Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA NAM HỌC SINH THAM GIA CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ NGOẠI KHÓA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÂN THÔNG HỘI, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TS. Lưu Trí Dũng, ThS. Nguyễn Thiên Lý, ThS. Nguyễn Minh Thắng Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM TÓM TẮT Muốn có đội bóng đá tốt, đáp ứng yêu cầu thi đấu bóng đá hiện đại, đòi hỏi ở cầu thủ khả năng toàn diện, với trình độ cao về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tinh thần. Để có thể hoạt động tích cực, chủ động cả trong phòng thủ và trong tấn công suốt cả trận đấu, hơn bao giờ hết đòi hỏi cầu thủ phải có một thể lực sung mãn, được duy trì cho tới cuối trận đấu. Muốn phát huy tốt khả năng kỹ thuật, chiến thuật trong các tình huống luôn biến đổi theo nhịp độ của trận đấu, cầu thủ cần phải được chuẩn bị thật tốt và toàn diện về thể lực. Nhận thấy được thể lực là cơ sở vững chắc để phát triển môn bóng đá, đề tài đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển thể lực của nam học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá ngoại khóa trường THPT Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, TP.HCM để làm cơ sở tuyển chọn và điều chỉnh quá trình huấn luyện hợp lý đạt kết quả tốt hơn. Từ khóa: Bóng đá, thể lực, câu lạc bộ ngoại khóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bóng đá là môn thể thao đem lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực giáo dục thể chất và sức khỏe, trong giáo dục đạo đức và nhân cách, trong giải trí, trong giao lưu văn hóa xã hội. Bóng đá còn là cầu nối giữa các dân tộc, các quốc gia. Bóng đá làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, tiếng nói hòa bình trên thế giới dù khác nhau về chính trị, tôn giáo hay màu da. Ở Việt Nam, môn bóng đá đã và đang phát triển rộng rãi và mạnh mẽ, có nhiều hệ thống thi đấu hằng năm từ xã, phường, quận, huyện, thành phố đến giải vô địch quốc gia, cúp các câu lạc bộ mạnh toàn quốc. Đặc biệt có các giải quốc tế như: SEAGAME, AFF Cup tổ chức những năm gần đây đã mang lại thành công cho đội tuyển bóng đá Việt Nam và sự quan tâm, tin tưởng vào tương lai của bóng đá Việt Nam trong lòng người hâm mộ. Tuy nhiên, bóng đá Việt Nam so với châu lục và thế giới thì vẫn còn hạn chế về trình độ và thể lực. Chính vì thế mà chúng ta không ngừng học hỏi, tìm hiểu để nâng cao nền bóng đá nước nhà. Nhằm nắm bắt tình hình phát triển thể lực của câu lạc bộ bóng đá trường THPT Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh và cũng để có cơ sở ban đầu làm nền tảng cho công tác đào tạo và huấn luyện câu lạc bộ bóng đá ngoại khóa trong nhà trường, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự phát triển thể lực của nam học sinh tham gia Câu lạc bộ bóng đá ngoại khóa trường Trung học phổ thông Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh” 75
