], Nguyễn Văn
Chương (67,7%) [1], Hoàng Văn Thuận (85,54%) [7], Hồ Hữu Lương (91,8%) [5]. Theo
R. Prasad (89,4%) [8], phân bố tỷ lệ nam/nữ = 1,05. Các tác giả trong và ngoài nước
công bố tỷ lệ này cao hơn, tuy nhiên, nam cao hơn nữ (Vũ Hùng Liên 2/1, R.
Prasad 1,89/1) [4].
- Đặc điểm nghề nghiệp: BN thường có nghề lao động thể chất nặng (72,6%). Tuy
nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy những BN lao động trí óc mà công
việc đòi hỏi giữ nguyên một tư thế trong thời gian lâu (nhân viên văn phòng) cũng có
nguy cơ mắc TVĐĐ CSTL cao (tương tự với Ngô Thanh Hồi [2], Hồ Hữu Lương [5],
Bùi Quang Tuyển [9]).
Bảng 2: Thời gian mắc bệnh.
NHÓM
NHÓM NGHIÊN CỨU

NHÓM CHỨNG

TỔNG

p

THỜI GIAN MẮC BỆNH

53

n

%

n

%

n

%

< 1 tháng

0

0

2

5,6

2

2,7

> 0,05

1 - 6 tháng

4

10,8

5

13,9

9

12,3

> 0,05

6 - 12 tháng

3

8,1

5

13,9

8

11

> 0,05

> 12 tháng

30

81,1

24

66,7

54

74

> 0,05

Tổng

37

100

36

100

73

100

> 0,05

nguon tai.lieu . vn