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp toán thống kê để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển thể lực của nam học sinh tham gia Câu lạc bộ bóng đá ngoại khóa Trường THPT Tân Thông Hội Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. - Khách thể nghiên cứu: 22 nam học sinh tham gia Câu lạc bộ bóng đá ngoại khóa Trường THPT Tân Thông Hội Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. - Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Tân Thông Hội Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Lựa chọn các Test đánh giá thể lực: Đề tài đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu và phương pháp phỏng vấn để tiến hành lựa chọn các test đánh giá thể lực cho nam học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá ngoại khóa tại trường. Đề tài đã tổng hợp được 24 test đặc trưng cùng với phỏng vấn 39 chuyên gia là các giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện bóng đá. Những người được hỏi sẽ thực hiện chọn một trong 3 phương án là: thường xuyên sử dụng, ít sử dụng, không sử dụng và được phân mức tính điểm cho mỗi phương án như sau: - Thường xuyên sử dụng: 2 điểm. - Ít sử dụng: 1 điểm. - Không sử dụng: 0 điểm. Như vậy, tổng điểm tối đa mỗi chỉ tiêu đạt được sẽ là 78 điểm (2 điểm x 39 phiếu), với nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu có trên 90% điểm tối đa (tương đương 70.2 điểm trở lên), sẽ được lựa chọn là chỉ tiêu để đánh giá. Qua kết quả phỏng vấn, đề tài tiến hành tính tỷ lệ % theo tổng điểm, kết quả trung bình của test ở mỗi lần đều đạt từ 90% tổng điểm trở lên thì đề tài sẽ chọn test đó. Các test được lựa chọn như sau: * Thể lực chung: - Bật xa tại chỗ (cm) – (97.44%) - Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) – (92.31%) - Chạy con thoi 4x10m (giây) – (93.59%) - Chạy 30m xuất phát cao (giây) – (94.87%) - Chạy 5 phút tùy sức (m) – (96.15%) * Thể lực chuyên môn: - Chạy 60m xuất phát cao (giây) – (91.03%) - Chạy 800m (phút) – (96.15%) 76
  3. - Nhảy dây 30 giây (lần) – (91.03%) - Chạy con thoi 5 Lần 30m (giây) – (92.31%) - Chạy xoay trở 5 cọc 5m(giây) – (93.59%) Để đảm bảo tính khách quan và cũng nhằm tránh sai sót của bản thân (theo chủ quan) khi chọn các test, ở mỗi phiếu phỏng vấn luận văn có thêm phần trống cho các thầy cô, HLV, chuyên gia, bổ sung các test mà các nhà chuyên môn cho là cần thiết khi đánh giá thể lực cho nam học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá ngoại khóa Trường THPT Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả không có phiếu nào bổ sung thêm ý kiến. Ngoài ra, đề tài cũng tiến hành kiểm định độ tin cậy của các test được lựa chọn, kết quả được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.1: Bảng hệ số tin cậy các test đánh giá thể lực (n = 10) LẦN 1 LẦN 2 r TT TÊN TEST P X S X S (n=10) 1 Chạy 30m XPC (s) 4.84 0.18 4.81 0.17 0.90 2 Bật xa tại chỗ (cm) 198.95 12.27 201.14 12.73 0.91 3 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 15 1.48 16 2.30 0.82 4 Chạy con thoi 4x10m (s) 11.78 0.40 11.68 0.38 0.81 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1096.41 71.61 1102.36 72.78 0.95 0.8 và P = 0.05). Điều này cho thấy hệ thống các test trên đều có đủ độ tin cậy và có tính khả thi để đánh giá trình thể lực cho khách thể nghiên cứu. 3.2 Thực trạng thể lực ban đầu của nam học sinh: Qua kết quả kiểm tra thể lực chung và thể lực chuyên môn ban đầu của nam học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá ngoại khóa Trường THPT Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ta thấy thể lực của các em tương đối đồng đều. Tuy nhiên, khi so sánh với tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh sinh viên, có 2/5 test thể lực chung của nam học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá ngoại khóa trường THPT Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở mức đạt là bật xa tại chỗ và nằm ngửa gập bụng, 3/5 test đạt mức độ tốt đó là test chạy 30m XPC, chạy con thoi 4 lần 10m, và chạy 5 phút tùy sức. Đa phần thể lực ban đầu của các em học sinh nằm ở mức độ đạt và tốt là do trong quá trình tuyển chọn các em vào câu lạc bộ là chọn lọc khách quan các em từ những học sinh có kỹ thuật và thể lực tốt qua giải đấu cấp trường. 77
  4. Bảng 3.2: So sánh thực trạng thể lực chung của nam học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá ngoại khóa với trình độ thể lực của học sinh Việt Nam (theo quyết định 53) (n = 22) CÁC TEST THỂ LỰC CHUNG STT Xếp loại Nằm ngửa Chạy con Chạy tùy Chạy 30m Bật xa tại gập bụng thoi 4 lần sức 5 phút XPC (s) chỗ (cm) (lần/30s) 10m (s) (m) QĐ Tốt < 4,90 > 218 > 20 < 11,85 > 1040 53/2008/QĐ- BGDĐT Đạt ≤ 5,90 ≥ 198 ≥ 15 ≤ 12,60 ≥ 930 Thực trạng X 4.84 198.95 15 11.78 1096.41 ban đầu S 0.21 12.27 1.48 0.27 71.61 3.3 Đánh giá sự phát triển thể lực sau 1 năm tập luyện: 3.3.1 Thể lực chung Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu về thể lực chung ban đầu và sau 1 năm tập luyện (n = 22) SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG SAU 1 NĂM TẬP LUYỆN TT TEST X S Cv% 𝜺𝜺 W% t p Ban 4.84 0.21 4.31 0.019 Chạy 30m đầu 1 6.15 12.16 XPC (s) Sau 1 4.53 0.11 2.53 0.011 năm Ban 198.95 12.27 6.17 0.027 Bật xa tại chỗ đầu 2 9.35 9.62 (cm) Sau 1 220.86 15.04 6.81 0.030 năm Ban Nằm ngửa 15.00 1.48 9.87 0.044 đầu 3 gập bụng 8.21 7.93
  5. 3.3.2 Thể lực chuyên môn Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu về thể lực chuyên môn ban đầu và sau 1 năm tập luyện (n = 22) SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN SAU 1 NĂM TẬP LUYỆN TT TEST X S Cv% 𝜺𝜺 W t P Chạy con thoi Ban đầu 28.17 1.61 5.71 0.03 1 4.99 6.34 5lần x 30m (s) Sau 1 năm 26.69 0.76 2.83 0.01 Ban đầu 3.46 0.29 8.52 0.04 2 Chạy 800m (p) 10.86 6.37 Sau 1 năm 3.13 0.07 2.08 0.01 Chạy xoay trở Ban đầu 6.54 0.49 7.47 0.03 3 7.06 7.37
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 53/2001/QĐ –BGDĐT ban hành ngày 18 tháng 9 năm 2008, “Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên”. 2. Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010), “Giáo trình Đo lường thể thao”, TDTT TP. HCM. 3. Lâm Quang Thành, Nguyễn Thành Lâm (2006), Đo lường thể thao, giáo trình giảng dạy dùng cho học viên cao học trường Đại học TDTT Thành Phổ Hố Chí Minh. 4. Dương Văn Hiền, “Nghiên cứu đánh giá tố chất thể lực và kĩ thuật của VĐV CLB bóng đá TPHCM sau một năm tập luyện”, luận văn thạc sĩ giáo dục học năm 2008. 5. Trần Ngọc Hùng (2001), “Xây dựng nội dung và tiêu chuẩn tuyển chọn đào tạo bóng đá nam sinh viên trường Đại học An Giang”, luận văn thạc sĩ giáo dục học. 6. Hồ Thành Nhân, (2014), “Nghiên cứu đánh giá sự phát triển về thể lực và kỹ thuật của đội tuyển bóng đá nam lứa tuổi 12 trường THCS phú thọ quận 11” Luận văn thạc sĩ giáo dục học. 7. Hồ Thị Hoài Vy (2014), “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của học viên bóng đá lứa tuổi 11 và 13 thuộc chương trình Quỹ đầu tư phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF)”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học. 8. Nguyễn Minh Thắng (2018), “Đánh giá sự phát triển thể lực của nam học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá ngoại khóa trường trung học phổ thông Tân Thông Hội, huyện Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học. 80
nguon tai.lieu . vn